CHỈ SỐ NAV VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

01/03/2023

NAV là từ viết tắt của Net Asset Value tức là giá trị tài sản thuần, bao gồm: vốn điều lệ (hay còn gọi là vốn cổ đông), vốn được tạo ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp, vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.

NAV LÀ GÌ?

NAV là từ viết tắt của Net Asset Value tức là giá trị tài sản thuần, bao gồm: vốn điều lệ (hay còn gọi là vốn cổ đông), vốn được tạo ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp, vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.

Dựa vào chỉ số này nhà đầu tư sẽ xác định được giá trị tài sản công ty và của cổ đông có tương xứng hay không. Một công ty nếu có vốn cổ đông thấp nhưng tài sản thể hiện ra ngoài cao thì đây có thể là vốn vay nên nhà đầu tư nên cân nhắc khi mua chứng khoán.

Công thức tính NAV:

NAV = (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả)/Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường

Trong đó: tổng giá trị tài sản = Tổng chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + tiền mặt.

Thông qua việc tính toán và phân tích chỉ số NAV, nhà đầu tư có thể đánh giá được cổ phiếu của một công ty, doanh nghiệp và đưa ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không.

ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH

Trong trường hợp mệnh giá của cổ phiếu công ty phát hành thấp hơn so với giá trị của NAV, chứng tỏ rằng công ty đã có vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn này được lấy chủ yếu từ nguồn lợi nhuận tạo ra của công ty. Các nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phiếu của công ty đó.

Ngoài ra, nếu chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận cao. Nhà đầu tư có thể yên tâm bỏ vốn mua cổ phiếu của công ty bởi nó có thể đem về cho bạn mức lợi nhuận lớn và trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu như vẫn giữ nguyên chỉ số NAV, doanh nghiệp làm ăn đang bị thua lỗ, số tiền vay nợ cao hơn rất nhiều so với giá trị của NAV, bạn nên xem xét lại về quyết định đầu tư của mình. Bởi lẽ, khi đầu tư vào những công ty này thì rủi ro mà bạn có thể gặp phải là vô cùng lớn.

Trên đây Tikop đã tổng hợp một số kiến thức cần thiết về NAV, cách tính và đánh giá, phân tích của chỉ số này trong chứng khoán. Hi vọng các bạn có thể tham khảo và áp dụng để có đánh giá khách quan hơn về khoản đầu tư mà mình đang nắm giữ cũng như lựa chọn đầu tư sáng suốt hơn !

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
tikop

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Vốn chủ sở hữu là gì? Làm thế nào để phân biệt với nguồn vốn điều lệ

Nguyễn Nam Trung

28/03/2023

tikop

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Chiết khấu là gì? Cách tính tỷ lệ chiết khấu khi áp dụng trong kinh doanh?

Nguyễn Nam Trung

23/03/2023

tikop

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Làm thế nào để đạt được tự do tài chính? 10 thói quen giúp bạn đạt được điều đó

Nguyễn Nam Trung

13/03/2023

tikop

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

7 cấp độ tự do tài chính và các bước để đạt tự do tài chính

Nguyễn Nam Trung

13/03/2023