Sàn HOSE là gì?
Sàn HOSE tên đầy đủ là gì?
Sàn HOSE tên đầy đủ là là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
>>> Xem thêm: Sàn HNX là gì? Các thông tin về sàn HNX cho các nhà đầu tư mới
Sàn HoSE là sàn giao dịch chứng khoán phổ biến tại Việt Nam
Thông tin cơ bản về sàn chứng khoán HOSE
Sàn HOSE được thành lập vào tháng 7 năm 2000, hoạt động hoàn toàn dưới sự quản lý trực tiếp của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cùng với một hệ thống quản lý các giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Sàn HOSE có vốn điều lệ ban đầu là hơn 1000 tỷ, là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam. Chỉ số giá chứng khoán của sàn HOSE là chỉ số VN-Index. Trụ sở chính của sàn HoSE đặt tại Số 16, Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM.
Sàn HoSE là nơi mà hầu hết tất cả các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và là nơi sẽ phân phối các sản phẩm chứng khoán ra bên ngoài thị trường. Như vậy, sàn HOSE sẽ thiết lập một số các chỉ số giá trong các phiên giao dịch của các công ty đã niêm yết – những chỉ số này được gọi chung là chỉ số VN – Index. Có thể hiểu được sàn HOSE là nơi trung gian để giúp các công ty tiếp cận đến các công chúng và huy động được nguồn vốn từ thị trường thứ cấp.
Bạn có thể liên hệ sàn chứng khoán HOSE qua các thông tin sau:
Địa chỉ: Số 16, đường Võ Văn Kiệt, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Liên hệ: (84.28) 3821 7713 - 3821 7712
Fax: (84.28) 3821 7452
Email: hotline@hsx.vn
Trụ sở chính của sàn HoSE đặt tại Số 16, Võ Văn Kiệt, Quận 1
Tổng hợp danh sách các công ty niêm yết trên sàn HOSE
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE, với 510 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 11 mã chứng chỉ quỹ ETF và 94 mã chứng quyền có bảo đảm.
Nổi bật nhất là nhóm VN30 với các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Masan, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Vinamilk,...
Các chức năng chính của sàn HOSE
Dưới đây là những chức năng chính của sàn HOSE để bạn có thể tham khảo:
Được coi là một trong những thị trường thứ cấp – nơi sẽ phát hành các trái phiếu hiện hữu. Sàn HOSE ra đời đã góp phần tác động trực tiếp đến thị trường nguồn vốn. Cung cấp hàng loạt các mã chứng khoán, phân phối chứng khoán cho những công ty thành viên, cũng như các đại lý toàn quốc.
Niêm yết tất cả các mã chứng khoán của hầu hết doanh nghiệp Việt nam ở dạng VNĐ. Chịu trách nhiệm với việc cấp giấy phép niêm yết chứng khoán cũng như tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho những công ty chứng khoán khác.
Là một trong những nơi cung cấp các nền tảng cơ chế đặt lệnh và cũng là khớp lệnh tự động trong một số thị trường chứng khoán. Mỗi ngày có thể khớp tới khoảng 300.000 lệnh.
Là nơi mà các nhà đầu tư có thể tiến hành cập nhật bảng giá HOSE và các sự thay đổi hay biến động bên trong thị trường hàng ngày.
>>> Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần biết
Các chức năng chính của sàn HoSE
Phân loại nhóm cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE
Cổ phiếu có vốn hoá lớn
Cổ phiếu có vốn hoá lớn có các đặc điểm:
Vốn hoá lớn hơn 10.000 tỷ VNĐ
Chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 15% trong tổng số cổ phiếu được niêm yết, tỷ lệ vốn hoá chiếm 80% vốn hoá thị trường.
Phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn với lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp do quy mô lớn, không có sự tăng trưởng đột biến.
>> Xem thêm: Bí quyết đầu tư dài hạn thành công cho các nhà đầu tư mới
Cổ phiếu vốn hoá vừa
Đối với cổ phiếu vốn hoá vừa, thường mang các đặc điểm:
Vốn hoá giao động từ 1.000 - 10.000 tỷ VNĐ
Là nhóm chiếm tỷ trọng nhiều thứ 2 với 42% và tỷ lệ vốn hoá là 10% so với thị trường
Cổ phiếu vốn hoá vừa có tiềm năng tăng trưởng tốt, lợi nhuận cao, phù hợp cho đầu tư trung hạn, dài hạn. Tuy nhiên, quy mô chưa ổn định nên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Phân loại nhóm cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE
Cổ phiếu vốn hoá nhỏ
Vốn hoá thường giao động từ 100 - 1.000 tỷ VNĐ
Là nhóm có số lượng mã nhiều nhất, chiếm 44,4% trong tổng tỷ lệ các cổ phiếu niêm yết và chiếm tỷ trọng 2% vốn hóa của thị trường.
