Lạm phát và lãi suất là gì?
Lạm phát là gì?
Lạm phát là tình trạng mất giá trị của đồng tiền, người ta phải trả nhiều tiền hơn để mua một món đồ. Biểu hiện của lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa dịch vụ theo thời gian. Lạm phát càng cao, đồng tiền càng mất giá.
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI được dùng để tính lạm phát. CPI được tính hàng tháng theo số liệu của Tổng Cục Thống kê - GSO.
>> Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm? Nguyên nhân và ảnh hưởng hiện nay
Lãi suất là gì?
Lãi suất được hiểu đơn giản là cái giá phải trả hoặc thu nhập được nhận khi vay hoặc cho vay tiền. Hay nói ngắn ngọn thì lãi suất là chi phí sử dụng tiền.
Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi có thể chia lãi suất thành:
- Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) là lãi suất được công bố trong các hợp đồng tín dụng. Lãi suất này chưa loại trừ tỷ lệ lạm phát.
- Lãi suất thực (Real Interest Rate) được dùng để đo lường giá trị thực của tiền được vay hoặc gửi.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát
>> Xem thêm: Lãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính lãi suất phi rủi ro chính xác
Lạm phát và lãi suất là 2 yếu tố vĩ mô quan trọng
Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng?
Mục tiêu chính của phần lớn các ngân hàng trung ương các nước trên thế giới là kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế. Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
Khi lãi suất tăng, người dân sẽ đổ xô gửi tiền vào ngân hàng hơn là buôn bán kinh doanh sẽ dẫn đến:
- Tăng lượng tiền gửi ngân hàng, giảm vay nợ khiến giảm lượng tiền lưu thông và giảm áp lực lạm phát.
- Giảm tiêu dùng, giảm đầu tư dẫn đến tổng cầu giảm
- Giá trái phiếu, cổ phiếu sẽ giảm khi tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai tăng lên, thu hút đầu tư nước ngoài gửi tiền. Từ đó dẫn đến tăng giá đồng nội tệ, tăng giá hàng hóa xuất khẩu và làm giảm xuất khẩu.
Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để giảm bớt được hậu quả của lạm phát. khi lượng tiền giảm, hàng hóa nhiều sẽ được bán với giá rẻ hơn. Từ đó giảm được áp lực của lạm phát.
Ngược lại, khi lạm phát giảm, ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế.
>> Xem thêm: Lãi suất ngân hàng là gì? Cách tính lãi suất ngân hàng chính xác
Lạm phát và lãi suất ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất được thể hiện qua công thức:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát
- Lạm phát > Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất thực nhận được sẽ là số âm. Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng thì trong trường hợp này, tiền lãi bạn nhận được sẽ thấp hơn mức tăng giá của hàng hóa. Tức là đồng tiền mất giá nhiều hơn lãi suất được hưởng và việc gửi tiền vào thời điểm này là vô nghĩa.
- Lạm phát = Lãi suất danh nghĩa: Tương tự trường hợp trên nhưng diễn biến chậm hơn.
- Lạm phát < Lãi suất danh nghĩa: Duy trì tỷ lệ lạm phát và chính sách lãi suất cao hơn lạm phát tạo điều kiện ổn định giá cả, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thông qua điều hành lãi suất, các ngân hàng trung ương có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế.
>> Xem thêm: Lạm phát nên đầu tư gì TẠI ĐÂY.
Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ ngược chiều nhau
Câu hỏi thường gặp
Tại sao phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát?
Khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương thường tăng lãi suất nhằm thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Từ đó, giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và duy trì giá trị đồng tiền ở mức an toàn.
Xem thêm về lãi suất âm
Khi lạm phát tăng thì lãi suất tiền gửi kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại sẽ như thế nào?
Khi lạm phát tăng thì lãi suất tiền gửi kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại sẽ tăng.
>> Xem thêm: Tiền gửi có kỳ hạn là gì? Phân biệt với tiền gửi không kỳ hạn
Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa như thế nào?
Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng để bù đắp cho mức tăng lãi suất thực, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư và chỉ tiêu kinh tế.
Tăng lãi suất giúp thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng. Việc tăng lãi suất giúp kiềm chế sự gia tăng của tiền mặt trên thị trường, từ đó giúp chính phủ kiểm soát lạm phát. Đừng quên cùng theo dõi Tikop để cập nhật thêm những kiến thức tài chính và đầu tư bổ ích nhé!