Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lợi nhuận là gì? Tìm hiểu thông tin và cách tính lợi nhuận chính xác nhất

Đóng góp bởi:

Lê Thị Thu

Cập nhật:

22/10/2024

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, là cơ sở để cá nhân, doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, lợi nhuận là gì? Công thức tính lợi nhuận như thế nào? Doanh thu và lợi nhuận có gì khác nhau? Hãy cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đấy nhé.

Lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận là tổng tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đạt được sau khi trừ đi các chi phí và các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí đầu tư phát sinh. Lợi nhuận thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời của một tổ chức.

Lợi nhuận có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: lợi nhuận từ bán hàng, đầu tư về tài chính, bất động sản, hoạt động tài chính và các nguồn thu nhập khác. Nó thường được sử dụng để đo lường hiệu quả và sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh.

Lợi nhuận là tổng tài sản nhận được sau khi trừ đi chi phí

Lợi nhuận là tổng tài sản nhận được sau khi trừ đi chi phí

Lợi nhuận tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, lợi nhuận là Profit, là khoản chênh lệch giữa doanh thuchi phí. Lợi nhuận là phần kết quả cuối cùng đánh giá về hiệu suất và khả năng sinh lời của một tổ chức, doanh nghiệp.

Bản chất của lợi nhuận

Trong thực tế sản xuất và kinh doanh, lợi nhuận là sự khác biệt giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất. Sau khi bán hàng, doanh nghiệp không chỉ phục hồi vốn đã đầu tư (chi phí) mà còn thu được một khoản lợi nhuận tương ứng với giá trị thặng dư này. Lúc này, lợi nhuận được coi là một hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.

Lợi nhuận phản ánh khả năng của một tổ chức tạo ra giá trị và sinh lời từ các hoạt động kinh doanh của mình. Đối với nhà tư bản, lợi nhuận được coi là trước tiên và tạo ra sự sinh sản. Tuy nhiên, theo quan điểm của Karl Marx, lợi nhuận chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt của nền kinh tế thị trường.

Bản chất của lợi nhuận là tạo ra giá trị và sinh lời

Bản chất của lợi nhuận là tạo ra giá trị và sinh lời

Công thức tính lợi nhuận

Đối với công thức tính lợi nhuận: 

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí 

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu: Là tổng số tiền thu về trong toàn bộ hoạt động kinh doanh

  • Tổng chi phí: Bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ như mặt bằng, thuê nhân viên, chiến lược quảng cáo.

Ví dụ: Một doanh nghiệp A năm 2022 kinh doanh đặc sản vùng cao đạt tổng doanh thu: 2.550.000.000 VNĐ. Trong đó, tiền đầu tư ban đầu là 500.000.000 VNĐ, tiền thuê nhân viên là 250.000.000 VNĐ, tiền quảng cáo là 300.000.000 VNĐ. Lúc này, lợi nhuận của doanh nghiệp A là:

  • Tổng doanh thu: 2.550.000.000
  • Tổng chi phí: 500.000.000 + 250.000.000 + 300.000.0000

Dựa vào công thức tính lợi nhuận:

  • Tổng doanh thu - Tổng chi phí = 2.550.000.000 - (500.000.000 + 250.000.000 + 300.000.000) = 1.500.000.000 VNĐ

Công thức tính lợi nhuận gộp

Đối với công thức tính lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn bán hàng 

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu: Là tổng số tiền thu về trong toàn bộ hoạt động kinh doanh

  • Giá vốn: Vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động liên quan trực tiếp đến sản phẩm

Công thức tính lợi nhuận ròng

Đối với công thức tính lợi nhuận ròng: 

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động - % thuế doanh nghiệp - 10% VAT

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu: Là tổng số tiền thu về trong toàn bộ hoạt động kinh doanh

  • Tổng chi phí hoạt động

  • % thuế doanh nghiệp: Nếu doanh thu dưới 20 tỷ/năm thì sẽ phải nộp 20%, doanh thu trên 20 tỷ/năm thì phải nộp 22% thuế. Đối với các doanh nghiệp khai thác dầu khí, các tài nguyên quý hiếm thì % thuế doanh nghiệp là 32% - 50%.

