Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lãi suất âm là gì? Hiện tượng lãi suất âm xảy ra khi nào hiện nay?

Đóng góp bởi:

Nguyễn Thế Đông

Cập nhật:

14/04/2024

Lãi suất âm là thuật ngữ tương đối xa lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây được coi là chính sách quan trọng và ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng tìm hiểu xem lãi suất âm là gì và tại sao phải áp dụng chính sách lãi suất âm ngay sau đây nhé!

Lãi suất âm là gì?

Khái niệm lãi suất âm

Lãi suất âm là lãi suất dưới 0%. Khái niệm này ngược lại hoàn toàn với lãi suất dương mà chúng ta thường nghe thấy. Khi lãi suất âm xảy ra, người đi vay sẽ nhận được thêm tiền và người gửi hay người cho vay phải trả thêm phí dựa trên lãi suất âm.

Lãi suất âm là gì?

Lãi suất âm là gì?

Ví dụ lãi suất âm

Anh A gửi ngân hàng 100 triệu VND với lãi suất -1%/năm. Sau 1 năm, thay vì nhận được 10 triệu thì anh A sẽ phải trả cho ngân hàng 10 triệu, nghĩa là anh A chỉ nhận được 90 triệu VND.

Ngược lại, nếu anh A vay ngân hàng 100 triệu VND với lãi suất -1%/năm thì ngân hàng sẽ phải trả thêm 10 triệu cho anh A. Nghĩa là số tiền thực tế anh A phải trả cho ngân hàng chỉ còn 90 triệu VND. 

Lãi suất âm tiếng Anh là gì?

Lãi suất âm trong tiếng Anh là Negative Interest Rate. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến khi tình hình kinh tế trở nên khủng hoảng tại một số quốc gia. Vì vậy, chính phủ sẽ phải áp dụng chính sách lãi suất âm hay còn gọi là Negative Interest Rate Policy (NIRP).

Lãi suất âm tiếng Anh là gì?

Lãi suất âm tiếng Anh là gì?

Hiện tượng lãi suất âm xảy ra khi nào?

Lãi suất âm thường xảy ra tại một số quốc gia mà nhu cầu chi tiêu của người dân không quá cao. Khi đó, họ sẽ có xu hướng tích trữ tiền hoặc gửi tiết kiệm để lấy lãi. Điều này sẽ khiến giá cả hàng hóa bị giảm xuống và giá trị đồng tiền được tăng lên, hay còn được gọi là giảm phát. Vì vậy, chính phủ sẽ phải giảm lãi suất xuống âm để hạn chế người dân gửi tiết kiệm và khuyến khích các doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn để phục vụ các hoạt động kinh doanh, trao đổi mua bán.

Hiện tượng lãi suất âm xảy ra khi nào?

Hiện tượng lãi suất âm xảy ra khi nào?

Tại sao phải áp dụng chính sách lãi suất âm?

Việc áp dụng chính sách lãi suất âm tại một số quốc gia sẽ tác động lớn đến tình hình kinh tế. Bằng chính sách này, chính phủ hy vọng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu chi tiêu của người dân.

Cách lãi suất âm hoạt động

Lãi suất âm có thể xuất phát từ hai góc độ khác nhau:

  • Lợi tức trái phiếu (Bond Yield): Tỷ lệ hoàn vốn hoặc lợi nhuận mà trái chủ nhận được khi đầu tư trái phiếu có thể tăng âm.

  • Chứng khoán kho bạc (Treasury Securities): Khoản nợ chịu lãi của chính phủ Hoa Kỳ có thể tăng âm. 

Chúng ta có thể thấy một cách tương quan đó là khi lãi suất thấp thì mọi người sẽ có xu hướng sử dụng tiền nhiều hơn. Ngược lại, nếu lãi suất cao thì chi phí cho các hoạt động sẽ tăng theo và mọi người sẽ có tâm lý ngại chi tiền hơn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế và nhu cầu mua sắm của người dân. 

Khi lãi suất âm xảy ra, các ngân hàng thương mại sẽ phải chi một khoản cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn ngân hàng. Điều này làm mức dự trữ của họ tại ngân hàng trung ương cũng giảm theo bởi họ cũng chính là những người đang đi gửi tiền tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, đối với trường hợp doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi tiết kiệm, ngân hàng thương mại cũng sẽ được nhận thêm phí gửi dựa trên lãi suất tại thời điểm đó. Chính phủ hy vọng sẽ đẩy được tiền ra ngoài thị trường và thúc đẩy sức mua của người dân.

Việc quyết định lãi suất như nào sẽ do ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý quyết định. Đương nhiên chỉ số này sẽ được đưa ra phụ thuộc vào tình hình kinh tế tại thời điểm đó. Nếu thị trường có dấu hiệu giảm phát mạnh thì chính sách lãi suất âm có thể được áp dụng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Sau khi tình hình trở nên khả quan hơn, chính phủ có thể cân nhắc tăng dần lãi suất lớn hơn 0. 

