Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Mô hình tài chính là gì? 10 mô hình tài chính phổ biến hiện nay

Đóng góp bởi:

Trần Mỹ Phương

Cập nhật:

03/08/2024

Hiện nay việc hiểu rõ các mô hình tài chính giúp đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả. Trong bài viết này, Tikop sẽ nêu khái niệm mô hình tài chính và giới thiệu 10 mô hình tài chính phổ biến hiện nay, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mô hình tài chính là gì?

Khái niệm mô hình tài chính

Theo Investopedia, mô hình tài chính là quá trình tạo ra một bảng tính tổng hợp các khoản chi phí và thu nhập của công ty, giúp tính toán tác động của các sự kiện hoặc quyết định trong tương lai đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Mô hình tài chính có nhiều ứng dụng quan trọng đối với các nhà điều hành doanh nghiệp. Các nhà phân tích tài chính thường sử dụng mô hình này để phân tích và dự đoán cách mà cổ phiếu của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong tương lai hoặc các quyết định điều hành.

>> Xem thêmTop 15 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp an toàn, hiệu quả cao

Mô hình tài chính mô phỏng hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư

Mô hình tài chính mô phỏng hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư

Ví dụ về mô hình tài chính

Một công cụ quan trọng giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài chính chính xác và hiệu quả là mô hình DCF (Discounted Cash Flow). Tác dụng chính của mô hình DCF là:

  • Đánh giá giá trị công ty: Mô hình DCF giúp xác định giá trị hiện tại của một công ty dựa trên các dòng tiền dự kiến trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. Điều này giúp các nhà đầu tư hiểu được giá trị nội tại của công ty so với giá thị trường hiện tại.
  • Ra quyết định đầu tư: Dựa trên giá trị công ty được tính toán từ mô hình DCF, các nhà đầu tư có thể quyết định liệu có nên mua, giữ hay bán cổ phiếu của công ty.
  • Phân tích dự án: Mô hình DCF cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư bằng cách tính toán giá trị hiện tại thuần (NPV) của các dòng tiền dự kiến từ dự án.
  • Đánh giá tác động của các quyết định chiến lược: Các nhà điều hành có thể sử dụng mô hình DCF để hiểu rõ hơn tác động tài chính của các quyết định chiến lược như mở rộng kinh doanh, đầu tư vào công nghệ mới hoặc thay đổi cơ cấu vốn.

>> Xem thêmFree Cash Flow là gì? Công thức tính dòng tiền tự do chính xác nhất

Mô hình tài chính tiếng Anh là gì?

Mô hình tài chính tiếng Anh là Financial modeling.

Ý nghĩa của mô hình tài chính

Mô hình tài chính đóng vai trò như một bản đồ chi tiết, giúp định hướng và đưa ra quyết định tài chính sáng suốt trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng số liệu thực tế, mô phỏng các tình huống khác nhau và dự đoán kết quả tương lai tiềm năng, hỗ trợ bạn đưa ra lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp. Ý nghĩa của mô hình tài chính được thể hiên

  • Huy động vốn: Xác định chi phí vốn vay và vốn chủ sở hữu để tối ưu cấu trúc vốn.
  • Mua lại: Xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp mục tiêu trước khi mua lại.
  • Bán/thoái vốn: Xác định giá trị hợp lý của tài sản hoặc đơn vị kinh doanh cần bán/thoái vốn.
  • Phân tích tài chính: Sử dụng tỷ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ ra quyết định: Cung cấp thông tin chi tiết để đánh giá các lựa chọn đầu tư, huy động vốn, mua lại, mở rộng hoạt động kinh doanh,... một cách hiệu quả.
  • Phân tích tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, tỷ số tài chính và các chỉ số quan trọng khác.
  • Lập kế hoạch sử dụng vốn và dự báo: Lập kế hoạch ngân sách, dự báo doanh thu, chi phílợi nhuận cho các kỳ kế toán tiếp theo.
  • Phân bổ vốn: Xác định các dự án đầu tư tiềm năng và phân bổ nguồn vốn hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Đánh giá doanh nghiệp: Đánh giá giá trị của một doanh nghiệp khi mua bán, sáp nhập hoặc liên doanh.
  • Kế toán quản trị: Hỗ trợ theo dõi hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, dự án, sản phẩm,...

