Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow (Dow theory) là tập hợp các 6 nguyên tắc cơ bản nhằm giải thích cách thị trường chứng khoán vận động. Đồng thời, lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản trong phân tích kỹ thuật chứng khoán với các chỉ số như: RSI, sóng Elliott, MACD,... Theo đó, nguyên tắc xây dựng lý thuyết Dow: Thị trường chứng khoán là thước đo đối với một nền kinh tế.
>>> Xem thêm: Sideway là gì? Cách xác định thị trường sideway trong chứng khoán
Lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Lịch sử hình thành của lý thuyết Dow
Cuối thế kỷ XIX, Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow dựa vào phân tích hành động giá thị trường. Ban đầu, lý thuyết Dow được đăng tải trên tờ The Wall Street Journal dưới dạng bài luận, phân tích dựa trên hai chỉ số cơ bản là chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones.
Dù Charles Dow là người phát triển lý thuyết Dow nhưng chính SA Nelson và William Hamilton đã phát triển, cải tiến lý thuyết này. Nelson là người đầu tiên sử dụng lý thuyết Dow, và viết The “ABC of Stock Speculation”. Còn Hamilton đã hoàn thiện lý thuyết qua các bài bài trên The Wall Street Journal từ năm 1902 đến năm 1929. Đồng thời, Hamilton cũng viết “The Stock Market Barometer” năm 1922 để tìm cách giải thích lý thuyết Dow một cách chi tiết.
>>> Xem thêm: Chỉ số Dow Jones là gì? Những điều cần biết về chỉ số Dow Jones
Lịch sử hình thành của lý thuyết Dow
Chi tiết các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Thị trường giảm giá tất cả mọi thứ
Theo nguyên lý Dow thì thị trường phản ánh mọi thông tin có sẵn thông qua giá cả. Giá là tổng hợp của hy vọng, lo ngại và kỳ vọng của tất cả các nhà đầu tư. Các biên động về lãi suất, dự báo doanh thu, tin tức chính trị, kỳ vọng thu nhập đều được định giá trên thị trường. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn của thị trường chứ không làm thay đổi xu hướng chính. Vì thế, người tham gia thị trường có thể nghiên cứu biến động giá để dự đoán xu hướng tương lai.
Thị trường có ba xu hướng
Ba xu hướng chính của thị trường trong lý thuyết Dow bao gồm:
Xu hướng chính: Là những chuyển động chính trên thị trường, thường kéo dài trong một hoặc nhiều năm. Xu hướng xác định đây là thị trường tăng giá (đi lên) hoặc giảm (đi xuống).
Xu hướng thứ cấp: Là xu hướng làm gián đoạn chuyển động xu hướng chính theo hướng ngược lại. Xu hướng thứ cấp thường lây lan trong khoảng 3 tuần đến vài tháng và có thể di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính.
Xu hướng nhỏ: Thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, chỉ tồn tài trong vài ngày hoặc dưới 3 tuần. Những xu hướng nhỏ chỉ làm nhiễu thị trường và có thể ngược hướng với xu hướng chính hoặc xu hướng phụ.
Ba xu hướng chính của thị trường trong lý thuyết Dow
Xu hướng thị trường có ba giai đoạn
Dù thị trường đi lên hay đi xuống thì mọi xu hướng đều được thể hiện bởi 3 giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn tích lũy
Giai đoạn này thường xảy ra sau một xu hướng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư trở nên mất hy vọng về việc giá sẽ tăng. Dù giá có thể đã đạt đến mức thấp nhất trong chu kỳ đó, nhưng người mua vẫn còn do dự về việc mua vào cổ phiếu. Do đó, giá cổ phiếu tiếp tục duy trì ở mức thấp.
Khi đó, các nhà đầu tư lớn và quỹ bắt đầu tham gia thị trường. Họ nhận ra rằng thị trường đã chạm đáy, bắt đầu tích lũy cổ phiếu ở mức giá thấp. Họ mua cổ phiếu với khối lượng lớn và thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Hành động này tạo ra các mức hỗ trợ mới, khi lượng mua vào từ các nhà đầu tư thông minh này đẩy mạnh nhu cầu và đẩy giá cổ phiếu lên.
Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn bùng nổ, khi các nhà giao dịch ngắn hạn nhận thấy hoạt động thị trường và tham gia. Họ bắt đầu mua cổ phiếu, đẩy giá tài sản tăng nhanh chóng, tạo ra một xu hướng tăng giá. Tin tức tích cực về thị trường cũng kích thích sự tham gia của người mua, khiến xu hướng giá tăng cao hơn và thu hút sự quan tâm từ công chúng vào thị trường.
