Tài chính là gì? Sự ra đời của tài chính
Tài chính được tính là một trong những phạm trù kinh tế, có tác dụng phản ánh các quan hệ phân phối của cải trong xã hội dưới các hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, cũng như tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể nằm trong nền kinh tế, nhằm hướng đến mục tiêu của các chủ thể ở trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Tài chính còn được hiểu là sự phản ánh tổng hợp tất cả những mối quan hệ kinh tế phát sinh ra trong suốt quá trình phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập, cũng như sử dụng các quỹ tiền tệ với những mục đích nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của các chủ thể đang tồn tại trong đời sống xã hội vốn có.
>> Xem thêm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là gì? Tất tần tật điều cần biết về IMF
Bản chất của tài chính
Bản chất thật sự của tài chính đó là mối quan hệ kinh tế được liên kết giữa các chủ thể tồn tại trong nền kinh tế. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển sẽ luôn phát sinh ra những phương thức hoạt động cũng như phương thức chuyển giao tiền tệ đa dạng giữa các chủ thể và đây cũng chính là mối quan hệ mất thiết trong chuỗi phân phối và sử dụng nguồn tài chính hợp lý.
2.1. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước
Nếu đánh giá về mối quan hệ này, sự luân chuyển dòng tiền liên tục giữa các chủ thể kinh tế được thể hiện như sau:
Người dân hay các doanh nghiệp hiện đang hoạt động kinh doanh, hoặc mua bán hàng hóa, dịch vụ, đồng thời thực hiện nộp thuế đầy đủ cho chính phủ.
Chính phủ huy động vốn đầu tư bằng cách phát hành ra thị trường các loại trái phiếu, kết hợp với tiền thuế phí thu lại được, nhà nước sẽ sử dụng nguồn tiền này để vào mục đích cấp phát kinh phí cho các hoạt động khác như an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa hay bổ sung các phúc lợi xã hội như: ngân sách bảo hiểm xã hội, các chính sách đối với các thương binh, hay thân nhân liệt sĩ, hỗ trợ thiên tai, lũ lụt)
2.2. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì ngoài các yếu tố ngân sách nhà nước nêu trên, các doanh nghiệp còn phải tiếp cận với thị trường vốn và thị trường tài chính. Doanh nghiệp có thể tạo ra được số nguồn vốn một cách dài hạn bằng việc phát hành thêm chứng khoán như kỳ phiếu, các loại cổ phiếu, đồng thời có thể kinh doanh thông qua chứng khoán để dễ dàng kiếm lời trên thị trường này.
2.3. Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Với tư cách là một trong những chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp thường có quan hệ với thị trường để cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường phân phối đầu ra. Thông qua thị trường, các doanh nghiệp sẽ có thể xác định được chính xác nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng.
Từ đó đồng nghĩa với việc có thể xác định rõ ràng số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm hướng đến mục đích thoả mãn nhu cầu xã hội và thu về được một khoản lợi nhuận tối đa với lượng chi phí bỏ ra là thấp nhất, nhờ đó có thể đứng vững và liên tục mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt hiện nay.
2.4. Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Biểu hiện của quan hệ này chính là sự luân chuyển nguồn vốn trong doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ tài chính mật thiết giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, hay giữa các đơn vị kinh doanh thành viên với nhau, hoặc giữa quyền sử dụng nguồn vốn và quyền sở hữu vốn.
Các mối quan hệ này được thể hiện rõ nét thông qua hàng loạt các chính sách tài chính của doanh nghiệp, phải kể đến như: chính sách phân phối thu nhập, chính sách về việc cơ cấu vốn, về vấn đề đầu tư và cơ cấu tự đầu tư.
>> Xem thêm Vốn chủ sở hữu là gì? Làm thế nào để phân biệt với nguồn vốn điều lệ
Chức năng và vai trò của tài chính
Đối với đời sống xã hội, tài chính có 3 chức năng cơ bản sau:
3.1. Chức năng huy động
Huy động là một trong những chức năng nhằm tạo lập các nguồn tiền. Nó thể hiện thông qua khả năng khai thác nguồn tiền nhầm có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Huy động vốn cần phải tuân thủ tối đa các cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá trị của tiền tệ. Hơn nữa, chức năng huy động vốn này còn phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Nếu nền kinh tế càng bị khủng hoảng, các chủ thể sẽ càng gặp khó khăn khi cần huy động vốn.
3.2. Chức năng phân phối
Phân phối là chức năng giúp phân chia nguồn tiền trong xã hội cho nhiều mục đích khác nhau. Chức năng này sẽ được thực hiện thông qua các chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp, hoặc các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân của các hộ dân cư.
Phân phối tài chính luôn luôn gắn liền với sự hình thành và việc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định một cách hợp lý. Phân phối tài chính luôn bao gồm: phân phối tài chính lần đầu và phân phối tài chính lại.
