Giao dịch trung gian là gì?
Khái niệm giao dịch trung gian
Giao dịch trung gian là hình thức giao dịch các hoạt động mua bán, trao đổi thông qua một bên uy tín thứ ba (trung gian tài chính). Các hoạt động giao dịch này được đảm bảo tính an toàn, minh bạch và có giấy tờ chứng thực trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên tham gia giao dịch.
Giao dịch trung gian là gi?
Giao dịch trung gian tiếng Anh là gì?
Giao dịch trung gian tiếng Anh là Intermediary Transactions. Ngoài ra, giao dịch trung gian thanh toán (hay gọi tắt là trung gian thanh toán) là thuật ngữ phổ biến khác liên quan tới giao dịch trung gian. Giao dịch trung gian thanh toán trong tiếng Anh là Payment Intermediary.
Giao dịch trung gian như thế nào?
Giao dịch trung gian có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực bạn muốn trao đổi, mua bán. Trung gian trong các giao dịch có thể là con người, tổ chức nhà nước hoặc các phần mềm, ứng dụng do các doanh nghiệp sáng lập ra.
Ví dụ: Khi bạn mua các sản phẩm quần áo trên các sàn thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử đóng vai trò là bên thứ ba giữa bạn và các cửa hàng đăng ký hoạt động trên các sàn. Các sàn thương mại điện tử sẽ lưu trữ toàn thông tin đơn hàng và đảm bảo tính minh bạch cho toàn bộ giao dịch.
Giao dịch trung gian như thế nào?
Tại sao giao dịch trung gian ra đời?
Trước đây, giao dịch trung gian ra đời nhằm hỗ trợ các thương nhân trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Các giao dịch trung gian giúp tăng tính minh bạch và an toàn cho tài sản của các bên tham gia giao dịch.
Khi công nghệ dần áp dụng nhiều vào trong cuộc sống, một hình thức giao dịch trung gian mới được xuất hiện và vô cùng phổ biến hiện nay, đó chính là mua bán, trao đổi hàng hóa online. Hình thức này làm thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân khi chuyển từ giao dịch trực tiếp sang các giao dịch online.
Bên cạnh các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok shop, các trang web bán hàng của doanh nghiệp cũng thiết lập chế độ bán hàng để tăng sự tiện lợi và trải nghiệm cho người mua hàng. Đặc biệt, các giao dịch online luôn được các bên trung gian lưu trữ toàn bộ thông tin đơn hàng và chứng thực thanh toán. Đây là điểm vượt trội hoàn toàn so với các hình thức giao dịch trung gian trước đây.
Giao dịch trung gian ra đời như thế nào?
Đặc điểm của giao dịch trung gian
Bản chất của giao dịch trung gian là việc thuê một bên thứ ba có uy tín và cho phép tham gia vào quá trình giao dịch. Bên thứ ba sẽ đem lại lợi ích cho bên thuê và có trách nhiệm lưu lại các thông tin giao dịch như thời gian, số tiền giao dịch, chi phí, biên lai,...Bên thứ ba có thể nhận được tiền nhờ vào các hoạt động giao dịch đó.
Giao dịch trung gian có ý nghĩa với tất cả chủ thể tham gia giao dịch:
Quan hệ với chủ thể thứ nhất (bên thuê trung gian)
Quan hệ với chủ thể thứ hai (bên giao dịch với chủ thể thứ nhất)
Mỗi hợp đồng sẽ có những phương thức giao dịch khác nhau.
Đặc điểm của giao dịch trung gian
Quy trình giao dịch trung gian
Một giao dịch trung gian cơ bản có thể thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Lựa chọn bên thứ ba uy tín để tham gia vào quá trình giao dịch. Bên thứ ba này có thể là cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức uy tín để đảm bảo công bằng và quyền lợi cho các bên.
Bước 2: Các bên (bao gồm bên trung gian) tiến hành trao đổi, thống nhất quan điểm để bắt đầu làm hợp đồng.
Bước 3: Bên mua thanh toán cho bên thứ ba và chờ bên thứ ba xác nhận giao dịch.
Bước 4: Sau khi bên thứ ba xác nhận thanh toán thành công, bên bán sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa cho bên mua.
Bước 5: Sau khi bên mua nhận hàng và kiểm tra hàng thành công, bên thứ ba sẽ tiến hành chuyển lại tiền cho bên mua.