>> Xem thêmNgân sách là gì? Các bước lập ngân sách doanh nghiệp chi tiết nhất

Mô hình tài chính ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

Mô hình tài chính ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp lớn

Đối với doanh nghiệp lớn và tập đoàn, mô hình tài chính đóng vai trò nền tảng thiết yếu trong việc:

  • Truyền thông tin minh bạch: Mô hình tài chính cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển cho ban lãnh đạo, nhà đầu tư và cổ đông để gia tăng niềm tin của các bên liên quan.
  • Lập kế hoạch và dự báo: Mô hình tài chính xác định nhu cầu vốn cho các dự án, lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền cho từng bộ phận, dự án và chiến lược trong các kỳ kế toán tiếp theo.
  • Đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định: Mô hình tài chính phân tích và đánh giá các rủi ro tài chính, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động,... để lập kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp lớp, mô hình tài chính còn hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt trong các vấn đề quan trọng như đầu tư, mua lại, sáp nhập,...
  • Đánh giá hiệu quả đầu tư: Mô hình tài chính giúp đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, tính toán tỷ suất sinh lời và thời gian hoàn vốn, từ đó lựa chọn các dự án đầu tư tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Việc tối ưu hóa sử dụng vốn và gia tăng giá trị cho cổ đông sẽ được thể hiện rõ ràng hơn qua mô hình tài chính thích hợp.

Ví dụ, mô hình tài chính có thể giúp một ngân hàng đánh giá khả năng tín dụng của một khách hàng dựa vào những yếu tố như thu nhập, tài sản, lịch sử tín. dụng,... trước khi duyệt hồ sơ tín dụng. Mô hình này còn giúp phân loại nhóm khách hàng để định giá các sản phẩm tài chính cho thích hợp. Đối với việc quản lý danh mục đầu tư, mô hình tài chính giúp ngân hàng kiểm soát và tối ưu hoá lợi nhuận.

Mô hình tài chính hỗ trợ hoạch định chiến lược hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp lớn

Mô hình tài chính hỗ trợ hoạch định chiến lược hiệu quả, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp lớn

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), mô hình tài chính đóng vai trò như la bàn định hướng trong việc:

  • Xây dựng doanh nghiệp hiệu quả: Mô hình tài chính định lượng kế hoạch kinh doanh, mô hình kinh doanh, giả định và tầm nhìn. Mô hình tài chính còn giúp đánh giá tính khả thi, tiềm năng sinh lời và phát triển bền vững cho doanh nghiệp nhỏ.
  • Chuẩn bị cho tương lai: Mô hình tài chính giúp xây dựng các kịch bản mô hình khác nhau, dự phòng cho các tình huống bất ngờ, dự đoán dòng tiền, khả năng sinh lời và nhu cầu tài chính trong tương lai.
  • Lựa chọn chiến lược tối ưu: Mô hình tài chính giúp so sánh các phương án đầu tư, mua lại, mở rộng hoạt động,... để nhà quản trị lựa chọn chiến lược mang lại hiệu quả cao nhất và giảm thiểu rủi ro.
  • Huy động vốn hiệu quả: Mô hình tài chính giúp lập hồ sơ vay vốn thuyết phục bằng cách tối ưu hoá cấu trúc vốn, đánh giá hiệu quả các phương án huy động vốn khác nhau, từ đó thu hút nhà đầu tư tiềm năng.

Ví dụ, khi một startup muốn gọi vốn, mô hình tài chính giúp startup lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bao gồm dự báo doanh thu, lợi nhuận, và nhu cầu vốn. Bản kế hoạch này sẽ giúp startup thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn. Sau đó, mô hình tài chính sẽ phân tích và đánh giá các chiến lược và dự án, giúp startup điều hướng hoạt động sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Mô hình tài chính giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định

Mô hình tài chính giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định

10 mô hình tài chính phổ biến

Mô hình 3 báo cáo - Three-Statement Model

Mô hình 3 báo cáo - Three-Statement Model là một công cụ quan trọng được sử dụng trong lập kế hoạch tài chính và phân tích doanh nghiệp. Mô hình này bao gồm ba báo cáo tài chính cốt lõi:

