Rủi ro lãi suất là gì?
Rủi ro lãi suất trong tiếng Anh là Interest Rate Risk. Đây là khái niệm chỉ nguy cơ mà bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng sẽ phải đối mặt. Nó liên quan đến việc có thể làm giảm lợi nhuận hoặc tổn thất tài sản do sự biến đổi của lãi suất gây ra. Sự mất cân đối giữa các kỳ hạn của những loại tài sản và nợ có thể dẫn đến một số rủi ro về lãi suất.
Sự biến động về lãi suất thị trường sẽ có thể gây nên một số các ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tài chính về rất nhiều mặt, cụ thể như sau:
-
Tác động đến tổng doanh thu và nguồn lợi nhuận của ngân hàng: Làm giảm bớt thu nhập và tăng các loại chi phí của ngân hàng, từ đó gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến biên độ lợi nhuận.
-
Tác động trực tiếp đến giá trị của các khoản đầu tư: Làm giảm giá trị của tài sản, đặc biệt là các khoản đầu tư về tài chính như trái phiếu, hoặc cổ phiếu và quỹ đầu tư.
-
Tác động đến chi phí cho vay: Lãi suất tăng sẽ khiến cho chi phí vay tăng lên và ngược lại.
- Tác động đến khả năng chi trả nợ: Nếu lãi suất tăng lên, người vay sẽ có nguy cơ không thể trả được nợ, từ đó làm tăng thêm rủi ro mất tiền của một số tổ chức và cá nhân.
Tìm hiểu về rủi ro lãi suất
Phân loại rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất gây nên những tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, cùng một loạt các nhà đầu tư trái phiếu. Do đó, người ta thường sẽ phân loại rủi ro lãi suất thành hai loại chính đó là rủi ro lãi suất của ngân hàng và rủi ro lãi suất của trái phiếu.
2.1 Rủi ro lãi suất ngân hàng
Đây là loại rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt khi xuất hiện sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và phần lãi suất cho các khoản vay.
Nếu lãi suất tăng lên, chi phí huy động cũng sẽ tăng, trong khi lãi suất cho các khoản vay vẫn được giữ nguyên, dẫn đến việc giảm lợi nhuận và tiềm ẩn một số các rủi ro về tài chính.
Rủi ro về lãi suất ngân hàng
2.2 Rủi ro lãi suất trái phiếu
Các nhà đầu tư về trái phiếu sẽ phải đối mặt với những loại rủi ro này khi có sự thay đổi về lãi suất thị trường. Nếu lãi suất tăng lên, giá trị trái phiếu sẽ giảm và có thể là ngược lại.
Điều này sẽ gây ra một số rủi ro cho các nhà đầu tư trái phiếu, đặc biệt là đối với những loại trái phiếu có kỳ hạn dài và không có được tính thanh khoản cao.
Ngoài ra, các loại rủi ro lãi suất còn có thể được phân loại theo một số cách như sau:
-
Rủi ro hiển nhiên: Đây là loại rủi ro xuất hiện do gặp phải sự biến đổi của đường cong lãi suất, khi các kỳ hạn khác nhau bắt đầu có xu hướng thay đổi đồng đều.
-
Rủi ro về đường cong lãi suất: Đây là một loại rủi ro phát sinh khi hình dạng của đường cong lợi suất gặp phải sự thay đổi. Nếu đường cong lợi suất bị đảo ngược, tức là mức lãi suất của các kỳ gửi ngắn hạn cao hơn mức lãi suất của kỳ dài hạn, thì các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với loại rủi ro mất tiền.
-
Rủi ro mức cơ bản: Đây là loại rủi ro xảy ra khi những cơ sở lãi suất khác nhau thay đổi một cách hoàn toàn không đồng đều. Ví dụ, bên tài sản có cho vay và bên tài sản nợ đi vay dựa trên những cơ sở lãi suất khác nhau, chẳng hạn như LIBOR và SIBOR. Khi đó, những sự thay đổi khác nhau của cả hai cơ sở này sẽ có thể gây ra một số các loại rủi ro lãi suất cơ bản.
Nếu căn cứ vào đúng giá trị thì các loại rủi ro lãi suất sẽ được chia thành 2 loại như sau:
-
Rủi ro về nguồn thu nhập: Đây là khả năng làm giảm đi nguồn thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường bị thay đổi. Loại rủi ro này sẽ làm thay đổi toàn bộ chi phí huy động vốn và lượng lãi thu được từ các khoản cho vay theo các hình thức khác nhau, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng.
