Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lãi suất phi rủi ro là gì? Cách tính lãi suất phi rủi ro chính xác

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

05/03/2024

Lãi suất phi rủi ro là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Vậy Lãi suất phi rủi ro là gì? Công thức tính lãi suất phi rủi ro chi tiết nhất? Để biết thêm thông tin chi tiết về chủ đề này, hãy tham khảo bài viết này của Tikop.

Lãi suất phi rủi ro là gì?

Khái niệm lãi suất phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro là mức lãi suất trên lý thuyết của một khoản đầu tư không có rủi ro. Trên thực tế, lãi suất phi rủi ro chỉ là lý thuyết vì ngay với các khoản đầu tư an toàn nhất cũng có mức độ rủi ro nhất định.

Lãi suất phi rủi ro cũng phản ánh kỳ vọng của thị trường về tốc độ lạm phát và sự ổn định của nền kinh tế. 

Ví dụ lãi suất phi rủi ro

Một ví dụ điển hình của lãi suất phi rủi ro là lãi suất trái phiếu chính phủ, vì người ta cho rằng chính phủ sẽ không vỡ nợ hay khả năng vỡ nợ là rất thấp.

Lãi suất trái phiếu chính phủ là lãi suất phi rủi ro

Lãi suất trái phiếu chính phủ là lãi suất phi rủi ro

>>> Xem thêm: Trái phiếu là gì? Các kiến thức về trái phiếu cho nhà đầu tư mới

Lãi suất phi rủi ro tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, lãi suất phi rủi ro viết là Risk Free Rate.

Các loại lãi suất phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro thực

Lãi suất phi rủi ro thực (RFR) trong tiếng Anh được viết là Real risk-free rate hay Real risk-free interest rate. Đây là mức lãi suất của tài sản phi rủi ro được giả định trong trường hợp không có lạm phát. 

Theo nhiều nghiên cứu, lãi suất này bằng với tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế trong thời kỳ dài hạn. Do đó, nền kinh tế phát triển càng nhanh, càng có nhiều cơ hội đầu tư tốt. 

Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa

Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa còn được gọi là Nominal risk-free rate hay Nominal risk-free interest rate. Đây là mức lãi suất dựa vào tỷ lệ lãi suất phi rủi ro đã tính đến yếu tố lạm phát và trạng thái của thị trường vốn.

Lãi suất phi rủi ro thực và lãi suất phi rủi ro danh nghĩa

Lãi suất phi rủi ro thực và lãi suất phi rủi ro danh nghĩa

>>> Đọc thêm: Rủi ro lãi suất là gì? Làm thế nào để quản lý rủi ro lãi suất?

Cách tính lãi suất phi rủi ro chính xác

Công thức tính lãi suất phi rủi ro

Cách tính lãi suất phi rủi ro hiệu quả:

Lãi suất phi rủi ro = Lãi suất phi rủi ro thực + Phí bảo hiểm lạm phát

Để tính được lãi suất phi rủi ro thực tế, ta dựa vào công thức sau:

Lãi suất phi rủi ro thực = Lợi suất trái phiếu kho bạc – Tỉ lệ lạm phát hiện tại

Trong đó:

  • Lãi suất phi rủi ro thực: Mức lãi suất trong trường hợp không có lạm phát.

  • Phí bảo hiểm lạm phát: Mức phí mà người mua bảo hiểm phải trả để bù đắp cho sự giảm giá trị của đồng tiền do lạm phát. 

  • Lợi suất trái phiếu kho bạc: Mức lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể thu được khi mua trái phiếu kho bạc của chính phủ.

Ví dụ tính lãi suất phi rủi ro

Bài tập lãi suất phi rủi ro: Giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc là 3% và tỷ lệ lạm phát hiện tại là 2%. Mức phí bảo hiểm do lạm phát là 1%. Tính lãi suất phi rủi ro.

Áp dụng công thức:

Lãi suất phi rủi ro thực = 3% - 2% = 1%.

Lãi suất phi rủi ro = 1% + 1% = 2%.

Công thức tính lãi suất phi rủi ro 

Công thức tính lãi suất phi rủi ro 

Ảnh hưởng của lãi suất phi rủi ro đối với doanh nghiệp

Tài sản vốn doanh nghiệp

Mô hình Định giá tài sản vốn (CAPM - Capital Asset Pricing Model) là một công cụ phân tích tài chính giúp định giá các khoản đầu tư dựa trên mức rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.

Công thức CAPM:

E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf] 

Trong đó:

  • E(Ri): Lợi nhuận kỳ vọng của tài sản i

  • E(Rm): Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường

  • Rf: Lợi nhuận phi rủi ro

  • βi: Hệ số beta của tài sản i, đo mức độ biến động của tài sản i so với thị trường

  • E(Rm) – Rf: Khoản bù đắp rủi ro thị trường.

