Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần là phần lợi nhuận sau khi lấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính trừ đi tổng giá vốn hàng bán, chi phí vận hành, bán hàng và các hoạt động tài chính. Lợi nhuận thuần còn được gọi là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần tiếng Anh là gì?
Lợi nhuận thuần trong tiếng Anh là Net Profit. Thuật ngữ này vô cùng phổ biến trong các báo cáo của doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể nắm được tình hình kinh doanh ở thời điểm hiện tại và đưa ra chiến lược phát triển trong tương lai.
Lợi nhuận thuần có ý nghĩa gì?
Lợi nhuận nói chung và lợi nhuận thuần nói riêng là các chỉ số quan trọng để một doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty.
Đối với chủ doanh nghiệp
Các nhà quản trị có thể dựa vào chỉ số lợi nhuận thuần để theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vì nhìn vào quá trình làm việc, các chủ doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm được hiệu quả của các hoạt động kinh doanh hay đầu tư tài chính.
Ngoài ra, lợi nhuận thuần giúp những người đứng đầu doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình kinh doanh và đưa ra các chiến lược phát triển tiếp theo. Chẳng hạn, nếu tình hình kinh doanh phát triển mạnh và đạt lợi nhuận thuần lớn, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Lợi nhuận thuần có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp
Đối với cổ đông
Báo cáo tài chính giúp các cổ đông nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó họ có thể xem xét việc có nên quyết định đầu tư hay không. Bên cạnh đó, chỉ số lợi nhuận thuần giúp các cổ đông có thể xác định một phần tiền lãi khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần giúp các cổ đông nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư có thể so sánh tình hình hoạt động các doanh nghiệp với nhau thông qua các bản báo cáo tài chính. Một số chỉ số có thể tham khảo như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế,...Các chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư có thể đưa các quyết định chính xác hơn dựa trên dữ liệu có thật thay vì đặt niềm tin theo người khác hoặc FOMO theo thị trường.
Các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư dựa trên chỉ số lợi nhuận thuần
Công thức tính lợi nhuận thuần
Công thức tính đầy đủ
Công thức tính lợi nhuận thuần:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + (Doanh thu từ hoạt động tài chính - Chi phí tài chính) - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
Doanh thu thuần: Phần tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ sau khi đã trừ các khoản như chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bị trả lại.
Giá vốn hàng bán: Các khoản liên quan đến sản phẩm như nguyên vật liệu, vận chuyển, nhân sự sản xuất.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Có thể là tiền lãi gửi ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc tiền thu được từ hoạt động cho vay vốn.
Chi phí tài chính: Các khoản chi trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp như đầu tư, góp vốn với các doanh nghiệp khác, vay vốn,...
Chi phí bán hàng: Các khoản chi phục vụ trực tiếp cho việc bán hàng như quảng cáo, hoa hồng, cửa hàng,...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí vận hành doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh như tiền lương cho nhân sự, Marketing, mặt bằng cửa hàng,...
Công thức tính lợi nhuận thuần
Công thức tính rút gọn
Công thức tính lợi nhuận thuần có thể được viết gọn như sau:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Lợi nhuận tài chính - (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng
Lợi nhuận tài chính = Doanh thu từ hoạt động tài chính - Chi phí tài chính
Ví dụ cách tính lợi nhuận thuần
Chỉ tiêu | Mã số | Năm 2022 (Đơn vị: tỷ VND) |
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 1 | 5 |
Các khoản giảm trừ doanh thu | 2 | 0,25 |
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 10 | 4,750 |
Giá vốn hàng bán | 11 | 2 |
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 = 10 - 11 | 20 | 2,750 |
Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | 3,5 |
Chi phí tài chính (vay vốn ngân hàng) | 22 | 0,5 |
Chi phí bán hàng | 23 | 0,5 |
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 24 | 0,5 |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 25 = 20 + (21 - 22) - 23 - 24 | 25 | 4,75 |
Thu nhập khác | 26 | 1 |
Chi phí khác | 27 | 0,6 |
Lợi nhuận khác 28 = 26 - 27 | 28 | 0,4 |
Tổng lợi nhuận trước thuế 30 = 25 + 28 | 30 | 5,15 |
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp | 40 | 0,5 |
Lợi nhuận sau thuế | 50 | 4,65 |
Áp dụng công thức tính lợi nhuận thuần rút gọn, ta sẽ tính được như sau:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = 2,750 + (3,5 - 0,5) - (0,5 + 0,5) = 4,75
Trên đây là ví dụ về thống kê các khoản chi và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Có thể thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong trường hợp này là 4,75 tỷ VND. Lợi nhuận thuần này được tính sau khi lấy doanh thu bán hàng và lợi nhuận gộp trừ đi tất cả khoản phí bán hàng, giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.
