Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chiết khấu là gì? Cách tính tỷ lệ chiết khấu khi áp dụng trong kinh doanh?

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

23/03/2023

Chiết khấu là một biện pháp được sử dụng rất nhiều trong marketing, để kích thích người dùng mua sắm. Vậy chiết khấu là gì? Cách tính tỷ lệ chiết khấu như thế nào khi áp dụng trong kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Chiết khấu là gì? Các khái niệm liên quan

Chiết khấu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực nó lại có cách hiểu riêng biệt. Cùng tìm hiểu chiết khấu là gì và các khái niệm liên quan dưới đây.

1.1 Chiết khấu trong hoạt động ngân hàng

Theo Luật các tổ chức tín dụng, chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.

Ta có thể hiểu, chiết khấu ngân hàng là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá trị nhưng chưa đến hạn thanh toán. Ngân hàng thương mại sẽ trả lại một khoản tiền bằng giá trị đến hạn, trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng cho khách hàng.

Tóm lại, chiết khấu trong ngân hàng là mua giấy tờ có giá ngắn hạn thấp hơn mệnh giá đến hạn khi thanh toán. Ví dụ: Nếu một trái phiếu có giá danh nghĩa là 10.000 đồng, có thời hạn thanh toán 01 năm được mua với giá 9.000 đồng, thì 1.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi mua biểu thị lãi suất (tỷ lệ chiết khấu) là 1000/9000 = 11,1%.

1.2. Chiết khấu trong kinh doanh thương mại

Trong kinh doanh thương mại, chiết khấu là giảm giá niêm yết của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó với một tỷ lệ phần trăm nhất định. Tỷ lệ phần trăm chiết khấu này được sử dụng như một chiến lược tiếp thị về giá trong kinh doanh của một doanh nghiệp.

Nó được sử dụng nhiều trong marketing nhằm thúc đẩy hành vi mua hàng, đặc biệt là những khách hàng mới. Chiết khấu trong kinh doanh thương mại đem về lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng sẽ mua được hàng với giá thấp hơn, doanh nghiệp sẽ được tăng doanh số, xử lý hàng tồn, tiếp cận khách hàng mới,...

1.3. Chiết khấu trái phiếu

Trái phiếu chiết khấu (Discount Bond) là trái phiếu có giá phát hành hoặc thị giá giao dịch trên thị trường thứ cấp thấp hơn mệnh giá của trái phiếu.

  • Ví dụ: Doanh nghiệp A phát hành trái phiếu chiết khấu không lãi suất với mệnh giá 02 triệu đồng/trái phiếu vào ngày 01/9/2022 và đáo hạn vào ngày 01/9/2024. Vào thời điểm ngày 03/9/2020, chị B mua trái phiếu này với giá 1.7 triệu đồng/trái phiếu. Đến ngày đáo hạn, chị B sẽ nhận được số tiền 02 triệu đồng/trái phiếu từ công ty A.

1.4. Hệ số chiết khấu là gì?

Hệ số chiết khấu là số thập phân sẽ nhân với giá trị của dòng tiền để chiết khấu giá trị hiện tại. Hệ số chiết khấu sẽ tăng theo thời gian khi hiệu ứng lãi kép tăng lên.

1.5. Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong quá trình kinh doanh. Tỷ lệ này thường được tính tương đương với mức chi phí vốn trong tài chính.

1.6. Suất chiết khấu là gì

Suất chiết khấu là tỷ suất dùng để so sánh sự chênh lệch giá trị của số tiền sẽ nhận ở tương lai so với số tiền ở thời điểm hiện tại. Thông thường, suất chiết khấu được dùng để tính toán, so sánh chính là chi phí cơ hội của vốn, còn gọi chi phí sử dụng vốn.

Giá vốn là cái giá phải trả để nhận được tài trợ. Giá vốn còn được hiểu là tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần có của một công ty để thực hiện một dự án đầu tư mới.

1.7. Lãi chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là lãi suất do ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay. Đây là một thuật ngữ thường dùng trong ngành tài chính ngân hàng. Trong một số trường hợp các ngân hàng sẽ phải vay tiền từ ngân hàng trung ương.

Điều này để đề phòng tình trạng khách hàng muốn rút nhưng ngân hàng lại không đủ tiền. Lãi suất chiết khấu được xem như một công cụ trong chính sách tiền tệ. Đây còn là cơ sở quan trọng của các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước.

