OPEX là gì?
Khái niệm OPEX
OPEX là viết tắt của Operating Expenditure, có nghĩa là chi phí hoạt động hay chi phí vận hành của một doanh nghiệp.
Ví dụ về OPEX
Chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang thiết bị, lương nhân viên, chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển,...Đây đều được coi là OPEX.
OPEX là viết tắt của Operating Expenditure
Vai trò của OPEX
OPEX đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của một doanh nghiệp.
-
Duy trì vận hành doanh nghiệp
-
Duy trì các hoạt động Marketing: Chi phí này giúp tăng khả năng nhận diện cũng như góp phần vào việc thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: OPEX bao gồm các khoản dành cho việc nghiên cứu và phát triển. Quá trình này giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng và chiến lược phát triển trong tương lai.
OPEX đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Cách tính OPEX
Công thức tính OPEX
Giá trị OPEX bằng tổng cả tất cả chi phí phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức tính OPEX có thể khác nhau bởi các khoản chi cụ thể của từng doanh nghiệp không giống nhau. Tuy nhiên, để tính OPEX thường bao gồm các chi chi phí sau:
-
Chi phí chung
-
Chi phí quản lý
-
Chi phí bán hàng
-
Thuế tài sản
-
Thuế thu nhập
-
Thuế môn bài
-
Phí giải trí
Ví dụ tính OPEX
Ví dụ: Sau khi kết thúc Quý 2, cửa hàng A tổng hợp OPEX để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong Quý đó. Các khoản OPEX được tổng hợp trong bảng dưới đây.
OPEX |
Giá trị ( Đơn vị: VNĐ) |
Chi phí bán hàng (bao gồm chi phí thuê văn phòng) |
65.000.000 |
Chi phí vận hành cửa hàng |
45.000.000 |
Chi phí khấu hao |
7.000.000 |
Chi phí quản lý |
10.000.000 |
Chi phí bảo trì, sửa chữa |
10.000.000 |
Thuế |
20.000.000 |
Trong trường hợp cụ thể là cửa hàng A, OPEX sẽ được tính như sau:
OPEX = 65.000.000 + 45.000.000 + 7.000.000 + 10.000.000 + 10.000.000 + 20.000.000 = 157.000.000
Như vậy, OPEX trong Quý 2 của cửa hàng là 157.000.000 VNĐ.
Phân biệt OPEX và CAPEX
OPEX và CAPEX là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau trong quá trình vận hành doanh nghiệp. CAPEX là viết tắt của Capital Expenditure, có nghĩa là chi phí vốn. Mặc dù đều là các khoản chi nhưng OPEX và CAPEX có những đặc điểm và ý nghĩa riêng.
OPEX |
CAPEX |
|
Khái niệm |
OPEX là chi phí hoạt động của doanh nghiệp |
CAPEX là các khoản chi phí lớn, thường là các hoạt động đầu tư, nâng cấp, xây dựng các tài sản cố định |
Ví dụ |
Chi phí bán hàng, chi phí nhân sự, chi phí quản lý, chi phí Marketing, R&D,... |
Chi phí xây dựng nhà máy, chi phí xây dựng kho, chi phí bất động sản,... |
Vai trò |
Duy trì và phát triển doanh nghiệp |
Khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh dài hạn trong tương lai |
Kế toán và lập báo cáo tài chính |
OPEX được khấu trừ trong thời điểm phát sinh. |
CAPEX chỉ có thể phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao nên không được khấu trừ trong thời điểm phát sinh mà được phân bố trong các giai đoạn tài chính khác nhau. |
Lập báo cáo tài chính |
OPEX được ghi nhận dưới dạng chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời điểm phát sinh. |
CAPEX được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán của công ty dưới dạng Tài sản trong mục “Tài sản, nhà máy và thiết bị” và được ghi nhận trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong “hoạt động đầu tư” |
Thời gian hoàn vốn |
Ngắn hạn hoặc trung hạn |
Thường là dài hạn |
Cách tối ưu OPEX
Xem xét và ưu tiên các công việc quan trọng
Tại một số doanh nghiệp, chi phí vận hành sẽ được phân bổ dàn trải và không có tính toán, ưu tiên. Điều này có thể khiến lãng phí tài nguyên mà không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Các khoản chi không cần thiết hoặc chưa hiệu quả trong thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có thể tạm thời lược bỏ và tập trung cho công việc quan trọng.
Ưu tiên các công việc quan trọng
Tiết kiệm các chi phí không cần thiết
Việc tiết kiệm các chi phí về vận hành có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tương đối. Ví dụ, tắt các thiết bị điện khi không dùng hoặc sử dụng máy in một cách hiệu quả.
Xây dựng hệ thống nhân sự hiệu quả
Nhân sự là khoản chi phí chiếm tương đối trong OPEX. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự sử dụng nhân lực một cách hiệu quả. Lấy ví dụ, một dự án chỉ cần khoảng 2-3 nhân sự, tuy nhiên, nhân sự thực tế lại là 4-5 người. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu vào nhân sự và tổ chức các buổi đào tạo để có thể nâng cao hiệu suất cho nhân viên.
Đào tạo nhân sự gia tăng hiệu suất
Áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất công việc
Hiện nay, tại một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đã bắt đầu áp dụng công nghệ và giảm bớt số lượng nhân viên. Ví dụ gần đây nhất chính là chat GPT. Việc áp dụng chat GPT khiến cho hiệu suất công việc được nâng cao và doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự để tăng lợi nhuận.
Tận dụng nguồn khách hàng cũ
Khách hàng cũ là nguồn khai thác vô cùng tiềm năng mà các doanh nghiệp thường bỏ quên. Nhiều nơi thường tập trung đi tìm khách hàng mới mà quên mất việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũ. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, chiến lược này còn giúp xây dựng hiệu ứng truyền miệng giúp tăng độ tin tưởng với doanh nghiệp.
Tối ưu chi phí từ các đối tác
Tối ưu chi phí từ đối tác có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể. Cụ thể, doanh nghiệp có thể xem xét tìm các đối tác có chi phí rẻ hơn nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả.
Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách chi tiêu
Việc lập kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể theo dõi ngân sách và tối ưu lại OPEX. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dựa vào các báo cáo để tìm ra chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.
Lập kế hoạch theo dõi chi tiêu
Lưu ý khi tối ưu OPEX
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp sẽ giảm bớt các chi phí khi tối ưu OPEX. Tuy nhiên, việc giảm bớt chi phí đồng nghĩa với quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý tối ưu một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến việc duy trì và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Câu hỏi thường gặp
OPEX là viết tắt của từ gì?
OPEX là viết tắt của từ Operating Expenditure. Có thể hiểu đơn giản đó là chi phí vận hành của doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động bao gồm những chi phí gì?
Chi phí hoạt động thường bao gồm tiền thuê mặt bằng, trang thiết bị, tồn kho, thuế, chi phí Marketing, R&D,... Tuy nhiên, chi phí hoạt động trên thực tế có thể khác nhau tùy thuộc vào tài chính của mỗi doanh nghiệp.
Xem thêm về Giá NET
Trên đây là kiến thức cơ bản về OPEX là gì và sự khác nhau giữa OPEX và CAPEX. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp giá trị hữu ích cho bạn. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!