Lãi suất âm hoạt động như thế nào?

Lãi suất âm hoạt động như thế nào?

Lãi suất âm có tác dụng gì?

Đối với nhà nước

Lãi suất âm hầu như mang lại ảnh hưởng tích cực đối với các quốc gia áp dụng chính sách này. NIRP sẽ thúc đẩy việc vay vốn và chi tiền vào các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Do đó, thị trường sẽ trở nên sôi động hơn và khiến nền kinh tế tăng trưởng.

Việc các hoạt động buôn bán diễn ra nhiều hơn đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng tăng và giá cả hàng hóa cũng sẽ tăng theo. Điều này khiến quốc gia đó thoát khỏi tình trạng giảm phát.

Bên cạnh đó, khi số lượng các công ty đăng ký hoạt động mới đồng nghĩa với số lượng việc làm được tạo ra cũng tăng lên. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm và GDP của quốc gia đó cũng tăng theo.

Lãi suất âm ảnh hưởng lớn đến tình hình tăng trưởng của kinh tế

Lãi suất âm ảnh hưởng lớn đến tình hình tăng trưởng của kinh tế

Đối với các tổ chức tín dụng

Khi áp dụng chính sách lãi suất âm, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải đóng một khoản phí cho ngân hàng trung ương khi gửi tiền. Điều đó khuyến khích các tổ chức tín dụng phải có kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn.

Việc áp dụng chính sách lãi suất âm chính là gián tiếp thúc đẩy người dân thành lập công ty, đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm và mong muốn tham gia hoạt động buôn bán. Vì vậy, họ sẽ tìm đến các công việc đầu tư để kiếm lợi nhuận như đầu tư chứng khoán. Khi số lượng người tham gia giao dịch, mua bán cổ phiếu tăng lên đồng nghĩa với thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn.

Lãi suất âm khiến thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn 

Lãi suất âm khiến thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn 

Đối với người dân, doanh nghiệp

Chính sách lãi suất âm khiến chi phí đi vay trở nên rẻ hơn. Do đó, người dân hoặc các doanh nghiệp có ý định kinh doanh có thể tận dụng điều này để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Lãi suất âm khiến cho việc gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi là không thể. Điều này sẽ kích thích và buộc người dân phải chi tiêu số tiền của mình nhiều hơn.

Lợi ích của lãi suất âm đối với người dân và doanh nghiệp

Lợi ích của lãi suất âm đối với người dân và doanh nghiệp

Ảnh hưởng của lãi suất âm

Ảnh hưởng đến các hoạt động tín dụng

Việc áp dụng chính sách lãi suất âm khiến doanh thu từ việc cho vay của các tổ chức tín dụng giảm đi. Bên cạnh đó, khi gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại cũng sẽ mất một khoản phí. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại về lâu dài.

Lãi suất âm ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng

Lãi suất âm ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng

Ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán

Khi lãi suất âm xảy ra, việc kiếm lãi từ hoạt động gửi tiết kiệm là không thể. Vì vậy, người dân sẽ tìm đến các hoạt động đầu tư như chứng khoán, vàng, tiền ảo,...để sinh lời. 

Tuy nhiên, các ngân hàng thường là các tổ chức có vốn hóa cao và ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Khi mọi người có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng đồng nghĩa với doanh thu của ngân hàng giảm theo và khiến thị trường chứng khoán lao dốc và trở nên biến động.

Lãi suất âm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán

Lãi suất âm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán

Giảm tỷ lệ thanh khoản

Chính sách lãi suất âm được sinh ra nhằm khuyến khích người dân chi tiêu và sử dụng tới tiền mặt. Tuy nhiên, tại một số quốc gia đặc biệt như Nhật Bản, người dân sẽ xu hướng muốn giữ tiền mặt thay vì các tài sản dưới hình thức khác. Khi đã có quá nhiều tiền mặt thì vô tình khiến cho tỷ lệ thanh khoản cũng bị giảm theo.

Các nước áp dụng chính sách lãi suất âm

Thụy Điển

Vào 07/2009, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên áp dụng NIRP khi đã cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống -0.25%. Quyết định này được đưa ra bởi Riksbank - Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và cũng là ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới. Vào ngày 19/12/2019, Riksbank đã nâng mức lãi suất lên 0% và trở thành quốc gia đầu tiên đưa lãi suất thoát khỏi trạng thái âm trong số các quốc gia áp dụng chính sách này.

