Chỉ số DXY là gì?
Chỉ số DXY (hay USD Index) là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô la Mỹ tương quan với 6 loại tiền tệ khác. Những đồng tiền này là các đối tác thương mại quan trọng của Hòa Kỳ và sự thay đổi của các loại tiền này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số DXY.
Chỉ số DXY được tạo ra để đo lường sức mạnh của đồng USD
Lịch sử hình thành chỉ số DXY
Chỉ số DXY được hình thành như sau:
- 03/1973: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị giải thể, ICE Futures US tạo ra và quản lý chỉ số DXY.
- 02/1985: Chỉ số DXY tăng vượt ngưỡng 100.000, đạt mức giao dịch cao nhất là 164.720 USD.
- 16/03/2008: Chỉ số DXY xuống thấp nhất là 70.698.
Việc tạo ra chỉ số DXY đã đặt nền móng cho chế độ tỷ giá cố định và bản vị vàng. Nhờ vậy, cấu tạo của rổ tiền tệ chỉ bị thay đổi một lần khi một số đồng tiền Châu Âu được thay thế bằng đồng Euro vào năm 1999.
Đôi nét về lịch sử hình thành chỉ số DXY
Các thành phần tạo nên chỉ số DXY
Chỉ số DXY được cấu tạo bởi 6 đồng tiền lớn trên thế giới theo tỷ lệ như sau:
Đồng tiền | Tỷ lệ (%) | Quốc gia |
EUR | 57,60% | Đồng tiền chung châu Âu |
JPY | 13,60% | Đồng Yên - Nhật |
GBP | 11,90% | Đồng Bảng - Anh |
CAD | 9,10% | Đô la Canada |
SEK | 4,20% | Đồng Krona - Thụy Điển |
CHF | 3,60% | Đồng Franc - Thuỵ Sĩ |
Từ tỷ lệ trên, có thể thấy đồng Euro của châu Âu chiếm ưu thế và trọng số lớn hơn hẳn so với các đồng tiền còn lại do các nước Châu Âu là những đối tác thương mại chính, lớn nhất của Mỹ.
Công thức tính chỉ số DXY
DXY được tính toán từ tỷ giá hối đoái của 6 đồng tiền tệ khác (đi kèm với tỷ trọng cấu thành DXY) là:
- EUR 57,60%
- JPY 13,60%
- GBP 11,90%
- CAD 9,10%
- SEK 4,20%
- CHF 3,60%
Tỷ trọng trung bình này được tính dựa trên diện tích và quy mô của nền kinh tế, do đó mới khác nhau. EUR chiếm tỷ trọng lớn nhất là do EuroZone có đến 19 quốc gia tham gia chính, tiếp theo đó là Yên Nhật của cường quốc kinh tế Nhật Bản. Cụ thể, chỉ số DXY được tính theo công thức sau:
DXY = 50,14348112 × tỷ giá EUR/USD^(-0,576) × tỷ giá USD/JPY^(0,136) × tỷ giá GBP/USD^(-0,119) × tỷ giá USD/CAD^(0,091) × tỷ giá USD/SEK^(0,042) × tỷ giá USD/CHF^(0,036)
Trong đó:
- Giá trị mỗi loại tiền tệ được nhân với trọng số.
- Đồng Đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở thì trọng số là số dương.
- Đồng Đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi thì trọng số là số âm.
- 2 loại tiền tệ có đồng Đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở: Euro và Bảng Anh.
- 4 loại còn lại có đồng Đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi.
Cách đọc chỉ số DXY chính xác
Chỉ số này chỉ được tính 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, 286 ngày/năm. Chỉ số DXY đo lường giá trị của đồng Đô la Mỹ so với số cơ bản để so sánh là 100.00.
Chẳng hạn, nếu trên biểu đồ chỉ số DXY, chỉ số này có giá trị là 117,13 nghĩa là DXY đã tăng 17,13% so với ban đầu. Nếu chỉ số có giá trị là 71,3 thì DXY đã giảm đi 28,7% so với thời điểm ban đầu.
Đọc chỉ số DXY
Những yếu tố tác động tới chỉ số DXY
Chính sách tiền tệ của quốc gia
Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến cung và cầu của các đồng tiền, đặc biệt là lãi suất. Chẳng hạn như khi dựa theo quy luật cung cầu trên thị trường tiền tệ, đồng Đô la Mỹ sẽ được mua nhiều hơn khi FED giảm lãi suất, đồng Đô la Mỹ từ đó mất giá hơn.
Lạm phát
Lạm phát là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường. Để đồng Đô la Mỹ trở về giá trị ban đầu, nhà nước sẽ phải tăng lãi suất khi lạm phát xảy ra.
Lạm phát có ảnh hưởng đến chỉ số DXY
Đọc thêm: Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát, lãi suất.
Tăng trưởng kinh tế
Chỉ số DXY có mối quan hệ mật thiết tới sự tăng trưởng kinh tế của các nước, do đó, nếu nền kinh tế bị biến động thì chỉ số DXY cũng sẽ biến đổi theo.
Tình hình thương mại và cổ phiếu
Sự biến động trong thương mại quốc tế và thị trường cổ phiếu có thể tạo ra những yếu tố không chắc chắn đối với đồng tiền và gây ra sự biến động trong chỉ số DXY.
