Khái niệm cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một trong những loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng các kiểu chứng chỉ, hoặc các bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi bắt đầu tham gia vào tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông và đồng thời cũng là một chủ sở hữu của công ty phát hành cổ phiếu đó.
Ở trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một số cổ phiếu là đại diện cho 10,000 đồng vốn điều lệ của các doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có cổ phần đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng thì số cổ phần đại diện cho công việc sở hữu doanh nghiệp này sẽ là 1 triệu cổ phiếu, mỗi một cổ phiếu sẽ đại diện cho 10 nghìn đồng vốn điều lệ.
Ngoài ra, có thể hiểu đơn giản thì cổ phiếu là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu của những người nắm giữ đối với doanh nghiệp. Nó là một trong những loại tài sản mà có được mức độ sinh lời phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp cổ phần đó.
Một số loại cổ phiếu trên thị trường hiện nay
Thông thường hiện nay trên thị trường các công ty cổ phần thường sẽ phát hành hai dạng cổ phiếu chính, đó là: Cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi (preferred stock).
Các cổ đông đã sở hữu cổ phiếu thường sẽ được hưởng quyền tự do chuyển nhượng, quyền để biểu quyết đối với các quyết định cần thiết của công ty tại Đại hội cổ đông định kỳ, cũng như sẽ được hưởng cổ tức theo các kết quả kinh doanh và cả các giá trị cổ phiếu mà người đó đang nắm giữ.
Ngược lại, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ có quyền hạn và trách nhiệm bị hạn chế như: hưởng lợi tức cố định, không có quyền biểu quyết khi bầu cử, hoặc ứng cử.
Tuy nhiên, cổ đông khi sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ luôn được nhận các cổ tức đầu tiên, và khi công ty xảy ra tình trạng phá sản thì họ cũng sẽ là những người được công ty tiến hành trả trước sau đó mới đến chi trả cho cổ đông thường.
Chỉ số cổ phiếu và một số chỉ số liên quan cổ phiếu trên thị trường
Chỉ số cổ phiếu sẽ mang đến những thống kê, cũng như có thể đo lường sự biến động trong hoạt động của một số danh mục cổ phiếu. Dựa vào các chỉ số này mà các nhà đầu tư sẽ đánh giá mức độ tiềm năng, cũng như định giá cổ phiếu của doanh nghiệp này trong tương lai, cũng như nhận định khả năng sinh lời của loại cổ phiếu đó.
Hiện nay, các loại cổ phiếu sẽ được đánh giá dựa trên các chỉ số như sau:
Chỉ số P/E – Price to Earning: Đây là loại chỉ số sẽ đánh giá chính xác mối quan hệ giữa giá cả thị trường của cổ phiếu hiện nay với thu nhập dựa trên một cổ phiếu. Nếu chỉ số P/E thấp sẽ chứng tỏ tình hình cổ phiếu đang bị định giá thấp, việc này sẽ có lợi cho các nhà đầu tư.
Chỉ số EPS – Earning per Share: Thu nhập dựa trên mỗi một cổ phần hay lợi nhuận cuối cùng sau thuế dựa trên mỗi cổ phần mà cổ động sẽ nhận được sau khi công ty đã tiến hành chia hết tiền lãi cho các cổ đông. EPS cao chứng tỏ tình hình công ty đang có tốc độ phát triển rất tốt, ổn định.
Chỉ số P/B – Price to Book Value Ratio: Đây là chỉ số biểu thị cho tỷ lệ giá trên sổ sách. Chỉ số này có thể dùng để so sánh các giá trị thực tế của một cổ phiếu so với các giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B nếu càng thấp chứng tỏ các nhà đầu tư đang phải chi trả ít hơn so với các giá trị thật sự mà sổ sách ghi nhận.