4 nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần
Kiểm soát bài toán tài chính thu - chi > 0
Để duy trì và phát triển bền vững, doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến bài toán lợi nhuận làm sao để doanh thu luôn phải lớn hơn chi phí. Nếu chỉ số này dương, điều đó đồng nghĩa với doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Một số nguyên tắc doanh nghiệp cần lưu ý như:
Kiểm soát các nguồn thu và chi
Theo dõi thị trường tài chính thường xuyên để tránh các trường hợp lãi suất tăng quá cao nên không đủ khả năng thanh toán.
Hạn chế hàng tồn tránh các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.
Lập kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp.
Xây dựng và bám sát kế hoạch tài chính
Các bản kế hoạch tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng và phát triển doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp nắm được tình hình doanh thu ở thời điểm hiện tại và đưa ra mục tiêu trong tương lai. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh hay chiến lược phát triển cần xem xét dựa trên nguồn lực và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp
Tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận
Để tối ưu hóa lợi nhuận thuần, doanh nghiệp thường sẽ phải tăng doanh thu và giảm các chi phí trong khâu sản xuất hoặc nhân công. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giảm chi phí sản xuất không đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm hay dịch cũng giảm theo. Các nhà quản trị cần tối ưu các hoạt động đầu tư và sản xuất sao cho lợi nhuận thuần luôn luôn dương.
Hiểu rõ sức mạnh công cụ hỗ trợ quản lý
Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể vận dụng các phần mềm hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tài chính và quản lý dòng tiền. Đây là một cách giúp doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí trong thời gian dài.
Các nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần
Sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp | Lợi nhuận thuần | |
Khái niệm | Lợi nhuận gộp là phần tiền thu được sau khi trừ đi chi phí vốn (chưa tính đến các chi phí bán hàng, vận hành doanh nghiệp hay các hoạt động đầu tư,...) | Lợi nhuận thuần là phần tiền thu được sau khi trừ đi tất cả khoản phí như chi phí vận hành, giá vốn hay các hoạt động đầu tư,... |
Ý nghĩa | Đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ việc tiêu thụ sản phẩm đến giá vốn (chưa bao gồm các doanh thu và chi phí gián tiếp) | Đánh giá toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh thu và chi phí gián tiếp. |
Câu hỏi liên quan đến lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi trong cùng một khoảng thời gian. Thuật ngữ này được dịch ra trong tiếng Anh là Return on sales, hay còn gọi tắt là ROS.
Công thức tính tỷ suất lợi suất:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%
Lấy ví dụ với trường hợp bên trên (năm 2022), chúng ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 4,65 tỷ VND, doanh thu của doanh nghiệp là 8,5 tỷ VND. Vậy tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp được tính như sau:
ROS = (4,65 / 8,5) x 100% = 54,7%
Tỷ suất lợi nhuận như thế nào là tốt?
Đối với chỉ số ROS, tỷ lệ phần trăm càng cao đồng nghĩa với lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra càng lớn. Thông thường, nếu ROS lớn hơn 10% thì công ty đó đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, để xác định tỷ số bao nhiêu phần trăm là hợp lý cần dựa vào một số yếu tố khác như tỷ số trung bình ngành hay xu hướng chỉ số.
Tỷ suất lợi nhuận như nào thì tốt?
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng có khác nhau không?
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng đều là các chỉ số lợi nhuận trong báo cáo tài chính, tuy nhiên, hai chỉ số này lại hoàn toàn khác nhau về cả khái niệm và ý nghĩa. Đối với lợi nhuận thuần, đây là phần lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả các chi phí liên quan đến bán hàng, giá vốn, chi phí tài chính nhưng chưa bao gồm thuế. Trong khi đó, lợi nhuận ròng hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả các khoản phí (bao gồm cả thuế).
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế có khác nhau không?
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế là hai khái niệm khác nhau. Hiểu đơn giản, lợi nhuận thuần là phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi các chi phí cố định. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế là phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi cả chi phí cố định và chi phí phát sinh. Hai chỉ số lợi nhuận này đều chưa bao gồm các khoản thuế phải đóng.
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế có khác nhau không?
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau. Đối với lợi nhuận sau thuế, đây được coi phần lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ các khoản thuế. Để tính được lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp bắt buộc phải tính lợi nhuận thuần trước. Công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về lợi nhuận thuần là gì và công thức tính lợi nhuận thuần. Hy vọng bạn đã nắm rõ và phân biệt được các khái niệm về lợi nhuận trong doanh nghiệp. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!