Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Kinh tế là gì? Các loại mô hình kinh tế ở Việt Nam phổ biến hiện nay

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

14/04/2024

Bạn quan tâm đến khái niệm kinh tế là gì và muốn tìm hiểu về chủ đề này? Tikop sẽ giải thích một cách chi tiết về ý nghĩa và mối liên hệ giữa kinh tế đến sự phát triển của một quốc gia. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế là gì? Kinh tế tiếng Anh là gì?

Kinh tế là một lĩnh vực nghiên cứu và quản lý về hoạt động sản xuất, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm, hàng hoá trong một xã hội. Kinh tế được định nghĩa là một lĩnh vực xã hội trong đó các cá nhân, tổ chức và chính phủ sử dụng tài nguyên hạn chế để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người. 

Kinh tế trong tiếng Anh là Economy.

Tìm hiểu chung kinh tế là gì? 

Tìm hiểu chung kinh tế là gì? 

Nền kinh tế là gì?

Nền kinh tế là khái niệm chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một đất nước. Có thể hiểu đây là hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia nền kinh tế.

Mỗi nền kinh tế có cấu trúc và đặc điểm riêng, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính sách, tài nguyên… của quốc gia hoặc khu vực đó. Đối với một quốc gia, một nền kinh tế phát triển và bền vững là mục tiêu quan trọng nhằm mục đích tăng sự thịnh vượng của đất nước.

Khái niệm nền kinh tế là gì?

Khái niệm nền kinh tế là gì?

Các loại mô hình kinh tế ở Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam chia làm 3 mô hình kinh tế. Cùng tìm hiểu những mô hình này theo thông tin sau đây.

3.1. Mô hình kinh tế thị trường

Mô hình kinh tế thị trường được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của mô hình này là nhà nước không can thiệp sâu vào nền kinh tế. Trong đó, tất cả hàng hoá được phép kinh doanh tự do lưu thông trên thị trường hoàn toàn dựa vào yếu tố cung - cầu. Đây là mô hình hướng tự cân bằng, điều tiết và không cần quá nhiều sự tác động, điều chỉnh.

Trên thực tế, việc triển khai mô hình kinh tế thị trường đã mang lại những kết quả phát triển tích cực ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nước ta tập trung đi theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường với định hướng phát triển chủ nghĩa xã hội. 

Ưu điểmTạo động lực cho doanh nghiệp phát triểnKhi cầu lớn hơn cung thì giá hàng hoá tăng và cũng kéo theo sự gia tăng lợi nhuận giúp doanh nghiệp không ngừng đổi mới để phát triển.
Tạo ra lượng sản phẩm, hàng hoá lớn đáp ứng cầu tiêu dùngKhi nguồn cung thị trường ngày càng tăng, doanh nghiệp càng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. 
Tạo việc làm cho người lao động                                                   Sự tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường giúp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư và mở rộng kinh doanh dẫn tới nhu cầu tuyển dụng lao động tăng theo.
Thúc đẩy giao lưu kinh tếDoanh nghiệp có thể hoạt động tự do và tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nhiều quốc gia khác, đầu tư vào các dự án quốc tế và thiết lập quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài.
Nhược điểmGây bất bình đẳng xã hộiSự cạnh tranh và tự do kinh doanh có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn về thu nhập và tài sản. Nếu doanh nghiệp không đổi mới, các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị đơn vị lớn thôn tính. 
Làm mất cân bằng cung - cầu                                                                         Sự tác động của các yếu tố như biến động giá cả, chiến tranh, dịch bệnh… có thể làm thay đổi cung và cầu. Khi cung và cầu không cân bằng, có thể xảy ra tình trạng thiếu cung (cung không đủ đáp ứng nhu cầu) hoặc thừa cung (cung vượt quá nhu cầu).

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh tế thị trường

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh tế thị trường

3.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Đây là một hệ thống kinh tế mà việc quyết định sản xuất, phân phối, sử dụng tài nguyên được tập trung và kiểm soát bởi một tổ chức Trung Ương, thường là Chính Phủ và Nhà nước. Hình thức kinh tế này thường liên quan đến các nền kinh tế cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, trong mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, yếu tố cung cầu không được chú trọng và diễn ra theo tự nhiên do nó có sự can thiệp từ Nhà nước vào hoạt động kinh tế.

Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hoá:

 Ưu điểmCó khả năng kiểm soát và định hướng                                                                Chính phủ hoặc tổ chức trung ương có khả năng kiểm soát, định hướng nền kinh tế theo mục tiêu và ưu tiên của quốc gia. Quốc gia đó có thể tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chiến lược và ưu tiên các lĩnh vực như hạ tầng, giáo dục và y tế.
Dễ dàng huy động nguồn lực thiết yếuNhà nước có thể dễ dàng huy động được nguồn tài nguyên về vốn, con người… để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, phục hồi nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn.
Nhược điểmThiếu động lực kinh tế
 
Quyết định kinh tế được tập trung ở cấp trung ương, điều này có thể làm mất đi động lực làm việc của người lao động. Đặc biệt, quyết định từ trên xuống có thể làm hạn chế sự sáng tạo và khả năng thích ứng của các cá nhân, doanh nghiệp.
Tạo ra ít giá trị kinh tế
 
Không chú trọng vào yếu tố cung - cầu nên đôi khi nguồn cung thấp và không thể làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, thị trường tiêu thụ giảm sút dẫn đến giá trị kinh tế giảm.
Cạnh tranh không hiệu quảSự thiếu cạnh tranh tự nhiên trong kinh tế, khiến cho doanh nghiệp không có cơ hội cạnh tranh với nhau dựa trên hiệu quả sản xuất và sự đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hoá 

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hoá 

3.3. Mô hình kinh tế xanh

Mô hình kinh tế xanh là nền kinh tế cải thiện đời sống con người và tài sản của xã hội, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 

Mô hình này đặt sự cân nhắc giữa khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội để đảm bảo sự phát triển bền vững trong các lĩnh vực chính như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp - ngư nghiệp, vận tải, xây dựng, du lịch, tài nguyên môi trường…

Nền kinh tế xanh dựa trên sự phát triển bền vững và các kiến thức về kinh tế học sinh thái. Tại Việt Nam, mô hình này hoạt động hiệu quả trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng sinh thái.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh tế xanh:

Ưu điểmTạo việc làm và phát triển kinh tế                                                                       
 
Mô hình kinh tế xanh thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ xanh trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, tạo cơ hội việc làm cho các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia thử nghiệm các giải pháp mới nhằm giảm tác động môi trường.
Sử dụng tài nguyên bền vững
 
Khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện thay vì năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm.
Nhược điểmChi phí caoCần nhiều vốn để thực hiện chuyển đổi và áp dụng các công nghệ, quy trình và hệ thống mới. Chi phí này có thể gây áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp và chính phủ, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển.
Gặp phải thách thức kỹ thuậtViệc triển khai công nghệ mới cần thời gian để phát triển. Trong khi đó, việc thay thế công nghệ cũ đòi hỏi nhiều về đầu tư và kiến thức chuyên môn.

Mô hình kinh tế xanh được ứng dụng tại Việt Nam

Mô hình kinh tế xanh được ứng dụng tại Việt Nam

Đặc điểm chức năng kinh tế

Chức năng kinh tế được chia làm 4 khu vực chính bao gồm:

4.1. Khu vực sơ cấp

Khu vực sơ cấp gắn liền với định hướng phát triển của quốc gia. Các hoạt động sản xuất tập trung vào khai thác nguyên liệu thô và các ngành kinh tế mới nổi có tỷ trọng cao hơn các ngành kinh tế tiên tiến.

Đây là khu vực hút vốn đầu tư vì có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Mọi chính sách mà nhà nước đưa ra đều phải đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. 

Xem thêm: Đầu tư công là gì? Có bao nhiêu loại đầu tư công phổ biến hiện nay?

4.2. Khu vực thứ cấp

Nguồn nguyên liệu thô có giá trị sau khi khai thác từ khu vực sơ cấp sẽ được biến đổi thành những sản phẩm hữu ích để đem ra thị trường. Vì vậy, các hoạt động thứ cấp thường là các ngành sản xuất, xây dựng và chế biến.