- Rủi ro giảm giá trị của tài sản: Đây là một trong những loại rủi ro khiến cho giá trị của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng sẽ bị thay đổi hoàn toàn khác nhau, từ đó làm cho các giá trị trên thị trường của vốn chủ sở hữu cũng sẽ bị thay đổi theo.
Rủi ro về lãi suất của trái phiếu
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
Những nguyên nhân chính gây nên những rủi ro lãi suất có thể kể đến các trường hợp như sau:
3.1 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất ngân hàng
-
Do sự chênh lệch giữa mức lãi suất tiền gửi và mức lãi suất cho vay
Trường hợp 1: Ngân hàng khi cho huy động tiền gửi với mức lãi suất biến đổi và cho vay với mức lãi suất cố định. Khi lãi suất huy động tăng lên thì chi phí cũng tăng, nguồn lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm. Lúc này rủi ro lãi suất sẽ bắt đầu xuất hiện.
Trường hợp 2: Khi mức lãi suất tiết kiệm của ngân hàng đã được cố định và ngân hàng chỉ sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư với mức lãi suất biến đổi. Lúc này khi lãi suất đầu tư bị giảm thì nguồn lợi nhuận ngân hàng cũng bị giảm và rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện.
-
Do sự mất cân đối ở giữa phần tài sản có và tài sản nợ
Ngân hàng huy động nguồn vốn nhưng không sử dụng hết số vốn này để cho vay theo đúng tỷ lệ cho phép. Nếu nguồn thu nhập từ số tiền cho vay thấp hơn các loại chi phí phải trả cho người gửi tiền thì lúc này lợi nhuận sẽ bị giảm hoặc âm thì rủi ro lãi suất cũng sẽ xảy ra.
-
Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa các loại tài sản có và tài sản nợ
Trường hợp ngân hàng huy động nguồn vốn ngắn hạn nhưng lại đem cho vay theo kỳ hạn dài. Rủi ro lãi suất ngân hàng sẽ bắt đầu xuất hiện nếu như lãi suất cho vay bị giảm và lãi suất huy động tăng lên hoặc giữ nguyên.
Trường hợp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn để cho vay ngắn hạn thì mức độ rủi ro cũng sẽ xuất hiện khi mức lãi suất huy động giữ nguyên còn lãi suất cho vay thì tăng lên.
Xem thêm về So sánh lãi suất tiết kiệm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
3.2 Nguyên dân dẫn đến rủi ro lãi suất với trái phiếu và các loại giấy tờ có giá
-
Nhà đầu tư vào trái phiếu, đặc biệt là các nhà đầu tư vào trái phiếu dài hạn sẽ dễ chịu tác động trực tiếp từ những rủi ro lãi suất hơn.
Ví dụ khi các bạn mua một trái phiếu trong 20 năm, có lãi suất cố định là 6% với giá là 100 triệu đồng. Mỗi năm các bạn sẽ nhận được 6 triệu tiền lãi cho đến khi trái phiếu này đáo hạn.
Tuy nhiên khi mức lãi suất tăng lên 6.5%, trái phiếu mới bắt đầu phát hành chi trả cho các nhà đầu tư sẽ là 6.5 triệu mỗi năm cho khoản đầu tư 100 triệu.
Nếu các bạn vẫn tiếp tục giữ các loại trái phiếu lãi suất 6% cho tới khi đáo hạn thì bạn sẽ có thể mất đi cơ hội tăng thu nhập cho mình. Ngoài ra nếu bạn bán các loại trái phiếu 6% thì sẽ có thể sẽ phải bán với một mức giá thấp hơn ban đầu vì lãi suất trái phiếu cũ hiện giờ đã không còn sức hấp dẫn nữa.
-
Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi rủi ro lãi suất nhưng ít hơn nhiều so với các nhà đầu tư trái phiếu
Ví dụ khi mức lãi suất cho vay tăng lên thì các loại chi phí vay tiền của công ty cũng sẽ tăng. Điều này có thể làm giảm đi nguồn lợi nhuận và gây ảnh hưởng tới giá trị của cổ phiếu.
Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại
Sự thay đổi của mức lãi suất thị trường và khe hở lãi suất là hai yếu tố cực kỳ cơ bản phản ánh rõ ràng nhất rủi ro lãi suất. Cụ thể như sau:
Các yếu tố dẫn đến rủi ro lãi suất
4.1 Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất được hầu hết các nhà quản lý ngân hàng sử dụng như một chỉ tiêu do khả năng thu nhập sẽ bị giảm đi khi mức lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất sẽ được hình thành bởi sự chênh lệch về nguồn tiền và tài sản hiện có.
