Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Báo cáo tài chính là gì? Các loại báo cáo tài chính chi tiết nhất

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

25/08/2024

Trong doanh nghiệp, báo cáo tài chính là một thuật ngữ không quá xa lạ, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Cùng tìm hiểu Báo cáo tài chính là gì và các loại báo cáo tài chính qua bài viết sau nhé!

Báo cáo tài chính là gì?

Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu của doanh nghiệp thể hiện thông tin tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được tổng hợp từ hệ thống sổ sách theo dõi các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó chủ doanh nghiệp sẽ có thêm cơ sở để ra quyết định tài chính phù hợp.

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính tiếng Anh là gì?

Báo cáo tài chính tiếng Anh là Financial Statement.

Báo cáo tài chính viết tắt là gì?

Báo cáo tài chính viết tắt là BCTC.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Báo cáo tài chính bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài sản, nợ và vốn được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán;
  • Kết quả sản xuất kinh doanh sẽ được phản ánh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Sự lưu chuyển của dòng tiền để phục vụ cho các mục tiêu cụ thể được phản ánh trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Các giải trình liên quan đến các chỉ tiêu đã ghi nhận trên Báo cáo tài chính được phản ánh trong Thuyết minh báo cáo tài chính;

Báo cáo tài chính gồm bốn thành phần

Báo cáo tài chính gồm bốn thành phần

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có những ý nghĩa sau:

  • Báo cáo tài chính thể hiện tình hình tài chính và kết quả cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó sẽ có được cái nhìn tổng quan, đưa ra quyết định điều hành và tổ chức kinh doanh hợp lý hơn.
  • Lập báo cáo tài chính là yêu cầu bắt buộc của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
  • Báo cáo tài chính giúp cho quá trình quyết toán thuế của cơ quan nhà nước minh bạch, rõ ràng hơn.
  • Báo cáo tài chính giúp xác định các dòng tiền phát sinh, dự đoán luồng tiền trong tương lai, biết được thời điểm và mức độ chắc chắn tạo ra tiền hoặc các khoản tương đương tiền của tổ chức.

Báo cáo tài chính có nhiều ý nghĩa quan trọng

Báo cáo tài chính có nhiều ý nghĩa quan trọng

Vai trò của báo cáo tài chính

  • Báo cáo tài chính cung cấp các con số tài chính để doanh nghiệp, các tổ chức có thẩm quyền nhận biết, từ đó kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng, sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.
  • Báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.

Báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh

Báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh

Mục đích lập báo cáo tài chính

Lập BCTC là để chủ doanh nghiệp xác định tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả công việc kinh doanh thể hiện qua trạng thái lời lỗ, quy mô và cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp đang có. 

Xem thêm: Lợi nhuận là gì? Tìm hiểu thông tin và cách tính lợi nhuận chính xác nhất

Ngoài ra, Báo cáo tài chính được sử dụng trong hoạt động vay vốn ngân hàng. Ngân hàng sẽ dựa vào BCTC để xét duyệt khoản vay, vì nó phản ánh một cách chân thực nhất tình hình hoạt động của tổ chức.

Các loại báo cáo tài chính phổ biến nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo thể hiện việc doanh nghiệp, tổ chức đã tạo ra và sử dụng dòng tiền như thế nào trong một thời hạn nhất định với ba loại hoạt động như sau:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  • Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.

Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể như tháng/quý/năm.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu này thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ nhất định. Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm trong các trường hợp: Tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ; Giảm do chủ sở hữu rút vốn hay do lỗ thuần trong kỳ.

Mẫu báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Mẫu báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm:

  • Phần tài sản: nội dung phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán.
  • Phần nguồn vốn: nội dung phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản vào thời điểm cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp.

Mẫu bảng cân đối kế toán

Mẫu bảng cân đối kế toán

Thời hạn quy định nộp báo cáo tài chính

Căn cứ theo Điều 29 khoản 3 của Luật kế toán 2015, quy định về thời hạn nộp với mỗi loại hình doanh nghiệp không giống nhau:

Doanh nghiệp nhà nước

  • Báo cáo quý được nộp chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Thời gian chậm nhất 45 ngày đối với công ty mẹ lập hoặc tổng công ty nhà nước. Trường hợp báo cáo lập bởi công ty con trực thuộc công mẹ, đơn vị kế toán nộp cho công ty mẹ theo thời hạn quy định bởi chính công ty mẹ.
  • Báo cáo năm có thời hạn nộp chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu báo cáo lập bởi công ty mẹ thì thời gian sẽ là 90 ngày. Riêng báo cáo lập bởi đơn vị kế toán doanh nghiệp trực thuộc phải nộp về công ty mẹ theo thời hạn công ty chủ quản quy định.

Những loại hình doanh nghiệp còn lại

  • Đơn vị kế toán tư nhân và công ty hợp danh cần lập và nộp báo cáo tài chính chậm nhất 30 ngày nếu là báo cáo năm.
  • Đối với đơn vị kế toán khác thì thời gian nộp chậm nhất là 90 ngày

Khoản phí phạt khi lập sai và nộp chậm báo cáo tài chính

Mức phạt cho tài khoản kế toán

Theo Điều 10 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán như sau:

“Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.”

Mức phạt cho cách lập và trình bày báo cáo

Xử phạt hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, nội dung này được quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Vi phạm về kế toán sẽ bị xử phạt hành chính

Vi phạm về kế toán sẽ bị xử phạt hành chính

Những câu hỏi thường gặp

Những ai là người sử dụng báo cáo tài chính?

Đối tượng sử dụng thông tin BCTC bao gồm những người ở bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, đó là những người có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đưa ra các quyết định có liên quan đến doanh nghiệp.

Những ai là người ký báo cáo tài chính?

Theo quy định hiện nay thì báo cáo tài chính phải có chữ ký của những người sau đây: Người lập báo cáo tài chính; Kế toán trưởng; Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Tài sản khác trên báo cáo tài chính là gì?

Tài sản khác (Mã số 180) trong báo cáo tài chính là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản khác tại thời điểm báo cáo, như: Thuế VAT còn được khấu trừ và tài sản khác tại thời điểm báo cáo. 

Xem thêm về Giá NET

Bài viết trên đã phần nào cung cấp thoogn tin cơ bản về báo cáo tài chính cũng như các loại báo cáo tài chính. Cùng đón đọc những bài viết về Kiến thức tài chính khác của Tikop nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024