Doanh nghiệp A khai thác dầu khí năm 2022 đạt tổng doanh thu 23.360.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, chi phí đầu tư là 3.890.000.000 VNĐ, tiền thuê nhân viên là 4.960.000.000 VNĐ. Khi đó, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp A là:

Tổng doanh thu: 23.360.000.000 VNĐ

Tổng chi phí hoạt động: 3.890.000.000 + 4.960.000.000

Dựa theo công thức:

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động - % thuế doanh nghiệp - 10% VAT = 23.360.000.000 - (3.890.000.000 + 4.960.000.000) - 10% - 32% = 8.415.800.000 VNĐ.

Công thức tính lợi nhuận

Công thức tính lợi nhuận

Các loại lợi nhuận cần phải biết

Thực tế, lợi nhuận được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là các loại lợi nhuận để bạn có thể tham khảo:

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp (tiếng Anh là gross profit) là tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Thông qua lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đánh giá về mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh nhất định.

Công thức tính lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn bán hàng

Lợi nhuận gộp nhằm đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Lợi nhuận gộp nhằm đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng (tiếng Anh là net profit) là lợi nhuận cuối cùng mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp đạt được sau khi trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí không trực tiếp, thuế doanh nghiệp. Nó biểu thị số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi từ doanh thu.

Công thức tính lợi nhuận ròng:

Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động hoặc Lợi nhuận ròng = lợi nhuận trước thuế - thuế doanh nghiệp

Lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân (tiếng Anh là Average Profit) là tổng lợi nhuận chia cho sản lượng tổng lợi nhuận được tính ở mỗi giai đoạn khác nhau. Từ đó, có thể xác định tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc bán ra thị trường.

Công thức tính lợi nhuận bình quân: 

Lợi nhuận bình quân = Doanh thu bình quân – Chi phí bình quân

Trong đó:

  • Doanh thu bình quân = Tổng doanh thu : đơn vị sản phẩm trên thị trường. Doanh thu bình quân được tính dựa trên một khoảng thời gian nhất định. 

  • Chi phí bình quân = Tổng chi phí phát sinh : số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất

Lợi nhuận bình quân dùng để tính tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm

Lợi nhuận bình quân dùng để tính tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế (tiếng Anh là Profit Before Tax - PBT hay Earning Before Tax - EBT) là lợi nhuận doanh nghiệp nhận được trước khi thanh toán khoản thuế và vay lãi.

Công thức tính lợi nhuận trước thuế: 

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Chi phí cố định - Chi phí phát sinh

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế (tiếng Anh là Profit After Tax) là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ toàn bộ các chi phí và tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thường thấy trong các báo cáo tài chính cuối năm của mỗi doanh nghiệp, là thước đo đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả không?

Công thức tính lợi nhuận sau thuế: 

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế TNDN 

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận khi trừ đi thuế doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận khi trừ đi thuế doanh nghiệp

Lợi nhuận trên tài sản

Lợi nhuận trên tổng tài sản (tiếng Anh là Return on assets - ROA)  là mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản mà doanh nghiệp đạt được, dùng để đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng. Chỉ số ROA giúp cho các nhà đầu tư hiểu về độ hiểu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp, từ đó đi đến quyết định đầu tư cuối cùng.

Công thức lợi nhuận trên tài sản: 

Lợi nhuận trên tổng tài sản = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân) x 100% 

Lợi nhuận trên vốn

Lợi nhuận trên vốn (tiếng Anh là Return On Equity - ROE) là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, là một báo cáo tài chính quan trọng của mỗi doanh nghiệp. 

