Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là một trong những phương pháp nghiên cứu các báo cáo thống kê về biến động giá, khối lượng giao dịch để tiến hành đánh giá chứng khoán và dự đoán các xu hướng giá trong tương lai.
Các nhà phân tích dựa theo phương pháp này cho rằng các hoạt động giao dịch trong quá khứ và sự biến động giá có thể sẽ giúp họ dự đoán về xu hướng giá của các loại chứng khoán trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng vào việc phân tích thị trường chứng khoán, chỉ số, hoặc hàng hóa hay bất kỳ mặt hàng nào có thể tiến hành giao dịch được và chịu sự ảnh hưởng từ các áp lực của việc cung cầu.
Ứng dụng phân tích kỹ thuật vào trong thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ sử dụng biểu đồ và chỉ số để tiến hành xem xét các biến động cung và cầu của cổ phiếu, từ đó quyết định thời điểm hiện tại nên mua vào, hay nắm giữ hoặc cũng có thể bán ra.
Tuy nhiên, phương pháp này thường sẽ chỉ sử dụng để nhận định những tín hiệu giao dịch trong thời gian ngắn hạn.
Có bao nhiêu phương pháp phân tích trong chứng khoán?
Có hai phương pháp chính thường được các nhà đầu tư sử dụng để tiến hành phân tích, và đưa ra những quyết định đầu tư chứng khoán bao gồm: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Nếu tiến hành phân tích cơ bản là phương pháp tập trung vào việc xem xét các báo cáo của công ty để có thể xác định giá trị nội tại của chứng khoán, thì đây là một phương pháp tập trung vào việc phân tích giá và biến động giá của chứng khoán để đưa ra những quyết định đầu tư.
Vai trò của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Học phân tích kỹ thuật chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định thật sự chính xác trong việc đầu tư cổ phiếu. Bởi vì đây chính là một trong những công cụ nắm giữ 3 chức năng quan trọng như sau:
- Báo động về sự thay đổi của giá cả giúp hầu hết nhà đầu tư bán ra để đảm bảo được sự an toàn, thiết lập một ngưỡng an toàn mới.
-
Đưa ra nhận định và xác nhận xu thế của giá mới để xây dựng kế hoạch đầu tư chiến lược trong thời gian ngắn, trung và dài hạn.
-
Dự đoán giá cả trong tương lai dựa trên những mức giá trong quá khứ, xu hướng của thị trường để đưa ra cá quyết định đầu tư hợp lý.
Các công cụ thường được nhà phân tích kỹ thuật sử dụng
Nguyên tắc cốt lõi của việc phân tích kỹ thuật trong chứng khoán đó là giá của cổ phiếu sẽ luôn phản ánh tất cả các thông tin có thể tác động đến thị trường.
Thông thường, các nhà phân tích sẽ tiến hành sử dụng hai công cụ chính là các mô hình giá và những chỉ báo kỹ thuật để có thể phân tích các biến động về giá. Cụ thể như sau:
4.1 Các mô hình giá
Các mô hình giá sẽ được những nhà phân tích sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự. Vùng hỗ trợ là các vùng giá mới đạt được khi mức giá của chứng khoán đang giảm xuống mức đáy dự kiến (hay được gọi là các mức hỗ trợ).
Vùng kháng cự là khu vực vùng giá mới đạt được khi giá của các loại chứng khoán tăng lên cao hơn mức đỉnh của dự kiến (hay được gọi là mức kháng cự). Các mô hình này sẽ được thiết kế để tiến hành dự đoán vị trí của giá, sau một thời điểm nhất định và khi ở một điểm giá nào đó sẽ bị phá vỡ.
4.2 Chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật là một trong những công thức tính toán hoặc sử dụng để dự báo giá dựa trên các thông số từ trong quá khứ như giá, khối lượng hay các nhu cầu mua bán của một cổ phiếu.
Các chỉ báo kỹ thuật này sẽ được các nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Có rất nhiều các chỉ báo kỹ thuật đã được hầu hết nhà nghiên cứu phát triển để tiến hành hỗ trợ giao dịch. Một số các chỉ báo tập trung chủ yếu vào việc xác định những xu hướng thị trường hiện tại, bao gồm cả các khu vực hỗ trợ và kháng cự.
Các chỉ báo khác sẽ tập trung vào việc xác định nguồn sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục.Các chỉ báo phân tích kỹ thuật mức cơ bản thường được các nhà đầu tư sử dụng bao gồm:
-
Xu hướng về mặt giá cả.
-
Chỉ báo về khối lượng và chỉ báo dao động.
-
Chỉ báo về sự dao động.
-
Đường trung bình động.
-
Chuyển động trung bình hội tụ hoặc phân kỳ.
Ưu và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật
Một số các ưu nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật chứng khoán mà các nhà đầu tư nên biết như sau:
5.1 Ưu điểm
Có thể dự đoán được sớm các xu hướng giá chứng khoán trong tương lai. Mang lại những kết quả nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nhà đầu tư mới cũng có thể nhanh chóng làm quen và học hỏi theo phương pháp này.
Tỷ lệ chính xác cao, giúp các nhà đầu tư dễ dàng xác định được điểm để vào lệnh, cắt lỗ, hoặc chốt lời…
Với đa dạng các loại chỉ báo, nhà đầu tư sẽ có thể lựa chọn được công cụ phù hợp với những phong cách đầu tư và mục tiêu của chính mình.
5.2 Mặt nhược điểm
Không phải lúc nào cũng sẽ cho ra các tín hiệu chính xác mà chỉ có tính tương đối. Cần kết hợp với nhiều loại công cụ để đưa ra các dự đoán chuẩn hơn.