Giai đoạn phân phối
Ở đỉnh điểm của giai đoạn tăng giá, giá cổ phiếu sẽ đạt mức cao mới và mọi người bắt đầu đầu tư vào chúng khi tin tức tích cực lan rộng. Tuy nhiên, trong khi những người khác tập trung vào việc mua, các nhà đầu tư lớn bắt đầu bán bớt cổ phiếu một cách có hệ thống, tạo ra sự gia tăng về nguồn cung cổ phiếu.
Khi đó, nguồn cung cổ phiếu vì thế mà không ngừng tăng lên, giá cố gắng vượt qua một điểm nhất định, bán tháo từ các nhà đầu tư lớn ngăn không cho giá vượt quá mốc đó, tạo ra các mức kháng cự. Đợt bán tháo lớn cuối cùng làm trì trệ giá và ngăn không cho nó tăng thêm, dẫn đến xu hướng giảm và thị trường chuyển sang trạng thái giá xuống.
Xu hướng thị trường có ba giai đoạn
Các chỉ số phải xác định lẫn nhau
Để xác định một xu hướng của thị trường thì tất cả các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Nghĩa là chuyển động của một chỉ số phải phản ánh chính xác chuyển động của tất cả các chỉ số khác trên thị trường. Chỉ khi có sự khớp lệnh giữa các chỉ số này, chúng ta mới có thể đưa ra quyết định xác định thị trường đang trong giai đoạn tăng hay giảm.
>>> Đọc thêm: Bear market là gì? Nguyên nhân & Cách xác định thị trường gấu
Khối lượng giao dịch phải phù hợp với xu hướng giá cả
Theo lý thuyết Dow, bất kỳ xu hướng chính nào trên thị trường, tăng hoặc giảm, đều phải được hỗ trợ bởi sự tăng tương ứng của khối lượng giao dịch. Ví dụ, trong một thị trường tăng giá, khối lượng giao dịch nên tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Ngược lại, trong một thị trường giảm giá, khối lượng giao dịch nên tăng khi giá giảm và giảm khi giá tăng.
Theo lý thuyết Dow, khối lượng giao dịch phải phù hợp với xu hướng giá cả
Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều
Xu hướng thứ cấp và xu hướng đảo chiều dễ bị nhầm lẫn do cả hai biến động đều di chuyển ngược lại với xu hướng chính. Ví dụ, trong một thị trường chủ yếu giảm giá, một sự tăng giá tạm thời có thể là một sự đảo chiều. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ là một xu hướng thứ cấp.
Do đó, theo lý thuyết Dow, cần tiếp tục coi thị trường là giảm giá cho đến khi xu hướng tăng rõ ràng được thiết lập. Khi đó, mới có thể coi đó là một sự đảo ngược xu hướng, khiến thị trường chuyển sang tăng giá.
Ưu điểm, nhược điểm của lý thuyết Dow
Ưu điểm
Lý thuyết Dow đem đến các ưu điểm nổi bật dành cho các nhà đầu tư:
Lý thuyết Dow dựa trên xu hướng thị trường dài hạn giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh về thị trường.
Lý thuyết Dow giúp dự đoán xu hướng thị trường, thay vì cố gắng dự đoán mọi biến động ngắn hạn, lý thuyết Dow khuyến khích nhà đầu tư tập trung vào nhận diện và tham gia vào các xu hướng dài hạn.
Lý thuyết Dow dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản, giúp xác định xu hướng thị trường, các biến động về giá. Vì thế, nhà đầu tư có thể dễ hiểu, dễ dàng sử dụng.
>>> Đọc ngay: Quỹ đầu tư chứng khoán là gì? Các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì lý thuyết Dow cũng có những nhược điểm nhất định:
Lý thuyết Dow có độ trễ lớn: Thực tế, lý thuyết Dow có độ trễ nhất định so với thị trường, vì thế nếu tuân thủ theo nguyên tắc trên một cách cứng nhắc thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ các cơ hội lợi nhuận trong tương lai.
Không phải lúc nào lý thuyết Dow cũng chính xác: Vì lý thuyết Dow còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về lãi suất, lạm phát, cảm xúc của nhà đầu tư,... nên nó có thể chính xác hoặc không.
Không có điểm vào lệnh rõ ràng: Lý thuyết Dow có thể cho thấy xu hướng của thị trường nhưng không thể chỉ ra được điểm vào lệnh.
