Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Biên lợi nhuận là gì? Ý nghĩa, phân biệt các loại biên lợi nhuận

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

11/12/2023

Biên lợi nhuận là chỉ số giúp đánh giá về hiệu quả kinh doanh, đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Vậy biên lợi nhuận là gì? Ý nghĩa của biên lợi nhuận như thế nào? Có bao nhiêu loại biên lợi nhuận? Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Biên lợi nhuận là gì?

Khái niệm biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận là một trong những chỉ số về lợi nhuận, thường được sử dụng để đo lường sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc hoạt động. Từ đó, đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

Biên lợi nhuận thường được xem xét cụ thể với 4 chỉ số là biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận trước thuế. Mỗi chỉ số đều thể hiện một ý nghĩa trong hoạt động của doanh nghiệp riêng.

Biên lợi nhuận là một trong những chỉ số quan trọng về lợi nhuận

Biên lợi nhuận là một trong những chỉ số quan trọng về lợi nhuận

Biên lợi nhuận tiếng Anh là gì?

Biên lợi nhuận tiếng Anh là Profit Margin. Biên lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm của biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận là một chỉ số tài chính quan trọng thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp sử dụng biên lợi nhuận để đánh giá hiệu suất và năng lực vận hành của công ty. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về khả năng tạo lợi nhuận và tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. 

Biên lợi nhuận cao thể hiện doanh nghiệp ổn định và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả, trong khi biên lợi nhuận thấp cho thấy rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận. Chỉ số này giúp nhà đầu tư có cơ sở để xác định và áp dụng chiến lược đầu tư hiệu quả.

Đặc điểm của biên lợi nhuận

Đặc điểm của biên lợi nhuận

Phân biệt, công thức tính các loại biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về trừ đi giá vốn hàng hóa hoặc chi phí kinh doanh, đây là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận gộp thể hiện cứ mỗi 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận gộp cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng quản lý chi phí sản xuất hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh trong ngành. Ngược lại, nếu biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược giá cả hoặc cải thiện hiệu quả sản xuất để tăng lợi nhuận.

Công thức tính biên lợi nhuận gộp là:

Biên lợi nhuận gộp (%) = ((Lợi nhuận gộp) / Doanh thu thuần) x 100

Trong đó:

Ví dụ: Công ty A trong năm 2022 có doanh thu bán hàng và dịch vụ là 500.000 USD, 

các khoản giảm trừ (giả sử không có): 0 USD và giá vốn sản phẩm bán ra: 300.000 USD.

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ - Các khoản giảm trừ = 500.000 USD - 0 USD = 500.000 USD

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn sản phẩm bán ra = 500.000 USD - 300.000 USD = 200.000 USD

Áp dụng công thức biên lợi nhuận gộp (%) = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần) x 100 = (200,000 USD / 500,000 USD) x 100 ≈ 40%

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) 

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) 

Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) thẻ hiện mỗi 100 đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, từ đó doanh nghiệp có thể nhận thấy được với 1% gia tăng của doanh thu thì cổ tức hoặc thu nhập ròng sẽ tăng tương ứng bao nhiêu %.

Biên lợi nhuận ròng thể hiện tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp và khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi sau khi đã tính đến tất cả các chi phí liên quan.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng là:

Biên lợi nhuận ròng (%) = ((Lợi nhuận sau thuế) / Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ - các khoản giảm trừ

  • Lợi nhuận sau thuế: Là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí.

Ví dụ: Giả sử công ty X trong 6 tháng đầu năm, có lợi nhuận sau thuế: 500.000 USD, doanh thu thuần đạt 2.000.000 USD. Khi đó:

Áp dụng công thức biên lợi nhuận ròng (%) = ((Lợi nhuận sau thuế) / Doanh thu thuần) x 100 = (500.000 USD / 2.000.000 USD) x 100 ≈ 25%

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) 

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) 

Biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) thể hiện tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận hoạt động so với doanh thu. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi.

Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động là:

Biên lợi nhuận hoạt động (%) = (Lợi nhuận hoạt động / Doanh thu) x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận hoạt động: Là lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Doanh thu: Là tổng doanh thu thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ kinh doanh.

Ví dụ: Công ty Y trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt lợi nhuận hoạt động: 800.000 USD và doanh thu: 2.000.000 USD

Khi đó, áp dụng công thức biên lợi nhuận hoạt động (%) = (Lợi nhuận hoạt động / Doanh thu) x 100 = (800,000 USD / 2,000,000 USD) x 100 = 40%

Biên lợi nhuận trước thuế

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-Tax Profit Margin) là tổng số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính sau khi trừ đi các chi phí. Biên lợi nhuận trước thuế là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp trước khi trừ đi số thuế thu nhập. Nó thể hiện tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước khi trừ thuế so với doanh thu.

Công thức tính biên lợi nhuận trước thuế là:

Biên lợi nhuận trước thuế (%) = (Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu) x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận trước thuế (EBT) = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN

  • Doanh thu: Là tổng doanh thu thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ kinh doanh.