Cổ phiếu vốn hoá nhỏ thường có mức độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên không ổn định, phù hợp để đầu cơ.
>> Xem thêm: Đầu tư tài chính ngắn hạn là gì? Các khoản đầu tư ngắn hạn hiện nay
Các điều kiện niêm yết trên sàn HOSE của doanh nghiệp
Dưới đây là các điều kiện niêm yết trên sàn HOSE của doanh nghiệp để bạn có thể tham khảo:
Vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán phải từ 120 tỷ trở lên.
Thời gian hoạt động:
Công ty hoạt động ít nhất 2 năm dưới hình thức công ty cổ phần (tính đến thời điểm đăng ký niêm yết).
Có kết quả kinh doanh không lỗ luỹ kế trong 2 năm gần nhất, lợi nhuận đạt ít nhất 5% trên số vốn.
Không thuộc trường hợp vi phạm pháp luật hoặc các vi phạm liên quan đến vấn đề kế toán và báo cáo tài chính.
Công ty và người đại diện pháp luật không bị xử lý vi phạm trong vòng 2 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.
Cơ cấu cổ đông:
Có tối thiểu 300 cổ đông mà không phải cổ đông lớn, sở hữu 20% cổ phiếu biểu quyết.
Các khoản nợ đối với các thành viên: Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn cần phải được công khai.
Các cổ đông phải cam kết giữ 100% toàn bộ cổ phiếu trong 6 tháng và 50% trong 6 tháng tiếp theo, ngoại trừ CP thuộc sở hữu nhà nước.
Đã giao dịch trên sàn UPCOM ít nhất 2 năm (trừ trường hợp đăng ký niêm yết sau cổ phần hóa).
Có yêu cầu đăng ký niêm yết và có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định của sàn HOSE.
Các điều kiện niêm yết trên sàn HoSE của doanh nghiệp
Phương thức và nguyên tắc giao dịch của sàn HOSE
Các lệnh giao dịch
Những lệnh cơ bản khi tiến hành giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE đó là: lệnh ATO, lệnh giới hạn, hoặc lệnh thị trường và lệnh ATC.
Mỗi một lệnh sẽ có các đặc điểm cũng như cách hoạt động riêng biệt. Tuy nhiên, hầu hết các lệnh này đều sẽ được thực hiện theo 1 trong 3 phương thức để khớp lệnh sau:
Khớp lệnh định kỳ: Tại một số thời điểm xác định cụ thể, các giao dịch sẽ được thực hiện ngay sau khi xác định được mức giá đóng cửa và giá mở cửa của các mã chứng khoán trong phiên giao dịch đó. Tức là những lệnh bán, cũng như lệnh mua sẽ được xác định cùng lúc.
Khớp lệnh thỏa thuận: Các thành viên tham gia sẽ tự thỏa thuận với nhau về một số các điều kiện khi tiến hành giao dịch.
Khớp lệnh liên tục: Ngay sau khi tiến hành nhập vào hệ thống giao dịch về giá chứng khoán, hệ thống sẽ tiến hành so sánh cũng như khớp lệnh bán và mua liên tục đến khi có sự trùng khớp thì giao dịch được lập tức tự động thực hiện.
>>> Xem thêm: Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Ý nghĩa, ưu điểm & nhược điểm
Các lệnh giao dịch trên sàn HoSE
Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch
Có hai nguyên tắc để khớp lệnh tại sàn giao dịch HoSE mà các nhà đầu tư có thể tham khảo như sau:
Ưu tiên về giá cả: Các lệnh mua sẽ được ưu tiên trước nếu như mức giá mua cao hơn. Lệnh bán với mức giá thấp hơn cũng sẽ được ưu tiên trước.
Ưu tiên về mặt thời gian: Trong cùng một khoảng thời gian và cùng một mức giá, thì những lệnh nào được nhập vào hệ thống trước thì sẽ nhận được sự ưu tiên để thực hiện trước.
Các lệnh giao dịch chứng khoán phổ biến
Sau đây sẽ là một số các thông tin chi tiết về các lệnh giao dịch sử dụng trên sàn HoSE:
Lệnh ATO: Đây là lệnh dùng để đặt mua và bán chứng khoán tại các mức giá mở cửa xác định. Trong trường hợp có nhiều lệnh giao dịch cùng lúc thì lệnh ATO sẽ thường được ưu tiên hơn.