Chỉ số DPR – Tỷ lệ chi trả cổ tức: Chỉ số này thể hiện được mức chi trả cổ tức cho tất cả các cổ đông so với mức mà hiện tại công ty đang kiếm được. Số tiền này không được chi trả cho các cổ đông mà sẽ được công ty giữ lại để tiến hành tái đầu tư tăng trưởng, hay trả nợ hoặc thêm vào phần lợi nhuận giữ lại. Chỉ số DPR cao thì sẽ cho thấy công ty hiện tại đang phát triển và có thể tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu
Giá trị của cổ phiếu được coi là mức giá của một số các loại cổ phiếu đang có mặt trên thị trường tại một thời điểm nhất định, có thể hiểu là số tiền mà các nhà đầu tư sẽ cần phải bỏ ra để có thể sở hữu được cổ phiếu đó đang giao dịch trên thị trường.
Giá cổ phiếu là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi quyết định mua, bán cổ phiếu. Chỉ số giá có thể biến động hàng ngày liên tục và chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau như sau:
4.1 Biến động kinh tế và thị trường
Khi thị trường và nền kinh tế ổn định, việc tăng trưởng đều sẽ mang lại môi trường đầu tư thuận lợi để các doanh nghiệp có thể phát triển, đồng thời làm tăng giá cổ phiếu. Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu bị thu hẹp, khủng hoảng, hoặc có những biến động khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sẽ làm giảm đi lợi nhuận, hoặc giảm cổ tức và giảm cả giá cổ phiếu.
Khi nền kinh tế có dấu hiệu bị khủng hoảng, biến động giá cả của cổ phiếu cao hơn và mang đến những rủi ro tiềm ẩn. Xu hướng của hàng loạt các nhà đầu tư sẽ bắt đầu chuyển dịch từ việc sở hữu cổ phiếu sang mua trái phiếu cũng sẽ khiến cho giá cá cổ phiếu giảm sau.
4.2 Quy luật cung cầu trong kinh tế
Cổ phiếu là một trong những loại hàng hóa sẽ chịu phải sự ảnh hưởng của quy luật cung – cầu. Khi các doanh nghiệp phát triển, nhu cầu cần tăng nhà đầu tư mua cổ phiếu với các kỳ vọng có thể thu lại lợi nhuận cao.
Ngược lại, nếu các doanh nghiệp làm ăn không tốt, sẽ có xu hướng suy thoái và có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của các nhà đầu tư khiến cho các loại cổ phiếu bán ra với số lượng cực kỳ lớn làm cho giá thành giảm mạnh và đem lại rất ít lợi nhuận.
Cổ phiếu của các công ty đã được vốn hóa, hoặc có quy mô lớn sẽ thu hút rất nhiều quỹ cùng các nhà đầu tư lớn tiến hành rót vốn. Điều này sẽ giúp đẩy giá cổ phiếu lên cao, sẽ có rất ít khả năng sinh lời gấp đôi, gấp ba.
Trong khi đó các doanh nghiệp khi chỉ có số vốn hóa nhỏ, cùng với số lượng cổ phiếu thấp, thì sẽ có tiềm năng tăng giá cổ phiếu mạnh mẽ, mang lại nguồn lợi nhuận cao.
4.3 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Một công ty có tình hình về hiệu quả kinh doanh tốt, đang trên đà phát triển sẽ có thể mang lại nguồn lợi nhuận, cổ tức ổn định cho nhà đầu tư. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp đang có tình hình hoạt động không hiệu quả, đang thua lỗ thì sẽ lòng tin của các nhà đầu tư bị mất dần.
4.4 Tâm lý của nhà đầu tư
Tâm lý của các nhà đầu tư thường ảnh hưởng nhiều đến các quyết định mua bán, hoặc các giao dịch cổ phiếu. Trường hợp thông tin của các doanh nghiệp bị thua lỗ, các nhà đầu tư sẽ mất dần lòng tin dẫn đến việc bán tháo khiến cho mức giá của loại cổ phiếu này bị giảm mạnh.