Ví dụ: Danh mục đầu tư gồm hai cổ phiếu A và B:

  • A có hệ số β là 1 chiếm tỷ trọng 30%

  • B có hệ số β là 0.9 chiếm tỷ trọng 70%

  • Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường là 12%

  • Lợi nhuận phi rủi ro là 7%

Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục = 7% + (1*30% + 70%*0.9) * (12 - 7) = 4.72%.

Lãi suất phi rủi ro ảnh hưởng tới tài sản vốn doanh nghiệp

Lãi suất phi rủi ro ảnh hưởng tới tài sản vốn doanh nghiệp

Dựa vào công thức và ví dụ trên, nhận định được tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro ảnh hưởng đến CAPM theo hai cách:

  • Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro là thành phần cơ bản của tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng một tài sản. Khi tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro tăng, tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản cũng tăng theo và ngược lại.

  • Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cũng ảnh hưởng đến phần thưởng rủi ro thị trường. Khi tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro tăng, khoản bù đắp rủi ro thị trường giảm và ngược lại. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ yêu cầu một khoản bù đắp cao hơn khi đầu tư vào các tài sản có ít rủi ro.

Lợi nhuận doanh nghiệp

Tỉ lệ Sharpe là một chỉ số đo lường hiệu quả của một chiến lược đầu tư bằng cách dựa vào lợi nhuận thu được trên một đơn vị rủi ro. 

Tỷ lệ Sharpe cho thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của một chiến lược đầu tư cũng như mức độ ảnh hưởng của lãi suất phi rủi ro tới doanh nghiệp. Tỷ lệ Sharpe cao cho biết chiến lược đầu tư có hiệu quả, tức là mức lợi nhuận cao trên mỗi đơn vị rủi ro và ngược lại.

Công thức tính tỷ lệ Sharpe:

Tỉ lệ Sharpe = (Rp – Rf)/ σp 

Trong đó:

  • Rp: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư 

  • Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro

  • σp: Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận vượt quá của danh mục

Ví dụ: Một danh mục có tỉ lệ lợi nhuận 10% vào năm ngoái, tỉ lệ lợi nhuận phi rủi ro hiện là 4.5% và độ biến động của danh mục đầu tư là 15%.

Tỷ lệ Sharpe = (10% - 4.5%)/15% = 36.67%

Như vậy, khi lãi suất phi rủi ro càng cao, tỷ lệ Sharpe càng thấp và ngược lại. Điều này có nghĩa là, khi lãi suất phi rủi ro tăng, một nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn để có được mức sinh lời mong muốn, hoặc chấp nhận mức sinh lời thấp hơn với cùng mức rủi ro và ngược lại.

Lãi suất phi rủi ro ảnh hưởng tới tỉ lệ Sharpe của doanh nghiệp

Lãi suất phi rủi ro ảnh hưởng tới tỉ lệ Sharpe của doanh nghiệp

Định giá hợp đồng quyền chọn

Mô hình Black-Scholes là mô hình định giá hợp đồng quyền chọn để ước tính sự thay đổi thời gian của các công cụ tài chính theo giả định công cụ đó tuân theo phân phối loga chuẩn.

Có thể hiểu, đây là quyền chọn chỉ thực hiện khi đáo hạn. Tại thời gian có hiệu lực của hợp đồng, nhà đầu tư không thể dự đoán được biến động thị trường, tài sản. Trong mô hình này, lãi suất phi rủi ro được giả định là không đổi và được biết trước.

Lãi suất phi rủi ro ảnh hưởng tới giá trị của các tùy chọn theo hai cách:

  • Qua giá cổ phiếu hiện tại: Được tính bằng cách chiết khấu giá cổ phiếu dự kiến trong tương lai với lãi suất phi rủi ro. Do đó, khi lãi suất phi rủi ro tăng, giá cổ phiếu hiện tại sẽ giảm và ngược lại. 

  • Giá thực hiện cũng được chiết khấu với lãi suất phi rủi ro để tính giá trị hiện tại của quyền sử dụng tùy chọn. Do đó, khi lãi suất phi rủi ro tăng, giá thực hiện sẽ giảm và ngược lại.

Mô hình Black-Scholes doanh nghiệp

Mô hình Black-Scholes doanh nghiệp

Chi phí vay

Khi lãi suất phi rủi ro tăng, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho các khoản vay doanh nghiệp theo hướng tăng lên. Điều này làm tăng gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, giảm lợi nhuận và khả năng đầu tư của họ.