Bước 6: Sau khi bên bán xác nhận nhận tiền thành công, giao dịch sẽ hoàn thành.
Các hình thức trung gian hiện nay
Các giao dịch trung gian sẽ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc thỏa thuận giữa các bên. Hiện nay, có ba hình thức phổ biến nhất là giao dịch trung gian qua cá nhân, giao dịch trung gian qua các đơn vị, tổ chức và giao dịch trung gian qua các ứng dụng công nghệ.
Giao dịch trung gian qua cá nhân
Giao dịch trung gian qua cá nhân là hình thức truyền thống và được xem là phổ biến nhất trước khi các hình thức giao dịch hiện đại ra đời. Cá nhân ở đây có thể là người quen của hai bên hoặc người đại diện của một tổ chức đủ uy tín đứng ra làm cầu nối giữa bên mua và bên bán.
Trách nhiệm của cá nhân trong giao dịch trung gian cần đảm bảo công bằng, minh bạch trong suốt quá trình diễn ra. Nếu giao dịch thành công, cá nhân sẽ được nhận khoản phí theo thỏa thuận đã thống nhất giữa các bên.
Giao dịch trung gian qua cá nhân
Giao dịch trung gian qua các đơn vị, tổ chức uy tín
Các đơn vị, tổ chức uy tín trong giao dịch trung gian có thể ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Lấy ví dụ, bên trung gian có thể là các công ty chứng khoán. Lúc này, bên trung gian sẽ thay mặt bên mua (nhà đầu tư) thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu được phát hành từ các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đương nhiên, các công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm nếu sử dụng khoản tiền này với mục đích riêng.
Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử hiện nay được coi là đơn vị trung gian uy tín dành cho các nhà bán hàng và người mua. Trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử là cố gắng đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia trên sàn.
Giao dịch trung gian qua các tổ chức tài chính uy tín
Giao dịch trung gian qua các ứng dụng công nghệ
Hiện nay, giao dịch trung gian qua các ứng dụng công nghệ đang trở nên vô cùng phổ biến. Các ứng dụng công nghệ có thể là ứng dụng ngân hàng, ví điện tử hay các ứng dụng đặt vé,...Lấy ví dụ, người dùng có thể dễ dàng đặt vé máy bay và thanh toán nhanh chóng qua các ứng dụng booking.
Hiện nay, các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng và triển khai các ứng dụng công nghệ nhằm đem lại sự tiện lợi và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Giao dich trung gian qua ví điện tử
Ưu, nhược điểm của giao dịch trung gian
Ưu điểm
Thấu hiểu thị trường: Các đại lý là những bên có thời gian hoạt động lâu dài tại địa phương. Ví vậy, họ có thể hiểu được nhu cầu, thói quen và văn hóa của người dân dễ dàng hơn. Điều này giúp các bên giao đại lý có thể tiết kiệm được thời gian nghiên cứu thị trường và tối ưu được doanh thu.
Tiết kiệm chi phí: Hình thức trung gian cho phép các đại lý có thể tự chuẩn bị các cơ sở vật chất và quy trình bán hàng tại các địa phương. Điều này làm giảm bớt các khoản chi phí cho bên giao địa lý.
Tiết kiệm chi phí nghiên cứu thị trường
Nhược điểm
Quản lý khách hàng: Hình thức giao dịch trung gian cho phép các đại lý có thể tự vận hành và quản lý đơn hàng. Vì vậy, các bên giao đại lý sẽ gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát và hỗ trợ khách hàng nếu phát sinh sự cố.
Chia sẻ lợi nhuận: Các giao dịch trung gian được thực hiện thông qua một bên thứ ba. Do đó, doanh thu từ việc bán hàng hoặc trao đổi vật chất phải chia phần trăm cho bên trung gian.
Khó khăn trong việc quản lý và hỗ trợ khách hàng
Lưu ý giao dịch trung gian đảm bảo an toàn
Một số lưu ý khi thực hiện giao dịch trung gian như sau:
Hợp tác với những bên trung gian uy tín, có mục tiêu rõ ràng.
Hợp đồng minh bạch, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên.
Quy trình thực hiện minh bạch, rõ ràng theo thứ tự sau: Bên mua hàng thanh toán => Bên trung gian xác nhận => Bên trung gian chuyển tiền cho bên bán => Giao dịch hoàn thành.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về giao dịch trung gian là gì và các hình thức giao dịch phổ biến hiện nay. Hy vọng Tikop đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về thuật ngữ này. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!