Không dành cho các nhà đầu tư lướt sóng: Do lý thuyết Dow có độ trễ nhất định nên sẽ không phù hợp cho các nhà đầu tư lướt sóng.
Ưu điểm, nhược điểm của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow thường được dùng với những chỉ báo nào?
Chỉ báo Fractal
Chỉ báo Fractal là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật giao dịch tài chính để xác định các mô hình giá trị lặp lại trên biểu đồ giá. Fractal được xác định bằng cách tìm kiếm các điểm cao hoặc điểm thấp quan trọng trong biểu đồ giá. Điểm cao fractal là một điểm cao nổi bật, nơi không có hai điểm khác ở gần nó có giá cao hơn. Tương tự, điểm thấp fractal là một điểm thấp nổi bật, không có hai điểm khác ở gần nó có giá thấp hơn.
Chỉ báo Fractal là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật giao dịch tài chính
Chỉ báo Heiken Ashi
Chỉ báo nến Heiken Ashi là “thanh trung bình”, được tính toán dựa trên dữ liệu quá khứ và hiện tại giúp xác định hỗ trợ và kháng cự, vẽ đường xu hướng hoặc đo lường điểm mua bán. Ứng dụng lý thuyết Dow, mỗi sóng màu Heiken Ashi như một tham chiếu để xác định các mức cao và thấp.
>>> Xem thêm: Nến búa ngược (Inverted Hammer) là gì? 10 điều trader cần biết
Công cụ phân tích zig zag
Zig Zag là chỉ số phân tích hành động giá của chứng khoán nhằm phát hiện các xu hướng, các điểm dao động giá đóng vai trò là vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Từ đó, giúp lọc ra những dao động hoặc biến động giá không liên quan và lọc nhiễu tốt nhất.
Zig Zag là chỉ số phân tích hành động giá của chứng khoán
Kinh nghiệm áp dụng lý thuyết Dow trong đầu tư chứng khoán
Lý thuyết sóng Dow - Sự thoái lui trong Hỗ trợ hoặc Kháng cự
Qua biểu đồ, mức 1.10000 là mức hỗ trợ và kháng cự trong một số trường hợp và sau khi vượt qua mức 1.109911, nó đã đánh dấu mức thấp mới ở mức 1.09642, bắt đầu một xu hướng giảm mới theo lý thuyết Dow.
Ưu điểm của lý thuyết sóng Dow là đơn giản, dễ dàng nghiên cứu, dự đoán xu hướng thị trường. Nhược điểm là giá có thể tiếp tục chuyển động mà không cần quay trở lại vùng mong muốn.
Lý thuyết sóng Dow - Sự thoái lui trong Hỗ trợ hoặc Kháng cự
Lý thuyết Dow PDF - Dòng thác của các mức thấp
Lý thuyết Dow PDF cho thấy cách giá phá vỡ liên tiếp ở các mức thấp khác nhau, đánh dấu xu hướng giảm rõ ràng trong DAX30 CFD.
Lý thuyết Dow PDF - Dòng thác của các mức thấp
Lý thuyết Dow chứng khoán - Dòng thác Maxima
Dòng thác Maxima là trường hợp ngược lại với lý thuyết Dow PDF, cách phá vỡ liên tiếp ở các mức cao khác nhau.
>>> Đọc thêm: Chỉ số DXY là gì? Ảnh hưởng của DXY đến thị trường tài chính hiện nay
Lý thuyết Dow chứng khoán - Dòng thác Maxima
Các câu hỏi thường gặp về lý thuyết Dow
3 xu hướng của lý thuyết Dow là gì?
Ba xu hướng chính của lý thuyết Dow là xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ.
Lý thuyết Dow có bao nhiêu nguyên tắc?
Lý thuyết Dow có 6 nguyên tắc, bao gồm: Thị trường giảm giá tất cả mọi thứ, thị trường có ba xu hướng, xu hướng thị trường có ba giai đoạn, các chỉ số phải xác định lẫn nhau, khối lượng giao dịch phải phù hợp với xu hướng giá cả, xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lý thuyết Dow?
Những yếu tố ảnh hưởng đến lý thuyết Dow bao gồm lạm phát, lãi suất, cảm xúc của nhà đầu tư,...
Phía trên là toàn bộ về lý thuyết Dow để bạn tham khảo, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn để cập nhật kiến thức đầu tư chứng khoán mới nhất mỗi ngày nhé!