Công thức tính lợi nhuận trên vốn:

 Lợi nhuận trên vốn = (Lợi nhuận ròng sau thuế / Tổng vốn chủ đầu kỳ) x 100% 

Lợi nhuận trên vốn là báo cáo tài chính quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Lợi nhuận trên vốn là báo cáo tài chính quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp

Lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (tiếng Anh là Return on sales - ROS) là tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%

Ví dụ về các loại lợi nhuận

Doanh nghiệp A kinh doanh đặc sản vùng miền, năm 2022 đạt doanh thu là 25.350.000.000 VNĐ. Trong đó, chi phí đầu tư là 2.500.000.000 VNĐ, thuê nhân viên là 2.900.000.000 VNĐ, tiền quảng cáo là 1.950.000.000 VNĐ, tiền đầu tư máy móc là 1.860.000.000 VNĐ, tiền thuê mặt bằng là 500.000.000 VNĐ. Doanh nghiệp A sản xuất 15.000 sản phẩm đặc sản địa phương mỗi năm, tổng tài sản đầu kỳ của doanh nghiệp A là 800.000.000 VNĐ, tài sản cuối kỳ là 1.200.000.000 VNĐ. Doanh nghiệp A, dựa vào bảng cân đối kế toán kỳ này có lợi nhuận ròng sau thuế là 5.577.000.000 VNĐ, tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 5.000.000.000 VNĐ.

Như vậy, ta có:

  • Tổng doanh thu: 25.350.000.000 VNĐ

  • Giá vốn bán hàng: 1.860.000.000 + 1.950.000.000 + 2.900.000.000

  • Tổng chi phí hoạt động: 1.860.000.000 + 1.950.000.000 + 2.900.000.000 + 500.000.000 + 2.500.000.000

  • Doanh thu bình quân = Tổng lợi nhuận : đơn vị sản phẩm trên thị trường = 25.350.000.000 : 15.000

  • Chi phí bình quân = Tổng chi phí phát sinh : đơn vị sản phẩm trên thị trường = 15.640.000.000 : 15.000

  • Tổng tài sản đầu kỳ: 800.000.000 VNĐ

  • Tổng tài sản cuối kỳ: 1.200.000.000 VNĐ

  • Tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ: 5.000.000.000 VNĐ

Dựa theo công thức:

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn bán hàng = 25.350.000.000 - (1.860.000.000 + 1.950.000.000 + 2.900.000.000) = 18.640.000.000 VNĐ

  • Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động = 25.350.000.000 - (1.860.000.000 + 1.950.000.000 + 2.900.000.000 + 500.000.000 + 2.500.000.000) - 22% = 5.577.000.000 VNĐ

  • Lợi nhuận bình quân = Doanh thu bình quân – Chi phí bình quân = (25.350.000.000 : 15.000) - (15.640.000.000 : 15.000) = 647.334 VNĐ

  • Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Chi phí cố định - Chi phí phát sinh = 25.350.000.000 - (1.860.000.000 + 1.950.000.000 + 2.900.000.000 + 500.000.000 + 2.500.000.000) - 1.000.000.000 = 14.640.000.000 VNĐ

  • Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế TNDN = 25.350.000.000 - (1.860.000.000 + 1.950.000.000 + 2.900.000.000 + 500.000.000 + 2.500.000.000) - (25.350.000.000*22%) = 5.577.000.000 VNĐ

  • Lợi nhuận trên tổng tài sản = (Lợi nhuận sau thuế : Tổng tài sản bình quân) x 100% = (5.577.000.000 : (800.000.000 + 1.200.000.000)/2) x 100% = 2.78%

  • Lợi nhuận trên vốn = (Lợi nhuận ròng sau thuế : Tổng vốn chủ đầu kỳ) x 100% = (5.577.000.000 : 10.000.000.000) x 100% = 0.5%

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế : Doanh thu) x 100% = (5.577.000.000 : 14.250.000.000) x 100% = 0.39%

Vì sao lợi nhuận lại quan trọng với nhà đầu tư?