Lệnh LO – Lệnh giới hạn: Đây là lệnh dùng để mua hoặc bán chứng khoán ở cùng một thời điểm xác định khi có xuất hiện mức giá tốt hơn. Lệnh này nếu trong khoảng thời gian khớp lệnh vẫn chưa được thực hiện thì nhà đầu tư sẽ phải đợi đến cuối ngày giao dịch hoặc khi nào các thành viên chủ động thì mới hủy bỏ được.
Lệnh ATC: Lệnh này sẽ hoạt động tương tự như lệnh ATO nhưng có phấn khác nhau tại thời điểm để xác định mức giá. Nếu ATO là thời điểm cùng khớp lệnh giá mở cửa thì ATC sẽ là thời điểm để khớp lệnh giá đóng cửa.
Lệnh MP – Lệnh thị trường: Lệnh MP sẽ chỉ được thực hiện trong các phương thức khớp lệnh liên tục. Theo đó, khi các bạn nhập lệnh này, hệ thống sẽ tự động bán chứng khoán tại thời điểm có mức giá cao nhất, cũng như mua chứng khoán tại các thời điểm có mức giá thấp nhất.
>> Xem thêm Lệnh chứng khoán là gì? Các lệnh trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần biết
Các lệnh giao dịch chứng khoán phổ biến
Cách hủy lệnh giao dịch
Thành viên khi bắt đầu tham gia vào sàn giao dịch HOSE sẽ chỉ được hủy lệnh khi lệnh đó hoặc phần còn lại của lệnh đó chưa được thực hiện hoàn toàn. Đối với các lệnh giao dịch hoặc khớp lệnh định kỳ xác định mức giá mở cửa và đóng cửa thì sẽ không được tiến hành hủy.
Thời gian thanh toán
Khi tham gia vào sàn HOSE, các bạn sẽ cần chú ý đến thời gian thanh toán nếu các lệnh đặt đã được thực hiện. Theo đó, thời gian để các loại chứng khoán về với tài khoản cụ thể như sau:
Khớp lệnh: T+2 tức là sau thời gian 2 ngày kể từ ngày bắt đầu đặt lệnh.
Thỏa thuận: T+2 tức là sau thời gian 2 ngày kể từ ngày bắt đầu đặt lệnh.
Trái phiếu: T+1 chỉ sau thời gian 1 ngày là các mã trái phiếu sẽ về đến tài khoản của các thành viên đặt mua.
Thời gian thanh toán trên sàn HoSE
Thời gian giao dịch trên sàn HOSE cho nhà đầu tư
Thời gian đóng/mở cửa
Trên sàn HOSE thời gian mở cửa là 9:00, thời gian đóng cửa là 15:00, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, Tết).
Trên sàn HoSE thời gian mở cửa là 9:00, thời gian đóng cửa là 15:00
Thời gian giao dịch lệnh
Dưới đây là thời gian giao dịch lệnh trên sàn HoSE đối với chứng chỉ quỹ đóng và cổ phiếu:
Thời gian | Nội dung |
9:00 - 9:15 | Khớp lệnh định kỳ và mở cửa |
9:15 - 11:30 | Khớp lệnh liên tục |
11:30 - 13:00 | Nghỉ giữa phiên giao dịch |
13:00 - 14:30 | Khớp lệnh liên tục |
14:30 - 14:45 | Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận |
14:45 - 15:00 | Giao dịch thỏa thuận |
Đối với trái phiếu, thời gian giao dịch lệnh sẽ được quy định như sau:
Thời gian | Nội dung |
9:00 - 11:30 | Giao dịch thỏa thuận |
11:30 - 13:00 | Nghỉ giữa phiên giao dịch |
13:00 -15:00 | Giao dịch thỏa thuận |
Những lưu ý khi đầu tư trên sàn HOSE
Một số các lưu ý khi các nhà đầu tư tiến hành các giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE, cụ thể:
Các cổ đông sẽ phải cam kết giữ lại 100% toàn bộ cổ phiếu trong vòng 6 tháng và 50% cổ phiếu trong vòng 6 tháng tiếp theo, ngoại trừ cổ phiếu thuộc sở hữu của nhà nước.
