Thị trường là gì?
1.1 Định nghĩa về thị trường
Thị trường (Market) là nơi thực hiện các giao dịch, trao đổi hàng hóa của người mua và người bán, là môi trường để các giao dịch mang tính chất thương mại hoạt động. Trong kinh tế học, thị trường không giới hạn ở một địa điểm cụ thể mà là sự sắp xếp để người mua, người bán tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp để mua bán, trao đổi hàng hóa.
Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch, trao đổi
1.2 Các hình thái cơ bản của thị trường
Có 4 hình thái thị trường cơ bản, bao gồm:
Thị trường tự do: Là thị trường mà các hoạt động mua bán và giao dịch diễn ra mà không có sự can thiệp quá mức từ phía chính phủ, các quy định, hoặc các yếu tố khác. Thị trường tự do phụ thuộc vào nguyên tắc căn bản của tự do kinh tế, trong đó các cá nhân và doanh nghiệp có quyền tự do quyết định về mặt kinh doanh, mua bán, và đầu tư. Thị trường tự do tạo ra môi trường cạnh tranh và khuyến khích sự sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế thị trường tự do không hoàn toàn tự do tuyệt đối bởi Chính phủ thường có một vai trò nhất định để đảm bảo trật tự và công bằng trong hệ thống kinh tế.
Thị trường hàng hóa: Là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán nhằm phục vụ cho các mục đích sống hàng ngày của con người. Thị trường hàng hóa có thể chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm thị trường thực phẩm, thị trường năng lượng, thị trường kim loại, thị trường nông sản, và nhiều loại hàng hóa khác. Trên thị trường hàng hóa, các yếu tố như chất lượng, giá cả, xu hướng tiêu thụ và sản xuất, quy định và quy tắc, cung cầu toàn cầu, và các yếu tố kinh tế và chính trị khác có thể ảnh hưởng đến quyết định mua bán và giá trị hàng hóa.
Thị trường tiền tệ: Là nơi giao dịch tiền tệ giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trên toàn cầu. Đây là thị trường lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới, với khối lượng giao dịch hàng ngày lên đến hàng ngàn tỷ đô la Mỹ. Nguyên tắc căn bản của thị trường tiền tệ là sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ.
Thị trường chứng khoán: Là nơi mà các doanh nghiệp cung cấp cổ phiếu và chứng chỉ tài sản khác để bán cho công chúng thông qua quy trình giao dịch chứng khoán. Đây là nơi mà các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu và các công cụ tài chính khác, như trái phiếu và chứng chỉ quỹ.
1.3 Yếu tố hình thành thị trường
Thông thường, thị trường được hình thành từ các yếu tố: chủ thể, khách thể và giá cả. Cụ thể:
Chủ thể tham gia thị trường: Là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật, hành vi pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động giao dịch. Chủ thể là người mua, người bán trực tiếp hoặc các bên môi giới trung gian trong thị trường.
Khách thể thị trường: Là các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,... mà chủ thể tham gia thị trường hướng đến. Các tài sản giao dịch sử dụng có thể là hữu hình hoặc vô hình.
Giá cả trên thị trường: Giá cả là yếu tố quan trọng trong hình thành thị trường. Nó được xác định bởi sự tương quan giữa cung và cầu, cùng với các yếu tố khác như chi phí sản xuất, lợi nhuận, sự cạnh tranh và yếu tố tâm lý của thị trường.
>> Xem thêm Giao dịch trung gian là gì? Các hình thức giao dịch phổ biến
Thị trường được hình thành từ các yếu tố: chủ thể, khách thể và giá cả
1.4 Vai trò của nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp vì cung cấp thông tin và hiểu biết về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là chi tiết về vai trò của nghiên cứu thị trường để bạn có thể tham khảo:
Thu thập các thông tin cần thiết: Việc nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, lượng cung - Cầu như thế nào và đối thủ cạnh tranh ra sao. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện trước khi đầu tư vào thị trường mục tiêu hoặc ra mắt sản phẩm mới.
Cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường mục tiêu: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá đối thủ cạnh tranh của mình. Bằng cách tìm hiểu về họ, sản phẩm và dịch vụ của họ, chiến lược kinh doanh và vị trí trên thị trường, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh để tăng cường ưu thế và đối phó với sự cạnh tranh.
Định hình chiến lược tiếp thị và sản phẩm: Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin cần thiết để định hình chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm. Bằng cách nắm bắt các xu hướng thị trường, sự thay đổi trong nhu cầu và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Giảm bớt các rủi ro: Thị trường thường biến đổi liên tục, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi, chuẩn bị chiến lược dự trù và hạn chế những trường hợp xấu nhất. Vì thế, doanh nghiệp cũng giảm bới được những rủi ro.
Thị trường đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
Phân loại thị trường hiện nay
2.1 Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi
Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì thị trường được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
Thị trường hàng hóa: Là hình thái thị trường diễn ra với các đối tượng trao đổi chính là hàng hóa tồn tại dưới dạng hữu hình, bao gồm: hàng hóa nông nghiệp, hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng,... Thị trường hàng hóa có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cung và cầu, điều kiện thời tiết, sự biến động trong nguồn cung, sự tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính trị.
Thị trường dịch vụ: Là nơi mà các dịch vụ được mua bán, trao đổi và giao dịch (hàng hóa vô hình). Các dịch vụ có thể bao gồm các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấn, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ pháp lý,…Trên thị trường dịch vụ, một yếu tố quan trọng là chất lượng dịch vụ.
Phân loại thị trường dựa vào hình thái vật chất của đối tượng
2.2 Căn cứ vào mối quan hệ cung cầu
Căn cứ vào mối quan hệ cung cầu thì thị trường được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
Thị trường thực tế (thị trường truyền thống): là nơi người mua và người bán tương tác trực tiếp, thường là thông qua việc đến các cửa hàng, chợ, siêu thị, hay các điểm bán lẻ khác để tiến hành giao dịch.
Thị trường tiềm năng: Là thị trường mà các doanh nghiệp hướng đến nhằm mở rộng kinh doanh. Thị trường tiềm năng thường sẽ đem đến giá trị về lợi nhuận, phân phúc khách hàng trong tương .
Thị trường lý thuyết: Là thị trường bao gồm thị trường thực tế và thị trường tiềm năng, cho phép nhà đầu tư thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp hoặc mặt hàng nhất định.
2.3 Các loại thị trường khác
Ngoài ra, còn tồn tại rất nhiều loại thị trường khác dựa vào đặc điểm thị trường. Ví dụ như: thị trường trong nước, thị trường nước ngoài, thị trường sản xuất, thị trường hàng hóa tiêu dùng hoặc thị trường hỗn hợp,....
Thị trường sở hữu rất nhiều loại khác nhau
Đặc điểm, cấu trúc của thị trường
3.1 Cạnh tranh hoàn toàn
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn là nơi mà các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường cạnh tranh tự do và không có sự can thiệp từ các cá nhân hoặc tổ chức. Trong đó, mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Đặc điểm chính của thị trường cạnh tranh hoàn toàn bao gồm:
Thị trường có sự tham gia của nhiều người mua và người bán, không có sự tập trung quyền lực thị trường vào một số cá nhân hoặc doanh nghiệp cụ thể.
Các sản phẩm được bán trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đồng nhất hoặc tương đương với nhau, không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng, tính năng hoặc thương hiệu.
Người mua và người bán trên thị trường có thông tin đầy đủ và dễ dàng tiếp cận thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, điều kiện mua bán và các yếu tố liên quan khác.
Các doanh nghiệp không gặp rào cản lớn khi tham gia vào thị trường hoặc rời khỏi thị trường, và không có sự can thiệp từ các tổ chức hoặc cá nhân khác.
Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả được xác định bởi sự cân đối giữa cung và cầu, mà không có doanh nghiệp nào có quyền thị trường để tạo ra ảnh hưởng lớn đến giá cả.
Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn là nơi các doanh nghiệp tự do kinh doanh
3.2 Độc quyền hoàn toàn
Thị trường độc quyền hoàn toàn là một loại thị trường mà chỉ có một nhà cung cấp duy nhất hoặc một doanh nghiệp duy nhất kiểm soát hoàn toàn hoạt động mua bán. Có nghĩa là sẽ không có sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Thị trường độc quyền hoàn toàn thì mức giá do người bán đặt ra, người dùng không thể can thiệp vào giá bán này. Ở trong trường hợp này, người mua hoàn toàn mất đi quyền quyết định. Đây không được coi là lý tưởng trong môi trường kinh tế vì thiếu cạnh tranh dẫn đến nguy cơ lạm dụng quyền lực và giảm lợi ích cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, thị trường độc quyền hoàn toàn rất hiếm, chỉ có những ngành hàng do Nhà nước cung cấp mới được phép độc quyền hoàn toàn.
Xem thêm về so sánh lãi suất tiết kiệm được cập nhật mới nhất hiện nay
3.3 Cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền là thị trường bao gồm nhiều hãng sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát độc lập đối với giá cả của họ. Lúc này, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh nhau bằng việc bán các sản phẩm khác biệt.
Với thị trường cạnh tranh độc quyền cho phép người bán có thể tính giá cao hơn, định giá theo mức phù hợp đối với các ngành hàng trong thị trường.
Cạnh tranh độc quyền trên thị trường
3.4 Độc quyền nhóm (độc quyền tập đoàn)
Độc quyền nhóm là thị trường mà một hãng sản xuất toàn bộ hoặc hầu hết các mức cung của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Thông thường, mỗi hãng chỉ cho phép số lượng từ 3 - 5 công ty được phép chi phối thị trường của mặt hàng độc quyền đó.
Ngoài ra, độc quyền nhóm gây cản trở đối với xâm nhập và rút ra khỏi thị trường, các doanh nghiệp mới cũng rất khó, thậm chí là không thể gia nhập vào ngành hàng có cấu trúc độc quyền nhóm.
Xem thêm về lãi suất ngân hàng hiện nay
Tìm hiểu về thị trường trong Marketing
4.1 Thị trường trong Marketing là gì?
Thị trường trong Marketing là nơi tập hợp của người mua hàng hóa, dịch vụ, không bao gồm người bán, bởi ngành sản xuất mới là nơi tập hợp của người bán.
Thị trường marketing là nơi tập hợp của người bán
4.2 Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường
Trong Marketing nói riêng và kinh tế nói chung thì việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá về thị trường mục tiêu, hiểu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phát triển sản phẩm, lựa chọn các chiến lược marketing phù hợp nhất, chiếm lĩnh thị phần.
Đồng thời, nghiên cứu thị trường cũng hạn chế được tỷ lệ thất bại trong các chiến dịch, chiến lược marketing.
Xem thêm về mã số thuế cá nhân
4.3 Các bước cơ bản nghiên cứu thị trường
Quả thực, nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm, doanh nghiệp. Dưới đây là các bước cơ bản nghiên cứu thị trường để bạn có thể tham khảo:
Xác định mục tiêu nghiên cứu: Bạn cần xác định mục tiêu của nghiên cứu thị trường, ví dụ như hiểu rõ hơn về khách hàng, đánh giá thị trường tiềm năng, đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị,... Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, đánh giá toàn diện về thị trường mục tiêu.
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu thị trường, bắt buộc bạn cần chọn phương pháp nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan, dữ liệu chính xác nhất. Các phương pháp bao gồm: phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra thăm dò, phương pháp thử nghiệm,... Sau đó thì lập kế hoạch triển khai nghiên cứu thị trường.
Xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, bạn cần tiến hành xử lý và phân tích để tìm ra các thông tin hữu ích. Có thể sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích thống kê, phân tích SWOT, phân tích thị trường,... Mục tiêu là hiểu rõ các xu hướng, về nhu cầu của khách hàng.
Đánh giá và đưa ra kết luận: Dựa trên phân tích dữ liệu, bạn cần đánh giá và đưa ra kết luận về thị trường, khách hàng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại, nhận diện cơ hội và thách thức, và đưa ra quyết định thông minh cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp thành công
Một số thuật ngữ về thị trường
Bên cạnh việc tìm hiểu về thị trường là gì thì hãy cùng Tikop khám phá một số thuật ngữ về thị trường mà bạn không nên bỏ qua nhé:
Supply and Demand (Cung cầu): Nhằm mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp và số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong một khoảng thời gian cụ thể.
Price (Giá cả): Là số tiền mà người mua phải trả cho một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá cả thường được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường.
Market Research (Nghiên cứu thị trường): Là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá thông tin liên quan đến thị trường và khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng của khách hàng và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả.
Niche Market (Thị trường ngách): Là một phân đoạn nhỏ, tập trung trong một ngành. Thị trường ngách thường có một nhóm khách hàng đặc biệt với nhu cầu, mong muốn, hoặc đặc điểm riêng biệt. Các doanh nghiệp thường chọn thị trường ngách để tạo sự đặc thù và cạnh tranh hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Target Market (Thị trường mục tiêu): Là nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp cần xác định khi gia nhập thị trường. Thị trường mục tiêu được xác định dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sở thích và các đặc điểm khác. Định rõ thị trường mục tiêu giúp các doanh nghiệp tập trung nguồn lực và chiến lược kinh doanh của mình vào nhóm khách hàng có tiềm năng cao nhất.
Market Demand (Nhu cầu thị trường): Là số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà thị trường cần trong một khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu thị trường thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố như giá cả, tiện ích, xu hướng và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Đồng thời, nhu cầu thị trường của mỗi người là khác nhau.
Market Analysis (Phân tích thị trường): Là quá trình đánh giá và định hình các yếu tố quan trọng trong một thị trường như cung cầu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, xu hướng và các yếu tố môi trường kinh doanh khác. Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình thị trường, cạnh tranh và cơ hội để đưa ra quyết định chiến lược và kế hoạch kinh
Các thuật ngữ đa dạng về thị trường
Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Có bao nhiêu loại thị trường?
Thực tế, dựa theo đặc điểm mà thị trường có rất nhiều loại khác nhau, cụ thể:
Căn cứ vào hình thái vật chất: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ
Căn cứ vào mối quan hệ cung cầu: thị trường thực tế, thị trường tiềm năng, thị trường lý thuyết.
Căn cứ vào tính chất thị trường: thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh, thị trường hỗn hợp
6.2 Tại sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu?
Doanh nghiệp phải lựa chọn thị trường mục tiêu vì nó sẽ giúp doanh nghiệp tập trung tài nguyên và phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng cụ thể. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí tiếp thị và tăng cường độ trung thành của khách hàng.
Ngoài ra, việc lựa chọn thị trường mục tiêu cũng giúp doanh nghiệp đạt được thành công bền vững nhờ tạo được mối liên kết chặt chẽ với khách hàng, tăng lượng khách hàng trung thành.
Xem thêm về giá NET
Thị trường mục tiêu giúp tăng lợi thế cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí
6.3 Có những thị trường nào?
Các nhà kinh tế học đã phân loại thị trường thành: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh độc quyền hoàn toàn.
Xem thêm về lãi suất âm
Quả thực, thị trường được xem là “cái nôi” để các doanh nghiệp triển khai các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu, lợi ích về doanh thu. Hy vọng với những chia sẻ thị trường là gì, chức năng và hình thái của thị trường ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về định nghĩa này nhé. Theo dõi chuyên mục kiến thức tài chính để cập nhật kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!