  • Báo cáo thu nhập (Income Statement): Tóm tắt doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường là quý hoặc năm).
  • Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet): Cung cấp hình ảnh tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, bao gồm tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement): Hiển thị dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Mô hình 3 báo cáo sử dụng ba báo cáo tài chính quan trọng để đánh giá tình hình tài chính tổng thể

Mô hình 3 báo cáo sử dụng ba báo cáo tài chính quan trọng để đánh giá tình hình tài chính tổng thể

Tác dụng chính của mô hình ba báo cáo tài chính bao gồm:

  • Cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính: Khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, quản lý dòng tiền.
  • Hỗ trợ lập kế hoạch và ra quyết định: Dự báo tài chính, đánh giá dự án đầu tư, lập kế hoạch chiến lược.
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Theo dõi hiệu suất, xác định điểm mạnh/yếu, so sánh với doanh nghiệp khác.
  • Giao tiếp với các bên liên quan: Thể hiện minh bạch tài chính, thu hút đầu tư, xây dựng mối quan hệ hợp tác.
  • Phân tích và quản lý rủi ro: Xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Cách lập mô hình ba báo cáo tài chính:

  • Chuẩn bị dữ liệu: Thu thập dữ liệu tài chính chính xác, đầy đủ từ báo cáo tài chính doanh nghiệp.
  • Xây dựng mô hình trên Excel:
    • Tạo bảng tính cho từng báo cáo: thu nhập, bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ.
    • Liên kết các báo cáo bằng công thức Excel.
    • Sử dụng hàm, chức năng tính toán các chỉ số tài chính quan trọng.
  • Thiết lập giả định:
    • Xác định giả định về doanh thu, chi phí, đầu tư, tài trợ trong tương lai.
    • Sử dụng giả định hợp lý, phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phân tích kết quả:
    • Phân tích dữ liệu và kết quả mô hình để đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp.
    • Sử dụng biểu đồ, đồ thị để trực quan hóa kết quả mô hình.
    • Rút ra kết luận và đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp.
  • Cập nhật mô hình:
    • Cập nhật mô hình định kỳ với dữ liệu tài chính mới nhất.
    • Điều chỉnh các giả định khi cần thiết để phản ánh thay đổi trong môi trường kinh doanh.
    • Sử dụng mô hình để dự báo và lập kế hoạch cho tương lai.

Mô hình dòng tiền chiết khấu - Discounted Cash Flow Model (DCF)

Mô hình DCF sử dụng dòng tiền dự phóng của doanh nghiệp để tính giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV), từ đó ước tính giá trị của doanh nghiệp. Mô hình dựa trên mô hình ba báo cáo tài chính là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mô hình dòng tiền chiết khấu sử dụng dòng tiền dự kiến để xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp

Mô hình dòng tiền chiết khấu sử dụng dòng tiền dự kiến để xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp

Tác dụng chính của mô hình dòng tiền chiết khấu - Discounted Cash Flow Model (DCF) là:

  • Đánh giá và dự báo giá trị của một công ty.
  • Hỗ trợ ra quyết định đầu tư, mua bán cổ phiếu.
  • Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cách lập mô hình dòng tiền chiết khấu - Discounted Cash Flow Model (DCF):

  • Dự báo dòng tiền: Dựa trên ba báo cáo tài chính, dự báo dòng tiền hoạt động, đầu tư và tài chính trong tương lai.
  • Tính toán WACC: Xác định chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ, tính toán tỷ lệ trung bình gia quyền của vốn (WACC).
  • Chiết khấu dòng tiền: Sử dụng WACC để chiết khấu các dòng tiền dự phóng về hiện tại.
  • Tính toán NPV: Tính tổng giá trị hiện tại của tất cả dòng tiền chiết khấu.
  • Phân tích kết quả: Dựa trên NPV để đánh giá và dự báo giá trị của doanh nghiệp.

Mô hình sáp nhập - Merger Model (M&A)

Mô hình sáp nhập - Merger Model (M&A) là công cụ phức tạp dùng để đánh giá tác động tài chính của việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp (gia tăng/giảm EPS - thu nhập trên mỗi cổ phiếu). Thường sử dụng một bảng tính riêng cho từng công ty, sau đó hợp nhất thành bảng tính cho công ty sau sáp nhập.