Đọc ngay: Cổ phiếu là gì? Các đặc điểm và lưu ý cần biết khi đầu tư cổ phiếu
Ảnh hưởng của chỉ số DXY trên thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán chung
Chỉ số DXY ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia, tác động đến nhiều ngành nghề và doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Chỉ số DXY làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán chung
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi USD tăng giá và một số doanh nghiệp khác phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Khi USD tăng, việc nhập khẩu sẽ khó khăn hơn do hàng hoá từ Mỹ sẽ đắt đỏ hơn. Trường hợp doanh nghiệp vay nợ bằng USR, họ sẽ bị lỗ tỷ giá.
Thị trường ngoại hối (Forex)
USD được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được coi là đồng tiền phổ biến để trao đổi với tất cả tài sản và hàng hóa, vì vậy nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Dựa vào sự biểu thị của cặp tỷ giá mà nhà đầu tư có thể cân nhắc có nên đầu tư hay không.
Thị trường Bitcoin (Crypto)
Có thể nói rằng Bitcoin và đồng Đô la tại thị trường tiền ảo Crypto có mối tương quan nghịch với nhau. Khi đồng USD tăng thì Bitcoin sẽ giảm và ngược lại.
Thị trường vàng
Vàng luôn có vai trò quan trọng trong việc trao đổi, đầu tư và dự trữ của các quốc gia. Khi vàng tăng giá, người dân có xu hướng bán Đô la để mua vàng và khi Đô la tăng giá, họ có xu hướng bán vàng để mua Đô la.
>> Xem thêm: Theo dõi, cập nhật giá vàng liên tục, mỗi ngày cùng Tikop
Cách sử dụng chỉ số DXY hiệu quả
Đánh giá sức mạnh của đồng USD
Chỉ số DXY có thể được sử dụng để đánh giá sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với các loại tiền tệ khác. Chỉ số DXY và sức mạnh của đồng Đô la Mỹ có mối tương quan thuận với nhau.
Dự đoán xu hướng thị trường
Chỉ số DXY có thể được sử dụng để dự đoán xu hướng của thị trường. Khi chỉ số DXY tăng, nó có thể là tín hiệu cho thấy đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục mạnh lên và các cặp tiền tệ có chứa đồng đô la Mỹ sẽ có xu hướng giảm giá. Ngược lại, khi chỉ số DXY giảm, nó có thể là tín hiệu cho thấy đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục yếu đi và các cặp tiền tệ có chứa đồng đô la Mỹ sẽ có xu hướng tăng giá.
Có thể dùng chỉ số DXY để dự đoán xu hướng thị trường
Quản lý rủi ro
Chỉ số DXY có thể được sử dụng để quản lý rủi ro trong các giao dịch ngoại hối. Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số DXY để xác định thời điểm đầu tư vào các cặp tiền tệ có chứa đồng đô la Mỹ.
DXY có ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam không?
Câu trả lời là có. Chỉ số DXY đo lường sức mạnh của đồng USD so với một giỏ đa dạng các đồng tiền quốc tế khác, và việc biến đổi của nó có thể gây ra nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp đối với thị trường tài chính của Việt Nam.
Dưới đây là cách mà chỉ số DXY ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam:
- Nhập khẩu và xuất khẩu: Chỉ số DXY tăng lên thường đi kèm với việc đồng USD tăng giá trị, biến động giá trị của đồng USD sẽ ảnh hưởng đến việc xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Trong trường hợp này, giá trị giao dịch xuất khẩu sẽ giảm khi xuất khẩu hàng hoá đến các quốc gia sử dụng đồng USD, nhưng giá trị nhập khẩu sẽ tăng khi nhập hàng hoá từ các quốc gia này.
- Doanh nghiệp định giá USD và nợ USD: Các doanh nghiệp tại Việt Nam có quan hệ giao dịch như định giá hàng hoá hay vay nợ đồng USD sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Khi đồng USD tăng giá, cả các giao dịch và nợ theo đồng USD đều tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Lãi suất và đầu tư: Chính sách tiền tệ của Mỹ và tình hình của đồng USD có thể ảnh hưởng đến lãi suất toàn cầu. Khi đồng USD tăng, Mỹ có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
- Tâm lý thị trường và đầu tư nước ngoài: Sự tăng giá của đồng USD có thể tạo ra tâm lý bất ổn và không chắc chắn trong thị trường tài chính toàn cầu, dễ dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam.
Chỉ số DXY ảnh hưởng đến thị trường tài chính Việt Nam trên nhiều phương diện
Các câu hỏi thường gặp về DXY
DXY là chỉ số gì?
Chỉ số USD Index (DXY) là một chỉ số trong thị trường tài chính, được dùng để đánh giá giá trị của đồng USD so với một số đồng tiền quan trọng khác.
Xem chỉ số DXY ở đâu?
Bạn có thể theo dõi chỉ số DXY trực tiếp tại trang Market Watch.
Chỉ số DXY ra đời vào năm nào?
Chỉ số DXY ra đời vào tháng 3/1973, được quản lý bởi ICE Futures US.
Có bao nhiêu loại tiền tệ được sử dụng để tính toán chỉ số DXY?
Có 6 loại tiền tệ được sử dụng để tính toán chỉ số DXY: Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Đô-la Canada (CAD), Kronor Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF).
Trên đây là thông tin về Chỉ số DXY là gì? Ảnh hưởng của DXY đến thị trường tài chính hiện nay. Cùng đón đọc những bài viết về chứng khoán mới nhất của Tikop trong những lần sau nhé!