Hầu hết các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý và quyết định giao dịch vì thế cần phải có một kế hoạch rõ ràng, chiến lược quản lý các rủi ro thật cụ thể để hạn chế các biến động tâm lý gây nên bất lợi, làm ảnh hưởng đến các danh mục đầu tư.
Các phương pháp phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
Việc phân tích cơ bản thường sẽ nhằm xác định được giá trị nội tại (giá trị thực sự) của một loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư, hoặc nhà phân tích cần phải tiến hành kiểm tra các nhân tố cơ bản có tác động hoặc có khả năng thay đổi giá cổ phiếu dựa trên các thông tin như:
-
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
-
Các phân tích về ngành nghề, trạng thái kinh tế vĩ mô và vi mô để ra được các quyết định đầu tư đúng đắn.
Quan điểm của hầu hết các nhà đầu tư thường theo trường phái phân tích kỹ thuật cho rằng sẽ có những mẫu hình trong quá khứ có xu hướng lặp lại vì vậy có thể áp dụng các mẫu hình để dự đoán giá trị cổ phiếu trong tương lai.
Trong phân tích kỹ thuật sẽ có thể chia thành nhiều cách làm sau đây:
-
Phương pháp Candlestick Charting - phân tích đồ thị nến Nhật.
-
Phương pháp Elliott Wave Theory - phân tích nguyên lý sóng Elliott.
-
Phương pháp Reversal and Continues - ứng dụng của mô hình đảo chiều và mô hình tiếp tục.
-
Phương pháp Dow Theory - phân tích lý thuyết Dow.
-
Phương pháp Trendline Charting - ứng dụng đường xu hướng.
-
Phương pháp Fibonacci Series - ứng dụng dãy số Fibonacci.
-
Phương pháp Technical Indicator - ứng dụng những hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật.
-
Phương pháp Pivot Point - ứng dụng điểm Pivot.
-
Phương pháp CANSLIM - đầu tư của ông William O’Neil.
-
Phương pháp Wyckoff Analysis - phân tích của Wyckoff.
Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp thông dụng được các nhà đầu tư chứng khoán dùng để tham khảo trước khi thực sự quyết định việc đầu tư vào một hay nhiều loại cổ phiếu trong ngắn hoặc dài hạn.
Việc áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật cần phải theo một số các nguyên tắc hoặc quy tắc phổ quát, thế nhưng các nhà đầu tư cũng nên tật linh hoạt trong cách tiếp cận.
Phân biệt phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là một trong những phương pháp kiểm tra, xem xét những yếu tố có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của toàn bộ công ty trong tương lai để đo lường các giá trị nội tại của chứng khoán.
Các nhà phân tích cơ bản thường sẽ nghiên cứu bất cứ điều gì nếu nhận thấy nó có thể gây ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu. Có thể là từ các yếu tố vĩ mô như trạng thái đang có của nền kinh tế, hay điều kiện ngành cho đến các yếu tố vi mô như về hiệu quả, cũng như đội ngũ quản lý của công ty.
Yếu tố | Phân tích kỹ thuật | Phân tích cơ bản |
Mục tiêu | Xác định điểm mua hoặc bán cổ phiếu hợp lý, thu về lợi nhuận cao | Xác định các giá trị nội tại, giá trị thực sự của một loại cổ phiếu |
Mục đích sử dụng | Đầu tư ngắn hạn | Đầu tư dài hạn |
Dữ liệu | Giá cổ phiếu qua các thời điểm và cả khối lượng giao dịch | Báo cáo báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh, hoặc các sự kiện, hay tin tức về ngành và nền kinh tế |
Phương pháp phân tích | Dựa trên các chỉ số hoặc hành động về giá |
Phân tích định lượng: Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính Phân tích định tính: Xem xét các chính sách kinh tế vĩ mô, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và của toàn ngành |
Thời gian nắm giữ cổ phiếu | Phần lớn chỉ giữ cổ phiếu trong vài ngày, phút, hoặc thậm chí chỉ vài giây (ngắn hạn) | Thường giữ cổ phiếu trong dài hạn, thậm chí nhiều năm |
Cả hai phương pháp trên đều có thế mạnh và có những mặt hạn chế riêng, vì vậy không thể xác định được là phương pháp nào tốt hơn trong đầu tư chứng khoán. Việc lựa chọn các phương pháp phân tích thị trường nào phụ thuộc vào mục tiêu, hoặc chiến lược, hay kiến thức, khả năng của nhà đầu tư.
Cần phải coi phân tích cơ bản là một phương pháp nền tảng, và không có xung đột với việc phân tích kỹ thuật. Cách phân tích kỹ thuật sẽ được kết hợp nhằm khắc phục một số các nhược điểm của hình thức phân tích cơ bản.
Bỏ qua vai trò của những yếu tố tâm lý của các bên tham gia thị trường và tính không chính xác của nguồn thông tin mà nhà đầu tư sử dụng.
Việc sử dụng đồng thời và kết hợp đan xen cả hai phương pháp có thể khắc phục được nhược điểm của nhau và bổ trợ lẫn nhau. Nhà đầu tư sẽ cần kết hợp cả hai phương pháp trên để có thể hình thành một trong những chiến lược đầu tư với các đánh giá đa chiều hơn.
Phân tích cơ bản sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định giao dịch chính xác còn phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhận định các điểm mua hoặc bán một cách hợp lý.
Tóm lại, phân tích kỹ thuật chứng khoán luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Hy vọng với các thông tin trên đây của Tikop đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và biết cách để đọc biểu đồ thật chính xác.