1.8. Tái chiết khấu là gì?

Tái chiết khấu là việc một công cụ nợ ngắn hạn có thể chuyển nhượng hoặc chiết khấu lần thứ hai. Khi thanh toán trên thị trường thấp, các ngân hàng có thể tăng lượng tiền mặt bằng cách tái chiết khấu. Đây cũng là một phương thức mà ngân hàng trung ương cấp vốn cho các ngân hàng thương mại.

Các kiểu chiết khấu thường gặp trong kinh doanh

Hiện nay, trong kinh doanh ta thường gặp 3 loại chiết khấu phố biến như sau.

2.1 Chiết khấu khuyến mại

Chiết khấu khuyến mại là khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ do người bán đưa ra cho người mua. Điều này nhằm kích thích hành vi tiêu dùng, thanh toán hoặc quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Biện pháp này vô cùng hữu ích, thường được sử dụng trong bán hàng. Đây cũng là hình thức chiết khấu phổ biến, thường thấy nhất.

2.2 Chiết khấu số lượng

Chiết khấu số lượng là mức chiết khấu mà khách hàng nhận được khi mua một lượng đơn vị hàng hóa, sản phẩm nhất định.

2.3 Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là giảm giá hàng hóa nếu người mua hàng mua với số lượng lớn. Mục đích nhằm để khuyến khích khách mua hàng số lượng lớn.

Công thức tính tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh

Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền trong kinh doanh. Nó thường được tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính. Để điều chỉnh được tỷ lệ chiết khấu cần phải có sự tính toán một cách kỹ lưỡng. Đồng thời tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ liên quan đến các vấn đề rủi ro, vòng quay tiền tệ và những vấn đề khác trong nền kinh tế.

Cách tính chiết khấu trong kinh doanh như sau:

Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu

Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận.

Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu

Nhân giá bán gốc với tỷ lệ chiết khấu.

Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu:

Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá. Giá bán gốc là X; Tỷ lệ chiết khấu là t %;

Giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X

Ví dụ:

- Giá gốc của sản phẩm là 01 triệu đồng

- Tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 10%

- Số tiền được khấu trừ từ tỷ lệ chiết khấu là: 10% x 100.000 đồng = 10.000 đồng

=> Giá bán của sản phẩm sau khi chiết khấu: 100.000 đồng - 10.000 đồng = 90.000 đồng

Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh là gì?

Chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh bởi nó đem lại những lợi ích nhất định cho người bán, cho doanh nghiệp. Những lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh như sau.

4.1 Nâng cao doanh số bán hàng trong ngắn hạn

Khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh, lợi ích dễ thấy nhất là nâng cao doanh số. Lượng hàng bán ra sẽ gia tăng đáng kể mà không cần tốn nhiều công sức từ người bán để thuyết phục người tiêu dùng.

4.2 Kích thích người dùng mua một sản phẩm mới

Với những mặt hàng mới, doanh nghiệp luôn gặp phải những khó khăn nhất định khi tiếp cận người tiêu dùng. Vậy nên họ cần có những chiến lược để thu hút khách hàng trải nghiệm những sản phẩm mới. Chiết khấu chính là một biện pháp phù hợp và đem lại hiệu quả.

4.3 Kích cầu một nhóm khách hàng cụ thể

Khi muốn nhanh chóng bán được hàng, người bán có thể đưa ra chiết khấu với một nhóm khách hàng cụ thể. Điều này sẽ đem đến sự chuyên biệt, kích thích sự mua hàng của một nhóm đối tượng đã được định sẵn. Như vậy sẽ có một mục tiêu cụ thể hơn trong chiến lược kích cầu.

4.4 Thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng

Khi những mặt hàng đang bắt đầu không còn phù hợp với thị hiếu, chúng sẽ bị tồn kho bởi khách hàng không còn ưa thích. Người bán có thể đưa ra chiết khấu để nhanh chóng thanh lý số hàng này để tiếp tục nhập mẫu mới. Điều này giúp thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu mà không bị mất trắng hoàn toàn số tiền đó.

Nhược điểm của việc sử dụng chiết khấu là gì?