Một số thuật ngữ về giá cổ phiếu
Khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ cần phải làm quen với các thuật ngữ phổ biến như: giá tham chiếu, giá trần, giá sàn. Vậy cụ thể thì các loại giá cổ phiếu này là gì và có tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
5.1 Giá trần
Giá trần là một mức giá gọi là cao nhất hay mức giá được cho là kịch trần mà các nhà đầu tư có thể đặt lệnh để tiến hành mua/bán trong ngày giao dịch.
Cách để xác định chính xác giá trần như sau:
Giá trần = Giá cổ phiếu tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)
5.2 Giá sàn
Giá sàn là một trong những mức giá cổ phiếu thấp nhất hay còn được coi là mức giá kịch sàn mà các nhà đầu tư có thể tiến hành đặt lệnh để mua/bán ngay trong ngày giao dịch.
Cách để tính giá cổ phiếu sàn như sau:
Giá sàn = Giá cổ phiếu tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)
5.3 Giá tham chiếu
Giá cổ phiếu tham chiếu là một trong những mức giá cơ sở để có thể tính được giới hạn giá thành của các loại cổ phiếu giao động trong các phiên giao dịch, dựa vào mức giá này để có thể xác định được giá sàn và cả mức giá dịch của các phiên giao dịch hiện tại trong ngày.
Trong đó, mức giá cổ phiếu tham chiếu ở trên các sàn giao dịch cũng sẽ có sự khác nhau nhất định:
Tại sàn giao dịch HOSE và HNX: Giá tham chiếu được xác định tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch của ngày liền kề trước đó.
Tại sàn giao dịch Upcom: Mức bình quân gia quyền của cá loại giá giao dịch sẽ được thực hiện theo các phương pháp khớp lệnh cuối cùng trong phiên giao dich của ngày trước đó.
Điều kiện để phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu được các doanh nghiệp xem là một trong những hoạt động nhằm mục đích để kêu gọi vốn đầu tư đối với các công ty cổ phần. Vì vậy, loại hình cổ phiếu chính là một chứng chỉ do chính công ty phát hành, cũng như bút toán ghi sổ hay là thông qua các dữ liệu điện tử nhằm để xác nhận chính xác quyền sở hữu số cổ phần hợp pháp của công ty đó.
Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho các công ty có thể dễ dàng kêu gọi được nguồn vốn dồi dào từ các nhà đầu tư tự do bên ngoài.
Khi các bạn đã nắm được mục đích của việc phát hành cổ phiếu là gì thì các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các điều kiện để có thể tiến hành phát hành cổ phiếu:
Khi tiến hàng đăng ký để phát hành cổ phiếu thì nguồn vốn điều lệ đã đóng góp của công ty đó phải có trên 10 tỷ đồng.
Tình hình các hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp sẽ phải đem lại nguồn lợi nhuận ổn định và đều đặn trong vòng một năm gần nhất với thời điểm muốn phát hành cổ phiếu.
Cách phát hành cổ phiếu sẽ đi cùng với hàng loạt các kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu được sẽ phải được thông qua bởi những người thuộc hội đồng thẩm định.
Những lưu ý khi lựa chọn, đầu tư cổ phiếu?
Một số các lưu ý đối với các nhà đầu tư khi đang có suy nghĩ lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu như sau:
7.1 Xác định kỹ mệnh giá cổ phiếu
Dựa theo khoản 2 Điều 13 thuộc Bộ Luật Chứng khoán ban hành năm 2019, mệnh giá của cổ phiếu và các loại chứng chỉ quỹ được chào bán ra công chúng sẽ là 10.000 đồng. Giá của cổ phiếu sẽ hoàn toàn có sự thay đổi theo tình hình lên xuống của thị trường mà sẽ không dừng ở mức 10.000 đồng sau khi doanh nghiệp bắt đầu IPO lên sàn chứng khoán.