Mô hình sáp nhập xác định giá trị hợp lý và phân tích tác động tài chính sau khi sáp nhập

Mô hình sáp nhập xác định giá trị hợp lý và phân tích tác động tài chính sau khi sáp nhập

Tác dụng:

  • Đánh giá tác động của sáp nhập/mua lại lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty sau sáp nhập.
  • Xác định tiềm năng gia tăng lợi nhuận (accretion) hoặc giảm lợi nhuận (dilution) sau thương vụ.
  • Hỗ trợ ra quyết định đầu tư, đàm phán và định giá trong các thương vụ sáp nhập/mua lại.

Cách lập mô hình sáp nhập - Merger Model (M&A):

  • Xây dựng mô hình cho từng công ty: Dự báo tình hình tài chính riêng lẻ của từng công ty tham gia sáp nhập/mua lại.
  • Hợp nhất mô hình: Thống nhất các giả định, dự báo và điều chỉnh để tạo ra bảng cân đối kế toán dự kiến (pro forma) cho công ty sau sáp nhập.
  • Ước tính tác động sáp nhập: Xác định những lợi ích tiết kiệm chi phí hoặc gia tăng doanh thu tiềm năng từ việc sáp nhập/mua lại (synergy).
  • Tính toán tăng/giảm lợi nhuận: Dựa trên EPS của công ty sau sáp nhập dự kiến để đánh giá tác động lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
  • Phân tích nhạy bén: Kiểm tra tính nhạy cảm của mô hình với các thay đổi về giả định đầu vào.
  • Đánh giá kết quả: Dựa trên phân tích để đưa ra quyết định về thương vụ sáp nhập/mua lại.

Mô hình chào bán cổ phiếu - Initial Public Offering (IPO) Model

Mô hình IPO là công cụ được các chuyên gia ngân hàng đầu tư và phát triển doanh nghiệp xây dựng trên Excel để định giá doanh nghiệp trước khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Mô hình sử dụng phương pháp so sánh với các công ty cùng ngành (comparable company analysis) kết hợp với giả định về mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho doanh nghiệp.

Tác dụng mô hình chào bán cổ phiếu - Initial Public Offering (IPO) Model bao gồm:

  • Ước tính giá trị doanh nghiệp trước khi IPO.
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát hành cổ phiếu.
  • Xác định mức giá chào bán cổ phiếu hợp lý.
  • Thu hút nhà đầu tư tham gia IPO.

Các bước cơ bản để lập mô hình chào bán cổ phiếu bao gồm:

  • Phân tích các công ty cùng ngành: Nghiên cứu và so sánh tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết cùng ngành với doanh nghiệp dự định IPO.
  • Xác định các phương pháp định giá: Lựa chọn các phương pháp định giá phù hợp, chẳng hạn như chỉ số P/E (tỷ lệ giá trên lợi nhuận), EV/EBITDA (tỷ lệ giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu haochiết khấu).
  • Ước tính giá trị doanh nghiệp: Dựa trên kết quả phân tích và phương pháp định giá đã chọn, ước tính giá trị của doanh nghiệp trước IPO.
  • Áp dụng chiết khấu IPO: Để đảm bảo tính hấp dẫn cho nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, thường áp dụng chiết khấu IPO vào giá trị ước tính ban đầu.
  • Xác định giá chào bán cổ phiếu: Giá chào bán sẽ được tính toán dựa trên giá trị doanh nghiệp sau chiết khấu IPO và số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành.

Mô hình mua lại đòn bẩy - Leveraged Buyout (LBO) Model

Mô hình mua lại đòn bẩy - Leveraged Buyout (LBO) Model là công cụ phức tạp dùng trong lĩnh vực đầu tư tư nhân để đánh giá các thương vụ mua lại doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính (tức là vay nợ để huy động thêm vốn). Mô hình này tập trung phân tích cấu trúc vốn và mức độ đòn bẩy của doanh nghiệp sau khi mua lại, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Mô hình mua lại đòn bẩy phân tích cấu trúc tài chính và đánh giá khả năng thanh toán nợ sau khi mua lại