Ví dụ: Giả sử công ty A có doanh thu 1.000.000 USD, tổng chi phí là 800.000 USD (bao gồm cả chi phí sản xuất, quản lý, tiền lương, tiền thuê mặt bằng, và các chi phí hoạt động khác) và thuế thu nhập: 100.000 USD. Khi đó:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Tổng chi phí = 1.000.000 USD - 800.000 USD = 200.000 USD

Áp dụng công thức biên lợi nhuận trước thuế (%) = (Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu) x 100 = (200,000 USD / 1,000,000 USD) x 100 = 20%

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-Tax Profit Margin)

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-Tax Profit Margin)

Ý nghĩa của biên lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Biên lợi nhuận là một chỉ số quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp:

Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh

Biên lợi nhuận cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh giữa lợi nhuận và doanh thu. Nếu biên lợi nhuận cao, điều đó thể hiện hoạt động kinh doanh ổn định và có khả năng sinh lời. Ngược lại, biên lợi nhuận thấp có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sinh lời hoặc cần cải thiện hiệu quả hoạt động.

Biên lợi nhuận giúp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Biên lợi nhuận giúp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá khả năng cạnh tranh

Biên lợi nhuận cung cấp thông tin về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường. Biên lợi nhuận cao có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và có thể tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng. Ngược lại, biên lợi nhuận thấp có thể cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.

Quản lý tài chính và đầu tư

Biên lợi nhuận giúp doanh nghiệp xác định mức lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí. Thông qua việc theo dõi và phân tích biên lợi nhuận, doanh nghiệp có thể quản lý tài chính hiệu quả, đưa ra các quyết định về đầu tư và phát triển kinh doanh.

Biên lợi nhuận giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, đầu tư

Biên lợi nhuận giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, đầu tư

Cách tăng biên lợi nhuận trong kinh doanh hiệu quả

Theo dõi tổng quan về các chi phí

Để đạt được hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc quản lý doanh thu, chi phí. Doanh thu thường biến động theo nhu cầu khách hàng, trong khi chi phí cung cấp và giá thuê mặt bằng có thể thay đổi. Để tối ưu hóa lợi nhuận, công ty cần xem xét các yếu tố sau:

  • Giá vốn sản phẩm bán: Theo dõi hệ thống quản lý hàng tồn kho để nắm rõ giá tiền nguyên liệu và số lượng đã thay đổi theo thời gian, giúp tối ưu hóa chi phí nguyên liệu và tăng lợi nhuận.

  • Chi phí lao động: Đảm bảo trả lương, phúc lợi hấp dẫn cho đội ngũ nhân viên để duy trì chất lượng công việc. Điều này giúp giữ chân nhân tài và tăng cường hiệu suất làm việc.

  • Chi phí chung: Xem xét các chi phí chung như tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, quảng cáo,... để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường với chi phí hợp lý.

Theo dõi chi phí giúp tăng lợi nhuận

Theo dõi chi phí giúp tăng lợi nhuận

Training, xây dựng đội ngũ nhân viên

Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời đóng vai trò quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp. Dù sản phẩm có chất lượng cao, nếu trải nghiệm dịch vụ không tốt, khách hàng có thể chọn đối thủ cạnh tranh khác. 

Để cải thiện chất lượng phục vụ, cần xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có khả năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần đào tạo bài bản cho nhân viên, giúp họ nắm vững lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của công ty.

Quan trọng hơn, hãy cho phép nhân viên thử các sản phẩm, dịch vụ giúp họ tư vấn khách hàng chính xác hơn. Mở các lớp đào tạo cơ bản, trang bị kỹ năng mềm cho nhân viên giúp họ xử lý tốt các tình huống phức tạp khi tư vấn.

Cắt giảm các chi phí không cần thiết

Trong bối cảnh lạm phát, các chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các khoản phí không cần thiết như:

  • Khuyến khích nhân viên tiết kiệm điện, khuyến khích sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

  • Chọn sử dụng các thiết bị điện có chế độ tiết kiệm nhiên liệu để giảm chi phí điều hành.

  • Áp dụng đúng quy trình vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị điện theo định kỳ giúp tránh hỏng hóc và lãng phí điện năng.

  • Đánh giá hiệu quả quảng cáo hiện tại và cân nhắc ngừng chi tiêu cho quảng cáo không hiệu quả.

Cắt giảm chi phí không cần thiết giúp tăng biên lợi nhuận

Cắt giảm chi phí không cần thiết giúp tăng biên lợi nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận

Chi phí nguyên liệu thường chiếm một phần lớn trong tổng ngân sách của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm ăn uống. Để kiểm soát hoạt động và tăng biên lợi nhuận, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Thay thế các nguyên liệu có giá thấp: Doanh nghiệp có thể tìm cách điều chỉnh công thức nấu ăn mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Rồi thương lượng với nhà cung cấp để tìm ra các thành phần ít tiền hơn nhằm giảm chi phí cho từng sản phẩm.

  • Quản lý về khẩu phần: Đảm bảo các sản phẩm sử dụng cùng một lượng nguyên liệu khi chế biến. Sử dụng các công cụ như cân, thìa đong để đo lường nguyên liệu một cách chính xác, tránh việc chia khẩu phần quá nhiều hoặc quá ít cho mỗi sản phẩm.