Sử dụng toàn bộ hồ sơ để đăng ký theo đúng quy định của Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Những lưu ý khi đầu tư trên sàn HoSE
Các cách mở tài khoản trên sàn HOSE
Đăng ký mở tài khoản trực tuyến
Các nhà đầu tư sẽ tiến hành truy cập vào website của các công ty thành viên thuộc sàn HoSE hoặc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để bắt đầu đăng ký để mở tài khoản.
Tìm kiếm và nhấn vào mục để phục vụ việc đăng ký trực tuyến, sau đó tiến hành thực hiện bổ sung thông tin theo các yêu cầu trên màn hình, cung cấp đầy đủ và đọc toàn bộ thông tin có trên hợp đồng trực tuyến một cách kỹ lưỡng.
Sau đó tiến hành in hợp đồng thành bản cứng và gửi chuyển phát về địa chỉ công ty theo hình thức giao nhận của bưu điện hoặc theo các đơn vị chuyển phát nhanh.
Các công ty chứng khoán thuộc sàn HOSE:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk – Mã VNM
Ngân hàng Vietcombank – Mã VCB
Tập đoàn Vingroup – Mã VIC
Công ty cổ phần hàng không Vietjet – Mã VJC
Công ty cổ phần FPT – Mã FTS
Công ty dược phẩm Hậu Giang – Mã DHG
Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động – Mã MWG
Các bạn có thể đăng ký mở tài khoản chứng khoán trực tuyến tại đây.
>> Xem thêm Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản chứng khoán chi tiết và những lưu ý cho người mới bắt đầu
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán HoSE
Mở tài khoản qua các công ty môi giới
Các nhà đầu tư sẽ đến trực tiếp trụ sở của những công ty chứng khoán thành viên kèm theo một bộ hồ sơ để phục vụ cho việc đăng ký mở tài khoản. Yêu cầu về hồ sơ sẽ được biên soạn tùy theo các quy định của từng công ty.
Một số các loại giấy tờ gần như không thể thiếu đó chính là:
CMND hoặc CCCD
Tài khoản ngân hàng hợp lệ để có thể liên kết trực tiếp với tài khoản sẽ giao dịch chứng khoán
Hợp đồng cho việc mở tài khoản chứng khoán theo mẫu đã quy định của công ty.
Nếu có bất kỳ các thắc mắc gì hãy tiến hành liên hệ để được tư vấn viên và có thể hiểu rõ hơn về công ty mình mong muốn tham gia, cũng như các quyền lợi mà người tham gia sẽ được hưởng.
Ký hợp đồng với công ty môi giới chứng khoán
Một số câu hỏi thường gặp về sàn HOSE
Giao dịch trên sàn HOSE mua tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu?
Số lượng cổ phiếu mua tối thiểu giao dịch trên sàn HOSE là 100 cổ phiếu.
Số lượng công ty niêm yết trên sàn HOSE hiện nay?
Trên sàn HOSE, hiện nay có 404 công ty niêm yết.
Hiện nay có 404 công ty niêm yết trên sàn HoSE
Sàn HOSE giao dịch đến mấy giờ?
Thông thường, sàn HOSE sẽ đóng cửa vào 11:30 (nghỉ trưa) và 15:00 (buổi chiều) từ thứ 2 đến thứ 6.
Có bao nhiêu mã cổ phiếu trên sàn HOSE?
Tính đến hết ngày 28/2/2023, trên sàn HOSE có 510 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 11 mã chứng chỉ quỹ ETF và 94 mã chứng quyền có bảo đảm.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn HOSE thì sao?
Cổ phiếu bị huỷ trên sàn HOSE do công ty làm ăn thua lỗ hoặc không đạt tiêu chí niêm yết ban đầu khiến cổ phiếu bị hủy, số cổ phiếu đó sẽ bị trừ luôn khỏi tài khoản chứng khoán. Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết thì các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua sàn và các công ty môi giới chứng khoán nữa.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn HoSE
Sàn UPCOM khác gì HOSE?
Sàn UPCOM thường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa đăng ký hoặc chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn HOSE, sẽ được giao dịch trên sàn UPCOM. Bên cạnh đó, biên độ giao động của sàn HOSE là 7%, còn của sàn UPCOM là 15% so với giá tham chiếu nên sàn UPCOM có rủi ro cao hơn.
Sàn HOSE có lừa đảo không?
Sàn HoSE hoạt động hoàn toàn dưới sự quản lý trực tiếp của ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nên rất uy tín.
Phía trên là toàn bộ thông tin sàn HOSE là gì cũng như những điều cần biết về sàn HoSE để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam này. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật kiến thức chứng khoán, đầu tư mới nhất mỗi ngày nhé!