Lệnh LO là gì?
Khái niệm lệnh LO
Lệnh LO (lệnh Limit Order) là lệnh giới hạn nhằm cho phép nhà đầu tư giao dịch ở một mức giá nhất định, từ đó kiểm soát giá mua giá bán một cách hiệu quả.
Đặt lệnh LO mua khớp ở mức giá thấp hơn hoặc bằng với giá giới hạn
Đặt lệnh LO bán khớp ở mức giá bằng hoặc cao hơn giá giới hạn.
>>> Xem thêm: Đầu tư chứng khoán là gì? Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán
Lệnh LO là lệnh phổ biến trong đầu tư chứng khoán
Phân loại lệnh LO
Trong giao dịch chứng khoán, lệnh LO được chia thành 2 loại chính:
Lệnh LO trong phiên mở cửa: Là lệnh thực hiện giao dịch nếu giá thị trường thỏa mãn trong mức giá giới hạn được thiết lập. Lệnh LO trong phiên mở cửa chỉ có hiệu lực trong phiên mở cửa, sau thời gian này thì lệnh sẽ không còn áp dụng được.
Lệnh LO trong phiên đóng cửa: Là lệnh yêu cầu đóng cửa nếu các điều kiện không đáp ứng được giá giới hạn, lúc này lệnh LO sẽ bị huỷ và không thực hiện giao dịch.
Đặc điểm của lệnh LO
Lệnh LO mang các đặc điểm cụ thể:
Lệnh LO cho phép bạn xác định một mức giá tối đa hoặc tối thiểu cho giao dịch. Giao dịch chỉ sẽ thực hiện nếu giá thị trường đạt hoặc vượt qua mức giá bạn đã đặt.
Lệnh LO luôn ở trạng thái chờ giao dịch cho đến khi có điều kiện lệnh được khớp với một lệnh đối ứng. Lệnh này sẽ phụ thuộc vào giá thị trường.
Lệnh LO không được ưu tiên trong việc tranh mua hoặc bán so với các loại lệnh khác như lệnh ATC (At the Close) hoặc ATO (At the Open). Nó sẽ được xử lý sau các loại lệnh ưu tiên này trong các phiên giao dịch định kỳ hoặc sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục.
Lệnh LO có hiệu lực ngay khi nhà đầu tư thiết lập trên hệ thống giao dịch trong thời gian mở cửa của từng giàn. Ví dụ: 9:00 - 11:30 và 13:00 - 14:45 đối với sàn HoSE, sàn HNX và 9:00 - 11:30 và 13:00 - 15:00 đối với sàn UPCOM.
Khi đặt lệnh LO, nhà đầu tư cần xác định cụ thể mức giá mà bạn muốn mua hoặc bán cổ phiếu. Điều này giúp bạn kiểm soát giá của giao dịch và đảm bảo rằng nó chỉ được thực hiện khi giá đạt mức xác định cụ thể.
Lệnh LO cần xác định một mức giá tối đa hoặc tối thiểu cho giao dịch
Ưu điểm, nhược điểm của lệnh LO
Ưu điểm
Lợi ích của việc sử dụng lệnh giới hạn (LO) bao gồm:
Khả năng quyết định mức giá tối đa mà bạn sẵn sàng mua hoặc bán cổ phiếu.
Lệnh LO sẽ tự động khớp khi giá thị trường đạt mức bạn đã đặt, giúp bạn quản lý giao dịch mà không cần theo dõi thị trường liên tục.
Trong trường hợp thị trường biến động mạnh, lệnh LO sẽ giúp bạn giao dịch tốt hơn khi giá thị trường đột ngột thay đổi nhanh chóng vượt quá số tiền bạn đã đặt.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, khi sử dụng lệnh LO thì sẽ có những rủi ro nhất định, cụ thể:
Khả năng một lệnh giới hạn không được khớp, gây ảnh hưởng đến chiến lược giao dịch của bạn, bỏ lỡ cơ hội giao dịch vì lệnh giới hạn không thoả mãn điều kiện đã đặt.