  • Quản lý sản phẩm bị bỏ đi: Theo dõi chặt chẽ tình hình mua bán để xác định nguyên nhân sản phẩm bị trả lại, hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc chất lượng kém. Tìm giải pháp để giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí.

Tăng doanh số kinh doanh qua các chiến lược

Việc cắt giảm chi phí, tăng doanh số bán hàng có thể làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh số, các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tạo ra các gói combo gồm những sản phẩm bán chạy nhất kèm theo nhiều quà tặng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng mua hàng. 

  • Mở rộng các kênh bán hàng không chỉ tại cửa hàng mà còn bán hàng online qua app, website, hotline, và... Điều này giúp tiếp cận đa dạng khách hàng và tăng cơ hội bán hàng.

  • Thường xuyên cập nhật các ưu đãi, khuyến mãi để thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng. Áp dụng các chương trình khuyến mãi thường xuyên để thu hút và giữ chân khách hàng.

  • Tạo chương trình tích điểm, tặng quà, và điểm thưởng cho những khách hàng trung thành để tăng độ gắn kết và khuyến khích sự quay lại mua hàng.

Những biện pháp này giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và đạt được lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, cải thiện mối quan hệ với khách hàng, xây dựng hình ảnh uy tín trong thị trường kinh doanh.

Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh nhằm tăng biên lợi nhuận

Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh nhằm tăng biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?

Mức biên lợi nhuận hợp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tùy theo ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, điều kiện thị trường, và mục tiêu kinh doanh. Không có một con số cụ thể cho biên lợi nhuận được coi là hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp. Mức biên lợi nhuận hợp lý thường được xác định bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn ngành, các doanh nghiệp cùng ngành hoặc mục tiêu tài chính.

Vì sao doanh nghiệp cần phân tích biên lợi nhuận?

So sánh hiệu quả các dòng sản phẩm

Biên lợi nhuận là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả sản xuất của từng dòng sản phẩm. Khi biên lợi nhuận gộp cao, tức là sản xuất và bán hàng của dòng sản phẩm đó là hiệu quả. Trong trường hợp này, nhà quản lý có thể cân nhắc mở rộng sản xuất dòng sản phẩm để tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Ngược lại, nếu biên lợi nhuận gộp thấp hoặc âm, tức là sản xuất và bán hàng của dòng sản phẩm đó không hiệu quả. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể cân nhắc thu hẹp sản xuất hoặc xem xét lại chiến lược kinh doanh của dòng sản phẩm này để giảm thiểu tổn thất và tăng cường lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp.

Phân tích biên lợi nhuận giúp so sánh hiệu quả các dòng sản phẩm

Phân tích biên lợi nhuận giúp so sánh hiệu quả các dòng sản phẩm

Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Phân tích biên lợi nhuận của doanh nghiệp giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và doanh thu hoặc chi phí trong một khoản mục cụ thể. Việc phân tích biên lợi nhuận giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sức khỏe tài chính và khả năng sinh lời của từng phần của hoạt động kinh doanh.

Biên lợi nhuận ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

Biên lợi nhuận có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, cụ thể:

  • Tăng cường đầu tư và phát triển: Doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao thường có khả năng tích lũy vốn và đầu tư vào nâng cấp cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển công nghệ, mở rộng sản xuất. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm.

  • Tạo động lực phát triển kinh tế: Biên lợi nhuận cao hấp dẫn các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường. Điều này thúc đẩy cạnh tranh, đem đến nhiều cơ hội kinh doanh mới, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

  • Góp phần vào cân đối tài chính quốc gia: Các doanh nghiệp có biên lợi nhuận tốt giúp cân đối thương mại và tài chính của quốc gia. Nhờ vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, nước có thể giảm thiểu thiếu hụt ngân sách và tăng cường khả năng trả nợ nước ngoài.

Biên lợi nhuận có ảnh hưởng đến nền kinh tế

Biên lợi nhuận có ảnh hưởng đến nền kinh tế

Những câu hỏi liên quan về biên lợi nhuận

Có các chỉ tiêu biên lợi nhuận phổ biến nào?

Biện lợi nhuận phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng doanh thu sau khi trừ đi các chi phí. Các chỉ tiêu biên lợi nhuận phổ biến bao gồm: biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận hoạt động.

Các chỉ tiêu biên lợi nhuận phổ biến

Các chỉ tiêu biên lợi nhuận phổ biến

Mối quan hệ biên lợi nhuận so với trung bình ngành như thế nào?

Một doanh nghiệp có mức biên lợi nhuận cao vượt trội so với các đối thủ cùng ngành hoặc trung bình ngành thường phản ánh một lợi thế cạnh tranh đáng kể. 

Biên lợi nhuận là chỉ số quan trọng giúp đánh giá đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tikop hy vọng với những chia sẻ biên lợi nhuận là gì ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về chỉ số tài chính này. Ngoài ra, đừng quên truy cập kiến thức tài chính để cập nhật các tin tức mới nhất về kinh tế, đầu tư mỗi ngày nhé.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Đường đến đầu tư dài hạn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đường đến đầu tư dài hạn

Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

16/01/2024