Khi bắt đầu tham gia các giao dịch cổ phiếu thì các nhà đầu tư sẽ được phép giao dịch theo mức giá tối thiểu do các sàn giao dịch chứng khoán đưa ra và quy định.
7.2 Lựa chọn nơi diễn ra hoạt động giao dịch
Việc tiến hành các giao dịch để có thể mua bán các loại cổ phiếu sẽ được thực hiện thông qua các sàn giao dịch chứng khoán hợp pháp.
Các hoạt động như mua bán cổ phiếu sẽ được thực hiện thông qua các sàn giao dịch chứng khoán. Để có thể tiến hành mua bán cũng như trao đổi cổ phiếu, các nhà đầu tư bắt buộc phải đăng ký tài khoản giao dịch tại một công ty chứng khoán.
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể tiến hành các giao dịch trực tiếp mà không cần thông qua bất kỳ trung gian nào trên thị trường OTC. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ tiềm ẩn khá nhiều các rủi ro.
>> Xem thêm Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết và những lưu ý cho người mới bắt đầu
7.3 Các loại thuế phí phải trả
Khi tham gia các hoạt động giao dịch mua bán tài sản và cụ thể là giao dịch cổ phiếu nếu trong trường hợp có phát sinh thêm nguồn thu nhập từ việc mua bán các loại chứng khoán thì các nhà đầu tư cần phải chịu thêm một số các loại phí và thuế liên quan.
Theo khoản 10 Điều 1 của Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thuế suất đối với các nguồn thu nhập đến từ việc chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán sẽ là 0,1% trên giá bán chứng khoán thực tế trong mỗi lần mua hoặc bán.
Đối với việc chuyển nhượng các loại chứng khoán thuộc về những công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư hay các ngân hàng thương mại nơi mà các nhà đầu tư đang lưu ký chứng khoán đều có nghĩa vụ khấu trừ đi một phần thuế đó theo mức là 0,1% trên giá bán thực tế của chứng khoán trên từng lần.
Theo Phụ lục của Thông tư 128/2018/TT-BTC, khi tiến hành mua bán các loại chứng khoán mức phí này sẽ không được thu về quá 5% trên tổng giá trị của một lần giao dịch và các mức phí giao dịch này sẽ được quy định chính xác bởi các sàn giao dịch chứng khoán hợp pháp.
7.4 Nên giao dịch cổ phiếu hay trái phiếu
Cả cổ phiếu và trái phiếu đều sẽ phải chịu các rủi ro về giá cả do sự biến động về cung cầu trên thị trường và sẽ được mua bán trên thị trường chứng khoán. Thông thường các loại cổ phiếu được coi là công cụ đầu tư trong thời gian ngắn hạn hoặc thời gian dài hạn. Còn đối với các loại trái phiếu thì thường có sẽ thời gian nắm giữ lâu hơn nên được lưu ý đầu tư trong dài hạn.
Khi tiến hành đầu tư cổ phiếu thì phần lợi nhuận thu được thường sẽ lớn hơn nhưng đồng thời có mức rủi ro khá cao. Ngược lại, đối với các trái phiếu có mức lãi suất cố định của một số doanh nghiệp đang có cơ cấu tài chính lành mạnh thì sẽ mang lại ít rủi ro hơn.
Do đó, tùy thuộc vào tình hình tài chính, hoặc mức độ chấp nhận rủi và thời gian để thu hồi vốn của các nhà đầu tư mà từ đó có thể quyết định lựa chọn cho mình xem loại hình đầu tư nào là tốt nhất.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về cổ phiếu cũng như các điều kiện để phát hành, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả của chúng mà Tikop tổng hợp và gửi tới các bạn. Hy vọng với những thông tin ở trên đây các bạn đã có thêm các kiến thức để có thể đưa ra các quyết định chính xác về việc đầu tư cổ phiếu an toàn.