Thụy Điển là quốc gia đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất âm

Thụy Điển là quốc gia đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất âm

Thụy Sĩ

Chính sách lãi suất âm được áp dụng tại Thụy Sĩ từ năm 2015 nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hiệu ứng từ việc hạ lãi suất xuống - 0,75% cũng đã mang lại một vài dấu hiệu tích cực tại quốc gia này. Cụ thể, số công ty đăng ký hoạt động mới tại Thụy Sĩ đã tăng 7%, điều này đã tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân. Ngoài ra, nước này còn chấm dứt 4 năm giảm phát và GDP tăng 2.1%. Tuy nhiên, chính sách lãi suất âm lại gây áp lực lên các ngân hàng tại đây bởi họ sẽ phải giảm lợi nhuận từ việc cho vay và phát sinh chi phí từ hoạt động gửi tiền tại ngân hàng trung ương.  

Lãi suất âm ảnh hưởng tích cực đến Thụy Sĩ

Lãi suất âm ảnh hưởng tích cực đến Thụy Sĩ

Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia hiếm hoi nằm ngoài châu Âu áp dụng chính sách lãi suất âm. Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi sóng thần, lũ lụt và động đất. Các biến động của thiên nhiên khiến cho Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng tài sản bị phá hủy nặng nề, thậm chí là không còn gì. Bởi vậy, người dân Nhật Bản có thói quen tích trữ tiền bạc và không chi tiêu quá nhiều để phòng ngừa các rủi ro thiên tai. Điều này vô tình khiến cho hoạt động mua bán trở nên “ế ẩm” và tỷ lệ phá sản của các doanh nghiệp tăng cao. Do đó, chính phủ Nhật Bản phải áp dụng chính sách lãi suất âm để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân. 

Tuy nhiên, người dân Nhật Bản vẫn có xu hướng tích trữ tiền nhiều hơn bằng việc giữ trong két sắt thay vì gửi ngân hàng hoặc đầu tư cổ phiếu. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao giá cổ phiếu ở Nhật Bản không tăng mặc dù chính phủ đã áp dụng chính sách lãi suất âm.  

Lãi suất âm ở Nhật Bản

Lãi suất âm ở Nhật Bản

Một số quốc gia khác

Vào năm 2014, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất xuống - 0.1% với hy vọng phục hồi nền kinh tế sau những sự sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, một vài quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu âu (đồng Euro) đã áp dụng chính sách lãi suất âm như Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Hungary,...

Mặc dù không thể phủ nhận những dấu hiệu khởi sắc mà chính sách lãi suất âm mang lại, tuy nhiên, tình hình kinh tế tại các quốc gia trên vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu.

Lãi suất âm có ảnh hưởng gì đến Việt Nam không?

Nhìn chung, lãi suất âm không ảnh hưởng quá nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối có thể bị ảnh hưởng đôi chút bởi sự biến động đồng tiền của các quốc gia áp dụng chính sách này. Vì vậy, đối với những nhà đầu tư cá nhân cần theo dõi thị trường thường xuyên để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Việt Nam có áp dụng chính sách lãi suất âm không?

Việt Nam không áp dụng chính sách lãi suất âm. Trên thực tế, chính sách này chỉ phù hợp với các quốc gia dựa nhiều vào các hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, NIRP chỉ được áp dụng khi tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát mạnh hoặc nhu cầu chi tiêu của người dân quá ít. 

Việt Nam là một nước có tỷ lệ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và có tình hình tăng trưởng được đánh giá ở mức tốt. Do đó, khái niệm lãi suất âm vẫn chưa thực sự phổ biến và được áp dụng tại Việt Nam.

Việt Nam không áp dụng chính sách lãi suất âm

Việt Nam không áp dụng chính sách lãi suất âm

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến lãi suất âm

Chính sách lãi suất âm là gì?

Chính sách lãi suất âm là chính sách do chính phủ hoặc cơ quan quản lý đưa ra nhằm khuyến khích các ngân hàng đẩy tiền ra ngoài thị trường và thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của các doanh nghiệp và người dân. Chính sách lãi suất âm còn được viết tắt là NIRP (Negative Interest Rate Policy).

Chính sách lãi suất âm áp dụng với những chủ thể nào?

Chính sách lãi suất âm áp dụng với hai chủ thể là ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Khi chính sách lãi suất âm được áp dụng, các ngân hàng thương mại sẽ phải trả một khoản phí cho ngân hàng trung ương khi gửi tiền. Ngược lại, ngân hàng trung ương sẽ phải trả thêm cho ngân hàng thương mại tiền lãi dựa trên lãi suất mà ngân hàng thương mại đã vay.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về lãi suất âm là gì và tại sao một số quốc gia phải áp dụng chính sách này. Hy vọng bạn đã hiểu thêm về ảnh hưởng của lãi suất âm đối với một số quốc gia trên thế giới. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

CHỨNG KHOÁN

Lệnh ATO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh ATO đơn giản, hiệu quả nhất

ATO là lệnh giao dịch chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Vậy lệnh ATO là gì? Cách đặt lệnh ATO như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

26/08/2024

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024