Tuy rằng chiết khấu có thể đem đến nhiều lợi ích trong kinh doanh, nhưng biện pháp này cũng sẽ có những nhược điểm nhất định. Khi quá lạm dụng chiết khấu, người bán có thể gặp phải những trường hợp như sau:

  • Chiết khấu thường xuyên khiến người mua không còn tin tưởng vào chương trình giảm giá. Điều này dẫn đến tâm lý không mua khi vẫn còn nguyên giá của khách hàng

  • Khách hàng không còn hứng thú mua hàng

  • Khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm

  • Lợi nhuận bị hao hụt

Kinh nghiệm giúp sử dụng chiết khấu hiệu quả trong kinh doanh

Bởi còn tồn tại những rủi ro nên người bán cần sử dụng biện pháp chiết khấu một cách khéo léo. Thực hiện chiến khấu đúng đắn, phù hợp sẽ mang đến hiệu quả không ngờ trong kinh doanh. Một số kinh nghiệm đã được đúc kết lại khi chiết khấu như sau:

- Tập trung vào đúng giá trị của sản phẩm: Đây là yếu tố hàng đầu để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Người mua hàng luôn mong muốn mua một sản phẩm hữu dụng hoặc có ý nghĩa với họ.

- Tập trung vào nhu cầu của các khách hàng. Mỗi người sẽ có những mong muốn và nhu cầu riêng đối với mỗi sản phẩm. Người bán cần xác định tệp khách hàng của mình rồi đưa cho họ đúng thứ họ cần. Sau đó, người bán kích cầu bằng cách chiết khấu thì tỷ lệ chốt đơn thành công sẽ rất cao.

- Phải có chiến dịch marketing đi kèm. Muốn thực hiện một chiến dịch chiết khấu hiệu quả thì doanh nghiệp phải tiếp cận được lượng khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp có giá bán hấp dẫn, nhưng lại không ai biết đến thì mọi công sức là lãng phí.

Câu hỏi thường gặp về chiết khấu

Tuy được sử dụng nhiều, nhưng vẫn có nhiều câu hỏi xoay quanh phương pháp chiết khấu trong kinh doanh. Có thể kể đến một số câu hỏi dưới đây.

7.1 Có nên sử dụng chiết khấu trong kinh doanh không?

Nên sử dụng chiết khấu trong kinh doanh nhưng không được lạm dụng. Nếu quá lạm dụng chiết khấu, vô tình sẽ tạo ra một thói quen xấu cho khách hàng làm ảnh hưởng tới kinh doanh của người bán.

7.2 Chiết khấu giúp tăng doanh số bán hàng không?

Đa số các chương trình chiết khấu sẽ giúp tăng doanh thu của người bán nhanh chóng trong thời gian ngắn. Số lượng bán ra sẽ tăng lên đồng nghĩa với lợi nhuận cũng sẽ tăng theo.

7.3 Khi nào nên dùng chiết khấu bán hàng?

Chiết khấu bán hàng có thể được dùng trong một số trường hợp như sau:

  • Sản phẩm mới ra mắt

  • Thanh lý hàng tồn kho

  • Các dịp lễ, Tết, ngày đặc biệt

  • Kích cầu mua sắm cho những nhóm khách hàng riêng biệt,....

Tổng kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin đầy đủ nhất về chiết khấu. Người absn, doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi áp dụng biện pháp này. Bởi nó đem đến nhiều lợi ích nhưng vẫn tồn tại những rủi ro. Chỉ khi doanh nghiệp sử dụng chiết khấu một cách khéo léo, nó sẽ đem đến doanh thu và lợi nhuận lớn.

Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bán những kiến thức mà bạn đang tìm kiếm. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích khách bạn nhé.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Lợi nhuận giữ lại là gì? Ý nghĩa, cách tính lợi nhuận giữ lại có ví dụ

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Lợi nhuận giữ lại là gì? Ý nghĩa, cách tính lợi nhuận giữ lại có ví dụ

Sâm Nguyễn

21/09/2023

Vietcombank là ngân hàng gì? Lãi suất ngân hàng Vietcombank mới nhất

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Vietcombank là ngân hàng gì? Lãi suất ngân hàng Vietcombank mới nhất

Uyên Hoàng

21/09/2023

Dòng tiền là gì? Vai trò và những lưu ý khi quản lý dòng tiền

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Dòng tiền là gì? Vai trò và những lưu ý khi quản lý dòng tiền

Lê Thị Thu

21/09/2023

Lãi suất danh nghĩa là gì? So sánh lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Lãi suất danh nghĩa là gì? So sánh lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Uyên Hoàng

21/09/2023