>>> Tìm hiểu ngay: Chi phí là gì? Có bao nhiêu loại chi phí phổ biến hiện nay

Đầu tư và mở rộng

Một trong những tác động của việc lãi suất phi rủi ro tăng là ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp. Khi lãi suất cao, chi phí vay vốn cũng tăng theo, làm giảm lợi nhuận và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.

Điều này có thể khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh hiện tại hoặc các dự án đầu tư mới. Do đó, các doanh nghiệp có thể phải hoãn lại hoặc giảm bớt các kế hoạch mở rộng quy mô hoặc đổi mới công nghệ.

Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư

Doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư

Tỷ giá hối đoái

Giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai được tính bằng cách sử dụng tỷ giá chiết khấu, trong đó lãi suất phi rủi ro là một yếu tố quyết định. Khi lãi suất phi rủi ro thay đổi, giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai cũng thay đổi theo. 

Khi lãi suất phi rủi ro tăng, giá trị hiện tại của các dòng tiền tương lai giảm, làm giảm giá trị của doanh nghiệp và ngược lại. Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới mức lãi suất phi rủi ro.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất phi rủi ro

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là những quyết định của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết lượng tiền mặt và lãi suất trong nền kinh tế. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thông qua mua bán trái phiếu chính phủ (gọi là hoạt động thị trường mở) và thông qua thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (gọi là chính sách dự trữ). 

Cả hai cách đều có thể làm tăng hoặc giảm lượng tiền mặt trong hệ thống ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến lãi suất. Khi ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ và cung cấp tiền mặt cho các ngân hàng thương mại nhằm giảm lượng trái phiếu trong tay họ. 

Điều này sẽ làm giảm lãi suất trên thị trường trái phiếu, vì nhu cầu về trái phiếu cao hơn nguồn cung. Từ đó, lãi suất phi rủi ro cũng sẽ giảm theo, vì chúng thường được xác định bởi lãi suất của trái phiếu chính phủ. 

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới lãi suất rủi ro

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới lãi suất rủi ro

Quan hệ cung cầu

Cung cầu là một trong những yếu tố tác động tới lãi suất phi rủi ro. Khi lãi suất phi rủi ro tăng, chi phí vốn của các doanh nghiệp cũng tăng, làm giảm khả năng của họ đầu tư vào các dự án mới. Điều này làm giảm cung của thị trường. 

Ngược lại, khi lãi suất phi rủi ro giảm, chi phí vốn của các doanh nghiệp cũng giảm, làm tăng khả năng của họ đầu tư vào các dự án mới. Điều này làm tăng cung của thị trường. 

Lạm phát

Khi lạm phát tăng cao, mức phí vay giảm dẫn tới nhu cầu vay tiền tăng. Lúc này, người đi vay sẽ nhiều hơn người cho vay bởi đồng tiền đang mất giá. Do đó, mức lãi suất tại thời điểm này thường tăng cao.

Lạm phát tăng làm lãi suất tăng

Lạm phát tăng làm lãi suất tăng

 

>>> Xem ngay:Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát, lãi suất

Tình hình tài chính ngân hàng

Khi tình hình tài chính ngân hàng ổn định, lãi suất phi rủi ro thường thấp, vì ngân hàng có nhiều nguồn vốn và ít phải chịu rủi ro về nợ xấu. Ngược lại, khi tình hình tài chính ngân hàng khủng hoảng, lãi suất phi rủi ro thường cao, vì ngân hàng thiếu vốn và phải chịu nhiều rủi ro về nợ xấu.

>>> Đọc ngay:Lãi suất ngân hàng là gì? Công cụ theo dõi lãi suất ngân hàng

Một số câu hỏi liên quan đến lãi suất phi rủi ro

Tài sản có rủi ro là gì?

Tài sản có rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng dựa vào mức độ rủi ro.

Có thể hiểu, mỗi loại tài sản “Có” của ngân hàng được gắn chung với một hệ số rủi ro tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của tài sản.

Tài sản phi rủi ro là gì?

Tài sản phi rủi ro (Risk-free asset) là những tài sản mang lại tỷ suất lợi tức chắc chắn bằng lãi suất phi rủi ro.

Phần bù rủi ro là gì?

Phần bù rủi ro (Risk premium) là tỷ lệ hoàn vốn của một khoản đầu tư cao hơn và cũng cao hơn tỷ lệ hoàn vốn không có rủi ro hoặc đã được đảm bảo.

Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về lãi suất phi rủi ro. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn đọc có thể tham khảo tại chuyên mục Kiến thức tài chính của chúng tôi.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024