Mô hình mua lại đòn bẩy phân tích cấu trúc tài chính và đánh giá khả năng thanh toán nợ sau khi mua lại

Tác dụng của mô hình mua lại đòn bẩy - Leveraged Buyout (LBO) Model:

  • Đánh giá tính khả thi và tiềm năng sinh lời của thương vụ mua lại bằng đòn bẩy.
  • Dự báo dòng tiền của doanh nghiệp sau khi mua lại.
  • Xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa cấu trúc vốn để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Mô hình mua lại đòn bẩy có thể được lập nên từ các bước nền tảng sau:

  • Phân tích tình hình tài chính: Đánh giá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mục tiêu để dự báo doanh thu, chi phí và dòng tiền trong tương lai.
  • Xây dựng cấu trúc mua lại: Xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ vay sử dụng để mua lại doanh nghiệp.
  • Mô hình dòng tiền theo thác đổ (waterfall): Lập mô hình dự báo dòng tiền theo thứ tự ưu tiên chi trả, bao gồm trả lãi vay, gốc vay, cổ tức cho cổ đông.
  • Tính toán lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Dựa trên dòng tiền dự báo và cấu trúc vốn, tính toán ROE để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
  • Phân tích nhạy bén: Kiểm tra tính nhạy cảm của mô hình với các thay đổi về giả định đầu vào (ví dụ như lãi suất vay, doanh thu).
  • Đánh giá kết quả: Dựa trên phân tích để đưa ra quyết định về tính khả thi và hấp dẫn của thương vụ mua lại.

Tổng các bộ phận của mô hình - Sum of the Parts Model

Mô hình Sum-of-the-Parts (SOTP) là phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) của các bộ phận riêng lẻ cấu thành doanh nghiệp.

Tổng các bộ phận của mô hình - Sum of the Parts Model được sử dụng để:

  • Đánh giá giá trị nội tại doanh nghiệp.
  • Phân tích tiềm năng từng bộ phận.
  • Đánh giá hiệu quả quản lý.
  • Ứng dụng linh hoạt.

Cách lập mô hình tổng các bộ phận của mô hình - Sum of the Parts Model:

  • Xây dựng dòng tiền chiết khấu (DCF) cho từng bộ phận: Lập các mô hình DCF riêng biệt để tính toán NPV của từng đơn vị kinh doanh hoặc các khoản đầu tư của doanh nghiệp.
  • Xác định giá trị các tài sản khác: Đối với các tài sản không phù hợp với phân tích DCF, chẳng hạn như chứng khoán dễ bán (marketable securities), cần xác định giá trị thị trường của chúng.
  • Cộng tổng giá trị các bộ phận: Tổng hợp NPV của các đơn vị kinh doanh từ mô hình DCF, giá trị thị trường của các tài sản khác (nếu có), và các khoản đầu tư.
  • Trừ đi các khoản nợ: Trừ đi tổng giá trị khoản nợ của doanh nghiệp từ giá trị tổng hợp tính ở bước 3.
  • Giá trị tài sản ròng: Kết quả thu được là Giá trị tài sản ròng (NAV) của doanh nghiệp, phản ánh giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Mô hình hợp nhất - Consolidation Model

Mô hình hợp nhất - Consolidation Model là mô hình tài chính kết hợp các đơn vị kinh doanh riêng lẻ thành một mô hình tổng hợp. Mỗi đơn vị thường có bảng tính riêng, với một bảng tính hợp nhất để tổng hợp kết quả.

Mô hình hợp nhất - Consolidation Model có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp:

  • Phân tích hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.
  • Dễ dàng so sánh kết quả tài chính giữa các đơn vị kinh doanh.
  • Hỗ trợ lập kế hoạch và đưa ra quyết định chiến lược cho toàn doanh nghiệp.

Mô hình hợp nhất - Consolidation Model có thể được lập nên như sau:

  • Xây dựng mô hình cho từng đơn vị: Lập các bảng tính riêng biệt để dự báo tình hình tài chính (thu nhập, bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ) cho từng đơn vị kinh doanh.
  • Bảng tính hợp nhất: Tạo bảng tính riêng để tổng hợp dữ liệu tài chính từ các đơn vị kinh doanh (thường bằng hàm tính đơn giản).
  • Phân tích kết quả: Dựa trên bảng tính hợp nhất, phân tích hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, so sánh giữa các đơn vị và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp.