3.3. Chức năng giám sát
Giám sát được coi là chức năng hỗ trợ kiểm tra sự vận động của nguồn tiền nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ đã định. Nó là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp có thể khách quan nhằm hướng đến việc kiểm soát quá trình phân bổ nguồn tiền của xã hội.
Giám sát được dễ dàng thực hiện thông qua các phân tích chỉ tiêu tài chính tổng hợp thông qua toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội. Việc giám sát này mang tính rộng rãi, toàn diện, được tiến hành thường xuyên, liên tục và luôn đạt hiệu quả tốt.
Hệ thống tài chính gồm những gì?
Hệ thống tài chính hay còn có tên tiếng anh là Financial system. Đây là mạng lưới hoặc hệ thống các trung gian luân chuyển tài chính bao gồm: hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tiết kiệm và cho vay lấy lãi, tổ chức bảo hiểm và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu và trái phiếu) mà tại đó sẽ diễn ra hoạt động tham gia của giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ về tài chính khác nhau (tiền tiết kiệm gửi ngân hàng, tín phiếu tại kho bạc, cổ phiếu hoặc trái phiếu) có liên quan đến việc chuyển tiền hoặc vay và cho vay vốn đầu tư hay còn gọi là tài trợ tín dụng.
4.1 Tài chính công
Tài chính công là khái niệm tổng hợp tất cả các hoạt động thu chi được sử dụng thông qua tiền ngân sách do nhà nước tiến hành. Tài chính công giúp phản ánh toàn bộ hình ảnh về hệ thống các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong suốt quá trình tạo lập cũng như sử dụng các nguồn tiền từ quỹ công.
Mục đích là nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước. Đồng thời nó có thể đáp ứng toàn bộ các nhu cầu và lợi ích chung cho toàn thể xã hội.
4.2 Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một trong những thuật ngữ được dùng để mô tả các công cụ, cũng như các công việc quan trọng trong quá trình hình thành toàn bộ hệ thống tài chính của một doanh nghiệp.
Trong tiếng anh tài chính doanh nghiệp còn được gọi là Corporate Finance. Về bản chất nó bao hàm tất cả các hoạt động liên quan đến các việc huy động vốn và triển khai nguồn vốn đó để đầu tư như thế nào nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
4.3 Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi mà tại đó thường diễn ra các hoạt động trao đổi, cũng như mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định.
Hoặc các bạn cũng có thể hiểu theo cách khái quát nhất thì đó là nơi diễn ra quá trình trao đổi cũng như mua bán các công cụ tài chính và các công cụ thanh toán. Bản chất của thị trường tài chính thật sự chính là sự luân chuyển vốn, cùng với giao lưu vốn trong xã hội.
4.4 Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế được thể hiện thông qua những mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của thuộc vào các quốc gia khác nhau, hoặc là giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia là thành viên diễn ra trong suốt quá trình trao đổi hàng hóa, hoặc dịch vụ và luân chuyển vốn đầu tư. Khái niệm tài chính quốc tế được hình thành cùng với xu thế tự do hoá thương mại thế giới và toàn cầu hoá kinh tế hiện đại.
Ngành tài chính là gì?
Ngành tài chính là một trong những ngành học về sự quản lý, cũng như điều phối dòng tiền, ngân hàng, hoặc quản lý các hoạt động về tài sản và vốn đầu tư. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành nghề này trở nên vô cùng lớn. Vậy nên, nó càng nhận được sự thu hút của hàng ngàn sinh viên đăng ký để xét tuyển mỗi năm.
5.2. Công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là các doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín phi ngân hàng, hoặc có thể huy động vốn cho vay, vốn đầu tư, hoặc hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn về vấn đề tài chính, hoạt động tiền tệ nhưng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc riêng được làm cho dịch vụ thanh toán và sẽ thường không được nhận tiền gửi dưới một năm.
5.3. Tài chính doanh nghiệp là gì?
Khái niệm tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các luồng chuyển dịch của giá trị, phản ánh sự vận động, cũng như sự chuyển hóa các nguồn tài chính trong suốt quá trình phân phối tài sản nhằm tạo lập hoặc sử dụng hợp lý các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
5.4. Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ thường liên quan đến một số các vấn đề tài chính thường gặp, phải kể đến như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,…
5.5. Đầu tư tài chính là gì?
Đầu tư tài chính là một trong các hình thức đầu tư thông qua việc thu mua các loại chứng khoán như: cổ phiếu hoặc trái phiếu, tham gia thị trường ngoại hối, mua bán bất động sản, hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác… nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ những khoản tiền nhàn rỗi của bản thân.
>> Xem thêm Top 11 kênh đầu tư tài chính online phổ biến nhất 2023
Kết luận
Trên đây là các thông tin về tài chính là gì cũng như các thuật ngữ liên quan đến khái niệm này mà Tikop tổng hợp gửi tới các bạn. Hy vọng với những thông tin trên đây các bạn đã có thể dễ dàng tiếp thu và thêm hiểu biết về việc quản lý cũng như đầu tư tài chính có lợi.