Quy mô của các nguồn tiền và tài sản sẽ ảnh hưởng bởi nhu cầu của kỳ hạn gửi do khách hàng lựa chọn, khả năng về việc lựa chọn kỳ hạn của người gửi và cho vay, cũng như sự chuyển hoàn kỳ hạn của nguồn.
Sự khác biệt về khối lượng tài sản và kỳ hạn gửi của nguồn là điều tất yếu. Thường thì kỳ hạn gửi sẽ sử dụng để phân loại nguồn tiền và tài sản không phải là kỳ hạn trên danh nghĩa mà là nguồn được xác định lại mức lãi suất và kỳ hạn tài sản.
4.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường
Khi ngân hàng đang tiến hành duy trì khe hở lãi suất dương, tức là ngân hàng sẽ dự đoán lãi suất có tăng lên. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng nhau tăng lên với tỷ lệ như nhau, ngân hàng sẽ là bên có lợi.
Ngược lại, nếu chúng bị giảm xuống với cùng một mức độ, thì sự chênh lệch lãi suất của ngân hàng cũng sẽ bị giảm từ đó làm giảm đi mức thu nhập thu được từ nguồn lãi suất.
Trong trường hợp các ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng đang dự đoán mức lãi suất sẽ giảm. Nếu nguồn nhạy cảm và lãi suất tài sản cùng tăng lên với cùng một mức độ, thì sự chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ bị giảm đi, từ đó làm giảm đồng thời thu nhập từ lãi suất.
Như vậy, trạng thái nguồn tiền và tài sản tạo ra khe hở lãi suất không phải là yếu tố duy nhất gây ra rủi ro về lãi suất. Trạng thái này khi kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài mong muốn của ngân hàng sẽ gây ra các rủi ro lãi suất.
Khả năng dự đoán thay đổi mức lãi suất không tương ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, khe hở lãi suất sẽ trở thành một trong những yếu tố đo đạc mức độ rủi ro lãi suất tiềm năng.
Khi khe hở lãi suất ngày càng lớn sẽ tương ứng với việc rủi ro cũng ngày càng cao.
Làm thế nào để kiểm soát rủi ro lãi suất
Để có thể quản lý rủi ro lãi suất, các nhà đầu tư cũng như các ngân hàng đều cần phải áp dụng và thực hiện một số các biện pháp như sau đây:
5.1 Đối với nhà đầu tư
Tiến hành phân bổ đa dạng các khoản đầu tư, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng việc đầu tư vào các khoản có thể chịu đựng được những sự biến động bất thường của lãi suất.
Giảm thiểu rủi ro bằng cách tiến hành sử dụng các công cụ phái sinh tài chính như hợp đồng tương lai về lãi suất, có thể tùy chọn mua hoặc bán lãi suất, hợp đồng chênh lệch mức lãi suất hoặc các loại tài khoản chuyển đổi lãi suất.
Tìm hiểu và tiến hành theo dõi kỹ càng sự biến động của mức lãi suất trên thị trường, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư.
Nhà đầu tư cá nhân cần kiểm soát các rủi ro khi đầu tư
5.2 Đối với ngân hàng
Sử dụng các phương pháp để đa dạng hóa danh mục cho vay và huy động vốn, tránh tập trung quá nhiều vào một số ngành nghề hoặc loại hình cho vay. hay huy động vốn nhất định.
Áp dụng cơ chế quản lý các rủi ro tích cực, tức là liên tục kiểm tra, đánh giá và định giá thật chính xác các loại rủi ro lãi suất, đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa và đối chiếu để kiểm soát rủi ro.
Sử dụng thêm những công cụ phái sinh tài chính để có thể làm giảm thiểu rủi ro lãi suất, ví dụ như tùy chọn mua hoặc tùy chọn bán lãi suất.
Đảm bảo quy trình quản lý rủi ro lãi suất luôn được thực hiện một cách nghiêm ngặt và theo đúng các quy định của nhà nước.
Ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý, tích cực quản lý rủi ro
Trong bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về khái niệm rủi ro lãi suất là gì, các loại rủi ro lãi suất phổ biến hiện nay và cách quản trị chúng. Hy vọng với các thông tin mà Tikop vừa cung cấp sẽ giúp cho các cá nhân, cũng như doanh nghiệp có thể đưa ra một số quyết định kinh doanh thật hiệu quả và bền vững.