Mô hình hợp nhất tổng hợp kết quả cảu các đơn vị kinh doanh riêng lẻ thành một mô hình tổng hợp

Mô hình hợp nhất tổng hợp kết quả cảu các đơn vị kinh doanh riêng lẻ thành một mô hình tổng hợp

Mô hình ngân sách - Budget Model

Mô hình ngân sách - Budget Model là công cụ lập kế hoạch tài chính được sử dụng bởi các chuyên viên FP&A để xây dựng ngân sách cho các năm tới, thường dựa trên dữ liệu hàng tháng hoặc theo quý, tập trung phân tích báo cáo thu nhập.

Mô hình ngân sách - Budget Model có tác dụng như sau:

  • Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai.
  • Phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động khác nhau.
  • Kiểm soát và theo dõi hiệu quả hoạt động dựa trên ngân sách đã lập.
  • Hỗ trợ ra quyết định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.

Các bước cần thiết để lập mô hình ngân sách - Budget Model:

  • Thu thập dữ liệu lịch sử: Thu thập dữ liệu tài chính quá khứ (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) từ các báo cáo tài chính.
  • Xác định giả định: Dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai (ví dụ như tăng trưởng doanh thu, biến động chi phí).
  • Xây dựng mô hình: Lập bảng tính dự báo thu nhập theo tháng hoặc quý, sử dụng công thức và hàm tính để tính toán tự động.
  • Phân tích và điều chỉnh: Phân tích kết quả dự báo, so sánh với mục tiêu và điều chỉnh các giả định nếu cần thiết.
  • Thực hiện theo dõi: Theo dõi tình hình thực tế so với ngân sách đã lập, phân tích và giải thích các điểm khác biệt.

Mô hình dự báo - Forecasting Model

Bên cạnh các mô hình kể trên, các chuyên viên FP&A còn sử dụng Mô hình Dự báo (Forecast Model) để xây dựng dự báo tài chính cho doanh nghiệp. Dự báo thường chi tiết hơn ngân sách và phản ánh những thay đổi thị trường, tình hình kinh doanh thực tế.

Mô hình dự báo - Forecasting Model được ưa chuộng vì các tác dụng chính của nó:

  • Dự báo chính xác hơn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai.
  • Phát hiện và quản lý rủi ro tài chính tiềm ẩn.
  • Hỗ trợ ra quyết định chiến lược linh hoạt dựa trên các kịch bản kinh doanh khác nhau.
  • So sánh với ngân sách đã lập để đánh giá hiệu quả hoạt động và điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Sau đây là các bước lập mô hình dự báo - Forecasting Model:

  • Sử dụng dữ liệu ngân sách: Mô hình Dự báo có thể được xây dựng dựa trên Mô hình lập ngân sách đã có sẵn.
  • Cập nhật dữ liệu thực tế: Cập nhật dữ liệu mới nhất về doanh thu, chi phí và các yếu tố liên quan.
  • Xác định các yếu tố ảnh hưởng: Phân tích các yếu tố bên ngoài (thị trường, đối thủ cạnh tranh) có thể tác động đến hoạt động kinh doanh.
  • Xây dựng các kịch bản: Lập các kịch bản dự báo khác nhau dựa trên các giả định về thị trường và tình hình kinh doanh.
  • Phân tích và điều chỉnh: So sánh các kịch bản dự báo với nhau và với ngân sách đã lập, điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.

Mô hình dự báo đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp

Mô hình dự báo đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp

Mô hình định giá quyền chọn - Option Pricing Model

Hai phương pháp định giá quyền chọn phổ biến là mô hình cây nhị phân (Binomial Tree) và mô hình Black-Scholers, trong đó:

  • Mô hình cây nhị phân (Binomial Tree): Mô hình này sử dụng một chuỗi các bước giá có thể xảy ra của tài sản cơ sở trong tương lai, tính toán giá trị của quyền chọn tại mỗi bước và sau đó tính toán ngược về giá trị hiện tại.
  • Mô hình Black-Scholes: Mô hình này sử dụng các công thức toán học phức tạp để tính toán giá trị lý thuyết của quyền chọn dựa trên các yếu tố đầu vào như giá của tài sản cơ sở, giá thực hiện, thời gian đến hạn, lãi suất và biến động.