Lệnh LO không bảo vệ khỏi thua lỗ, mà để kiểm soát thua lỗ thì bạn cần sử dụng lệnh dừng lỗ. Vì thế, ngay cả khi nhà đầu tư đặt lệnh LO, nếu không có lệnh dừng thì khả năng thua lỗ của bạn sẽ không được giới hạn nếu thị trường biến động.
Thị trường có thể chuyển động đột ngột và không theo dự đoán. Mặc dù vị thế của bạn có thể được mở với lệnh giới hạn, tuy nhiên nếu có sự suy thoái hoặc tăng giá đột ngột, vị thế đó có thể bị thua lỗ ngay lập tức.
Ưu điểm, nhược điểm của lệnh LO
Nguyên tắc khớp lệnh LO
Dưới đây là nguyên tắc khớp lệnh LO mà các nhà đầu tư nên nắm rõ:
So khớp lệnh mua, lệnh bán cùng mức giá. Ví dụ bạn muốn mua cổ phiếu công ty A với mức giá 200.000 VNĐ và khi dùng lệnh LO, nó sẽ tìm kiếm người bán với mức giá đó, thì lệnh đó sẽ được khớp.
Lệnh LO mua hoặc bán với giá tốt hơn. Ví dụ bạn muốn mua cổ phiếu công ty A với mức giá 200.000 VNĐ nhưng khi có người bán với mức giá thấp hơn 200.000 VNĐ như 190.000, 150.000 VNĐ thì ngay lập tức bạn được khớp lệnh.
Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán
Khi thiết lập đặt lệnh LO trong chứng khoán, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản chứng khoán
Bước 2: Chọn “lệnh thông thường” và đọc các thông tin về lệnh LO
Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu, thiết lập mức giá lệnh LO
Bước 4: Nhấp vào “đặt lệnh” để hoàn tất quy trình thiết lập
Bước 5: Xác nhận hoàn thành đặt lệnh LO với các thông tin như: đối tượng, giá, loại lệnh, trạng thái, thời gian,...
Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán
Những lưu ý khi đặt lệnh LO
Lệnh LO (Limit Order) là một công cụ giao dịch chứng khoán hiệu quả, nhưng khi sử dụng thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
Lệnh LO có mức giá, khối lượng cố định, vì vậy, trước khi đặt lệnh, nhà đầu tư cần tính toán cẩn thận để đảm bảo rằng mức giá và khối lượng bạn chọn phù hợp với phân tích thị trường.
Cân nhắc ngân sách tiền trong tài khoản của bạn khi tính toán mức giá và khối lượng mua. Vị thế giá mua ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của bạn trong giao dịch.
Trong thị trường biến động, giá có thể thay đổi nhanh chóng. Do đó, hãy sẵn sàng thay đổi mức giá hoặc khối lượng của lệnh giới hạn của bạn để không bỏ lỡ cơ hội giao dịch giá tốt.
Cần hiểu rõ cách lệnh giới hạn được khớp và cách nó tương tác với các loại lệnh khác nhau, chẳng hạn như lệnh thị trường, lệnh dừng lỗ, và lệnh chờ giới hạn.
>>> Xem thêm: Rủi ro đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư phải đối mặt
Những lưu ý khi đặt lệnh LO
Một số câu hỏi thường gặp về lệnh LO
Lệnh LO đặt khi nào?
Lệnh LO thường được đặt khi nhà đầu tư muốn mua hoặc bán cổ phiếu với điều kiện cụ thể về giá. Theo đó, lệnh LO có thể đặt trong phiên mở cửa hoặc trong phiên đóng cửa tuỳ vào nhu cầu của nhà đầu tư.
Lệnh LO lẻ là gì?
Lệnh LO lẻ là lệnh giao dịch mà số lượng cổ phiếu nhỏ hơn không đạt đủ đơn vị giao dịch tiêu chuẩn.
Tìm hiểu về lệnh LO lẻ
Lệnh LO bị hủy khi nào?
Lệnh LO bị huỷ khi ở phiên đóng cửa, lệnh LO giới hạn không đáp ứng được điều kiện mua, bán cổ phiếu ở mức giá tốt hơn mức giá giới hạn.
Phía trên là toàn bộ nội dung về lệnh LO là gì để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đầu tư. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức chứng khoán, tài chính mới nhất mỗi ngày nhé!