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư, bởi dựa vào lợi nhuận cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu suất của một công ty. Nó là một chỉ số quan trọng để đo lường khả năng của doanh nghiệp hoặc tài sản đó tạo ra lợi nhuận. Nhà đầu tư muốn đảm bảo rằng họ đang đầu tư vào các công ty hoặc tài sản có khả năng sinh lời, kiếm tiền hay không.

Lợi nhuận giúp nhà đầu tư đánh giá về thực trạng của doanh nghiệp

Lợi nhuận giúp nhà đầu tư đánh giá về thực trạng của doanh nghiệp

Đồng thời, lợi nhuận cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình định giá các tài sản, tạo ra lợi tức, tăng giá trị vốn. Những điều này giúp nhà đầu tư nhìn thấy “tiềm năng” phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhất định. Từ đó đi đến quyết định cuối cùng có nên đầu tư hay không?

Tuy nhiên, trong một số trường hợp lợi nhuận âm chưa hẳn là điều tồi tệ, bởi có nhiều doanh nghiệp sẽ sử dụng doanh số để chi vào các chi tưởng, khoản chi nhất định để tạo điều kiện phát triển trong tương lai.

Lợi nhuận trong doanh nghiệp đến từ đâu?

Thực tế, để cạnh tranh với thị trường thì doanh nghiệp sẽ thu lợi nhuận từ nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Cụ thể:

  • Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản lợi nhuận nhận lại sau khi thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí bỏ ra.

  • Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Là phần chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh tế khác với chi phí hoạt động cộng thuế phải thu theo từng hoạt động.

Lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh

Vai trò của lợi nhuận

Dưới đây là chi tiết về vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp, người lao động cũng như là nền kinh tế để bạn có thể tham khảo:

Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:

  • Nhằm đánh giá hiệu suất kinh doanh: Lợi nhuận cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu suất và hiệu quả của mình. Bởi lợi nhuận là một chỉ số quan trọng để đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ thành công của các chiến lược, sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động của mình.

  • Tạo điều kiện mở rộng đầu tư, phát triển: Lợi nhuận tốt giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào mở rộng phát triển các dự án mới. Lợi nhuận đủ lớn sẽ cung cấp nguồn vốn cần thiết để mua sắm thiết bị, tăng cường cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất hoặc mở rộng vào các thị trường mới.

  • Đảm bảo sự ổn định và bền vững: Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp không tạo ra lợi nhuận, nó sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và đáp ứng các yêu cầu tài chính như trả lương, thanh toán nợ, đầu tư và phát triển. Lợi nhuận đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời gian dài.

Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp

Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động

Lợi nhuận của doanh nghiệp giúp tạo ra việc làm cho người lao động. Khi doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng, nhu cầu về lao động cũng tăng. Điều này tạo cơ hội việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính.

Ngoài ra, lợi nhuận còn có khả năng đáp ứng nhu cầu của người lao động và cải thiện điều kiện làm việc. Bởi khi có lợi nhuận tốt, doanh nghiệp có thể đầu tư vào việc cung cấp các chế độ phúc lợi, tăng lương, cải thiện môi trường làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế

Trong nền kinh tế của đất nước, lợi nhuận cũng đóng nhiều vai trò quan trọng. Cụ thể: 

  • Tạo thuế và nguồn tài nguyên cho chính phủ: Lợi nhuận của các doanh nghiệp tạo ra nguồn thuế thu vào cho chính phủ. Các thuế được thu từ lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các dự án công cộng, chính sách xã hội, hạ tầng, giáo dục và y tế. Ngoài ra, lợi nhuận cũng cung cấp nguồn tài nguyên cho chính phủ để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác.

  • Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế: Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, nó có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào mở rộng sản xuất và phân phối. Theo đó, nền kinh tế của đất nước cũng được củng cố, phát triển nhanh hơn.

Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế

Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Khi các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trên thị trường, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: đối thủ, chi phí, quản lý,... Tất cả các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết về các yếu tổ ảnh hưởng đến lợi nhuận:

  • Yếu tố khách quan: Bao gồm đối thủ cạnh tranh, chính sách của Nhà nước, thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật,...

  • Yếu tố chủ quan: Bao gồm nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực quản lý,...

Cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Để cạnh tranh trên thị trường thì việc lên kế hoạch tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những cách tăng lợi nhuận để bạn có thể tham khảo:

Tỷ suất lợi nhuận

Bạn có thể tăng tỷ suất lợi nhuận dựa trên việc quảng cáo, đa dạng kênh bán hàng, xây dựng thương hiệu, sản phẩm độc quyền cho doanh nghiệp.

Số lượng giao dịch

Nâng cao số lượng giao dịch bằng cách tăng thêm tiện ích dịch vụ cho khách hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,....

Khách hàng tiềm năng

Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức quảng cáo, PR, marketing hướng đến tập khách hàng tiềm năng mong muốn. Hạn chế việc xác định tập khách hàng sai, gây ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận.

Cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Cách tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Lưu ý về lợi nhuận cho doanh nghiệp

Thực tế, lợi nhuận là một phần quan trọng của mỗi doanh nghiệp, là thước đo lường hiệu quả và sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp nhất định. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tất cả.

Bởi lợi nhuận không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra tiền, đồng thời, lợi nhuận âm không có nghĩa doanh nghiệp không có tiền năng đầu tư, phát triển lâu dài. Vì thế, để có cái nhìn toàn cảnh nhất về doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên kiểm tra về các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán cũng như là thông tin bên trong khác của doanh nghiệp. 

Lưu ý về lợi nhuận cho doanh nghiệp

Lưu ý về lợi nhuận cho doanh nghiệp

Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt giữa lợi nhuận, doanh thu và doanh số

Dưới đây là chi tiết về sự khác biệt của lợi nhuận, doanh thu và doanh số để bạn có thể tham khảo:

Lợi nhuậnDoanh thuDoanh số
Lợi nhuận là tổng tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đạt được sau khi trừ đi các chi phí và các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.Doanh thu là tổng số tiền được tạo ra từ việc bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc các khoản thu nhập khác.Doanh số là tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số thường được đo bằng số lượng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ đã được bán.

Sự khác biệt giữa lợi nhuận, doanh thu và doanh số

Sự khác biệt giữa lợi nhuận, doanh thu và doanh số

Sự khác biệt giữa lợi nhuận và biên lợi nhuận

Lợi nhuận là biên lợi nhuận là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • Lợi nhuận (Profit): Lợi nhuận là khoản tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi các chi phí như chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, thuế, lãi vay, và các chi phí khác. Lợi nhuận được xem như một phép đo về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

  • Biên lợi nhuận (Profit Margin): Biên lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận so với doanh thu, thể hiện lợi nhuận của công ty sau khi trừ đi chi phí. Biên lợi nhuận thể hiện mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sinh lời từ doanh thu.

Có lợi nhuận âm không?

Lợi nhuận hoàn toàn có thể âm, nó thường thấy ở các doanh nghiệp khi có tổng doanh thu thấp hơn các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả. Lúc này thì lợi nhuận sẽ âm, kinh doanh không có lãi.

Lợi nhuận có thể âm khi kinh doanh không hiệu quả

Lợi nhuận có thể âm khi kinh doanh không hiệu quả

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lợi nhuận âm chưa hẳn đã tồi tệ. Bởi trong nhiều trường hợp thì các doanh nghiệp sẽ hi sinh lợi nhuận ở khoảng thời gian nhất định để tạo tiền đề cho sự phát triển tương lai, đầu tư vào các dự án tiềm năng mới.

Xem thêm về Giá NET

Phía trên là toàn bộ nội dung về lợi nhuận, cách tính lợi nhuận để bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ của Tikop.vn sẽ giúp ích cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư của bạn nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024