Khu vực thứ cấp sẽ đảm bảo quy mô, thiết bị công nghệ, chất lượng của cơ sở hạ tầng và thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển. Đặc biệt, nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để đảm bảo các hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi.

Khâu sản xuất là khu vực thứ cấp

Khâu sản xuất là khu vực thứ cấp

4.3. Khu vực thứ ba kinh tế

Khu vực thứ ba kinh tế có quy mô nhỏ hơn so với hai khu vực trên. Mục đích chính của khu vực là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để thúc đẩy tiến trình sản xuất và nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

Những năm trở lại đây, khu vực 3 đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Những khó khăn cần khắc phục như cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lực hay thực hiện các chính sách kinh tế bền vững luôn là ưu tiên số một. 

4.4. Khu vực thứ tư

Khu vực kinh tế này ra đời để cung cấp các thông tin cho nền kinh tế chung. Theo đó lĩnh vực này có liên quan tới nghiên cứu, phát triển, kinh doanh và tư vấn. Khu vực này tập trung chủ yếu tại các nước có nền công nghiệp mạnh, cần nguồn lao động chuyên môn và tay nghề cao.

Như vậy, các khu vực kinh tế đều đảm nhận chức năng riêng để tạo nên một hệ thống sản xuất hoàn chỉnh. 

Khu vực thứ tư tạo nên hệ thống sản xuất hoàn chỉnh 

Khu vực thứ tư tạo nên hệ thống sản xuất hoàn chỉnh 

Các thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay

Thành phần kinh tế nhà nước của Việt Nam là một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quốc gia. Sau đây cùng Tikop tìm hiểu rõ hơn về các thành phần kinh tế này.

5.1. Thành phần kinh tế nhà nước

Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu của nhà nước về các tư liệu sản xuất. 

Kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia. Theo đó, kinh tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kinh tế tại khu vực trọng yếu, điều tiết thương mại và đảm bảo lợi ích cho người dân.

Kinh tế nhà nước bao gồm: 

  • Doanh nghiệp nhà nước.

  • Các hoạt động kinh tế được điều hành bởi Chính phủ. 

Nhờ có kinh tế nhà nước, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh được giảm thiểu trong lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm… Thời gian gần đây, do tác động của đại dịch covid đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong đó Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng. Vì vậy, để cải thiện nền kinh tế nước nhà cần tự chủ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước.  

Thành phần kinh tế nhà nước Việt Nam

Thành phần kinh tế nhà nước Việt Nam

5.2. Thành phần kinh tế tập thể

Thành phần kinh tế tập thể bao gồm doanh nghiệp tổ chức được thành lập bởi tập thể lao động dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Đặc điểm của nền kinh tế này là lấy lợi ích của tập thể, thành viên, nhà nước làm chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cũng như phát triển cộng đồng.

Kinh tế tập thể đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một cộng đồng hoặc quốc gia. Thông qua việc tham gia vào quyết định và quản lý kinh tế, những người tham gia kinh tế tập thể có thể thể hiện ý kiến và quyền lợi của mình.

Hiện nay, việc quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất, điều hành doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Lý giải điều này là bởi đội ngũ lao động thiếu kinh nghiệm quản lý, không đủ năng lực ra quyết định cho các chiến lược dài hạn. Do đó, thành phần kinh tế tập thể có thể kìm hãm hiệu suất kinh tế. 

Nền kinh tế tập thể góp phần tăng trưởng kinh tế 

Nền kinh tế tập thể góp phần tăng trưởng kinh tế 

5.3. Thành phần kinh tế tư nhân

Thành phần kinh tế tư nhân là một phần quan trọng trong hệ thống kinh tế của một quốc gia. Trong đó các hoạt động kinh doanh và sở hữu tài sản được thực hiện bởi các cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Thành phần này thường bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty tư nhân, cửa hàng kinh doanh, các dịch vụ cá nhân được sở hữu và điều hành bởi các chủ sở hữu tư nhân.