Cả hai mô hình đều giúp:

  • Định giá quyền chọn một cách khách quan và đáng tin cậy hơn so với phương pháp ước tính chủ quan.
  • Hỗ trợ các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua, bán hoặc nắm giữ quyền chọn.
  • Phân tích rủi ro liên quan đến giao dịch quyền chọn.

Các bước cụ thể để xây dựng từng mô hình khá phức tạp và thường liên quan đến việc sử dụng các hàm và công cụ chuyên dụng trong phần mềm tính toán như Excel, tuy vậy, chúng được xây dựng dựa trên các nền tảng sau:

  • Mô hình cây nhị phân:
    • Xác định giá trị hiện tại và biến động giá có thể xảy ra của tài sản cơ sở.
    • Xác định giá thực hiện và thời gian đến hạn của quyền chọn.
    • Xây dựng cây nhị phân thể hiện các giá trị khả dĩ của tài sản cơ sở theo từng bước thời gian.
    • Tính toán giá trị của quyền chọn tại mỗi nút của cây nhị phân, bắt đầu từ ngày đáo hạn và tính ngược về giá trị hiện tại.
  • Mô hình Black-Scholes:
    • Thu thập dữ liệu đầu vào như giá của tài sản cơ sở, giá thực hiện, thời gian đến hạn, lãi suất và biến động.
    • Sử dụng công thức Black-Scholes để tính toán giá trị lý thuyết của quyền chọn.

Câu hỏi thường gặp

Mô hình tài chính được sử dụng để làm gì?

Mô hình tài chính là công cụ sử dụng các công thức toán học, dữ liệu và giả định để dự báo hiệu quả hoạt động, giá trị và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của mô hình tài chính là đánh giá, lập kế hoạch, phân tích, so sánh và hỗ trợ quyết định tài chính cho doanh nghiệp.

Mô hình tài chính bao gồm những gì?

Mô hình tài chính bao gồm dữ liệu đầu vào, giả định, công thức tính toán và báo cáo kết quả.

Doanh nghiệp nào nên sử dụng mô hình tài chính?

Tất cả các doanh nghiệp đều nên sử dụng mô hình tài chính, bất kể quy mô hay ngành nghề hoạt động. Tuy nhiên, mô hình tài chính đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp cần huy động vốn: Mô hình tài chính giúp đánh giá giá trị doanh nghiệp một cách khách quan và thuyết phục nhà đầu tư tiềm năng.
  • Doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư: Mô hình tài chính giúp phân tích rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của các dự án đầu tư, hỗ trợ ra quyết định đầu tư sáng suốt.
  • Doanh nghiệp muốn lập kế hoạch chiến lược: Mô hình tài chính hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh, dự toán ngân sách và đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
  • Doanh nghiệp muốn niêm yết cổ phiếu: Mô hình tài chính là công cụ bắt buộc để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.
  • Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính: Mô hình tài chính giúp phân tích tình hình tài chính hiện tại, xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Ngoài ra, mô hình tài chính cũng có thể được sử dụng bởi các cá nhân hoặc tổ chức khác có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính, ngân hàng,...

Trên đây là bài viết Mô hình tài chính là gì? 10 mô hình tài chính phổ biến hiện nay. Theo dõi Tikop ngay để nhận các bài viết mới nhất về Kiến thức Tài chính.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

24/08/2024

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

FED là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Vậy FED là gì? Lãi suất FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, thị trường chứng khoán. Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

20/08/2024

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát và lãi suất

Lạm phát và lãi suất là hai khái niệm quan trọng trong kinh tế học, có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi lạm phát tăng, lãi suất thường cũng tăng theo. Vậy tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết hơn về chính sách này nhé!

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

26/07/2024

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Gửi tiền tiết kiệm là gì? Cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu

Gửi tiền tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng Tikop tìm hiểu gửi tiền tiết kiệm là gì và cách gửi tiết kiệm cho người mới bắt đầu nhé!

tikop_user_icon

Nguyễn Thế Đông

tikop_calander_icon

06/08/2024