Thành phần kinh tế này góp phần đa dạng và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp tư nhân thường mang đến nhiều sản phẩm, dịch vụ đổi mới liên tục nhằm tạo khả năng cạnh tranh và mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân góp vào thu ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế và các khoản đóng góp khác. Việc thu thuế từ các doanh nghiệp tư nhân giúp hỗ trợ các hoạt động công cộng và phát triển của quốc gia. 

Nhờ đó, mức thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP được thúc đẩy giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao năng suất lao động. 

GDP - Mức thu nhập bình quân đầu người 

GDP - Mức thu nhập bình quân đầu người 

5.4. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với thành phần kinh tế này, các hoạt động kinh doanh và sở hữu tài sản được thực hiện bởi các tổ chức, công ty hoặc cá nhân nước ngoài. Thành phần này thường bao gồm các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài… Nhờ làn sóng hội nhập toàn cầu, đây là cơ hội tiềm năng để quốc gia phát triển và tiếp cận thị trường mới.

Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp chủ yếu nhận được đầu tư FDI là công nghiệp chế biến, dịch vụ, công nghệ thông tin, du lịch và bất động sản

Thành phần kinh tế này đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Nó đã tạo ra cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành công nghiệp…

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức khi phát triển thành phần kinh tế vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm sự phụ thuộc vào vốn FDI, cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời, nhà nước cần có nhiều chính sách để duy trì và cải thiện môi trường đầu tư để hút vốn FDI bền vững.

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 

Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong và ngoài nước

Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam bao gồm các hoạt động, chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chiến lược này ngay sau đây:

6.1. Phát triển kinh tế là gì?

Phát triển kinh tế là quá trình chuyển đổi kinh tế liên quan tới việc chuyển biến cơ cấu nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hoá. Từ đó, quá trình này giúp tăng tổng sản phẩm trong nước và mức thu nhập đầu người. 

6.2. Chiến lược phát triển kinh tế

Trong thời gian qua, khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vậy chiến lược mà chính phủ đã đặt ra để tái cấu trúc nền kinh tế là gì?

Chiến lược phát triển trong nước:

  • Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn: Việt Nam tập trung vào phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại, đổi mới quy trình vận hành giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.

  • Đẩy mạnh cải cách thể chế, môi trường kinh doanh: Chính phủ hạ lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục đầu tư và phát triển.

  • Tăng cường đầu tư công: Xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, điện lực, nước sạch và viễn thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Chiến lược phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam 

Chiến lược phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam 

Chiến lược đối ngoại:

  • Mở cửa thị trường và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Việt Nam tạo môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định, nới lỏng các quy định về đầu tư và thương mại. Đặc biệt với các ngành có tiềm năng phát triển cao như: công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo và sản xuất điện tử.

  • Mở rộng xuất khẩu và tham gia các thỏa thuận thương mại tự do: Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, RCEP… nhằm tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế.

Để đạt được những thành tựu như mục tiêu đề ra, Chính phủ đang tập trung vào đào tạo và nâng cao tay nghề của nguồn nhân lực. Điều này giúp Việt Nam có khả năng cạnh tranh và thu hút được nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài. 

Chiến lược đối ngoại của Việt Nam 

Chiến lược đối ngoại của Việt Nam 

Các khái niệm liên quan

7.1. Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế là ngành học chuyên sâu về các hoạt động trao đổi, giao thương, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, hộ kinh doanh, công ty và doanh nghiệp trong nước hay giữa quốc gia với nhau. Ngành học này tập trung vào nghiên cứu và hiểu sâu về cách các tổ chức và cá nhân quản lý, sử dụng và phân phối tài nguyên kinh tế.

7.2. Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là môn khoa học xã hội chuyên nghiên cứu sự sản xuất, phân phối các loại hàng hoá, dịch vụ. Nghiên cứu Kinh tế học giúp bạn lý giải được cách thức các nền kinh tế vận động và tương tác lẫn nhau.

Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu về chủ đề kinh tế là gì. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đem lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Hãy cùng Tikop trang bị kiến thức tài chính chuyên sâu để giúp bạn đạt được thành công trong mỗi quyết định đầu tư của mình nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024