Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vốn chủ sở hữu là gì? Làm thế nào để phân biệt với nguồn vốn điều lệ

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

05/03/2024

Vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành nên nguồn vốn đầu tiên của doanh nghiệp. Trong những phân tích cơ bản của thị trường chứng khoán, thì vốn chủ sở hữu là yếu tố tiên quyết giúp xác định giá trị cơ bản của doanh nghiệp.

Vậy để có thêm các hiểu biết về khái niệm này hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về vốn chủ sở hữu thông qua bài viết dưới đây của Tikop.

Khái niệm vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu hay còn có tên gọi tiếng anh là Owner's Equity chính là khái niệm chỉ nguồn vốn được các chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các đồng chủ sở hữu như các cổ đông, hoặc các thành viên liên quan góp vốn. Đồng nghĩa với đó sẽ là trách nhiệm giữa các thành viên sẽ cùng nhau đóng góp nguồn vốn, kế hoạch xây dựng nên các nguồn lực cần thiết để có thể bắt đầu và duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng nghĩa với đó, thì tất cả các thành viên cùng nhau góp vốn sẽ được thừa hưởng các quyền lợi nhất định như: quyền quyết định các hoạt động kinh doanh, quyền được chia sẻ lợi nhuận hàng tháng cũng như trách nhiệm gánh các khoản lỗ từ những hoạt động kinh doanh và bán hàng của doanh nghiệp.

ảnh đồ thị vốn

ảnh đồ thị vốn

Thông thường, vốn chủ sở hữu sẽ có vai trò là nguồn tài trợ cố định và là chỗ dựa cho toàn bộ doanh nghiệp. Nguồn vốn này sẽ thường được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, phải kể đến như: Sự chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường, tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, các nguồn lợi nhuận của hoạt động kinh doanh,...

Toàn bộ những nhà đầu tư của doanh nghiệp sẽ cần được hiểu rõ về khái niệm vốn chủ sở hữu để có thể xây dựng được cơ cấu nguồn vốn và nguồn nhân lực tối ưu và hiệu quả trong sự phát triển toàn diện của công ty.

Vốn chủ sở hữu bao gồm những yếu tố gì?

Trong các báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu sẽ được thể hiện cực kỳ chi tiết. Tùy vào mô hình của từng doanh nghiệp mà loại vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm các thành phần khác nhau. Cơ bản nhất, thì vốn chủ sở hữu sẽ được cấu thành nên từ các yếu tố như sau:

  • Vốn cổ đông: Nguồn vốn này sẽ được tích góp trên tình hình thực tế từ cổ đông. Chi tiết về số vốn này sẽ được ghi chép rõ ràng đối với từng thành viên tham gia trên các giấy tờ về tài chính, cũng như điều lệ công ty.

  • Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh: Khoản lợi nhuận này còn lại sau khi đã khấu trừ toàn bộ các chi phí, các khoản thuế và chưa tiến hành chia cho các bên cổ đông, hay thành viên liên doanh của doanh nghiệp.

  • Quỹ doanh nghiệp: Thông thường sẽ luôn có các quỹ đầu tư và phát triển, cũng như các quỹ dự phòng,... tất cả đều được hình thành dựa trên tỷ lệ không vượt quá các quy định pháp luật.

  • Thặng dư vốn cổ phần: Các khoản vốn có phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu từ lúc mới phát hành so với mức giá cổ phiếu tình hình hiện tại.

  • Mức chênh lệch đánh giá tài sản: Đánh giá lại giá trị tài sản sẽ bao gồm nguồn tài sản cố định, các nguồn hàng còn tồn kho, tổng bất động sản đã đầu tư,...

  • Chênh lệch về tỷ giá hối đoái: Các giao dịch sẽ được phát sinh thông qua ngoại tệ, hay các hạng mục tiền tệ có gốc sử dụng ngoại tệ,...

  • Và từ các nguồn lợi nhuận khác như: Từ cổ phiếu quỹ, từ các nguồn kinh phí sự nghiệp,..

Do đó, các yếu tố thường chiếm được tỉ trọng cao nhất sẽ phải kể tới đó là nguồn vốn của các cổ đông và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là khi cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó được các "ông lớn" tài chính rót tiền vào để mua càng nhiều thì nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đó sẽ lại càng tăng lên đáng kể.

Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có thể được tính toán chính xác bằng cách xác định chuẩn xác giá trị của nó. Bao gồm dựa trên các loại tài sản khác nhau phải kể đến như: Quỹ đất đai, nhà cửa, cùng vốn đọng hàng hóa, hàng tồn kho và các khoản trích từ các nguồn thu nhập khác. Sau đó, lấy tổng giá trị này đem trừ đi tất cả các khoản nợ và các khoản chi phí khác.

Ta sẽ có công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp – Nợ lãi phải trả

Cụ thể:

Tổng tài sản doanh nghiệp sẽ bao gồm hai hạng mục chính đó là: Các loại tài sản ngắn hạn và các hạng mục tài sản dài hạn của công ty:

  • Tổng tài sản ngắn hạn sẽ bao gồm: Tổng tiền gửi tại ngân hàng, tổng các khoản tiền đang được luân chuyển trong hoạt động doanh nghiệp, tổng tiền mặt (có thể là Việt Nam đồng, hay ngoại tệ) và các nguồn tài sản có giá trị tương đương như tiền như: vàng, bạc, hay đá quý, hoặc là kim khí quý,…

  • Tổng tài sản dài hạn sẽ bao gồm: Các khoản tiền đầu tư tài chính dài hạn, hoặc các khoản mà doanh nghiệp phải thu về dài hạn, hoặc tổng tài sản cố định, hay các loại bất động sản đã đầu tư và tổng các loại tài sản doanh nghiệp dài hạn khác…

Ngoài ra, ta còn có nợ phải trả sẽ thường bao gồm các khoản tiền như: Chi phí phải trả cho người bán, các loại thuế và các khoản chi phí phải nộp cho Nhà nước, hoặc phải chi trả cho người lao động, hay các khoản phí trong nội bộ doanh nghiệp, các khoản vay và nợ lãi khi thuê tài chính, các khoản nhận ký quỹ, các khoản ký cược, hoặc cũng có thể là các khoản tiền của người mua ứng trước cho hàng hóa, hay các chi phí phải trả khác nữa,…

Tham khảo ví dụ sau đây để có thể hiểu rõ hơn về cách tính vốn chủ sở hữu dưới đây:

Một công ty hay một doanh nghiệp sản xuất nào đó có một khoản đầu tư chứng khoán được ước tính theo giá thị trường là 8 tỷ đồng. Tổng các giá trị của thiết bị nhà máy là vào khoảng 5 tỷ đồng. Số hàng hoá tồn kho và các loại vật liệu hiện tại đang có giá trị lên tới 3 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản chi phí phải thu về của các doanh nghiệp sản xuất này đang là 2 tỷ đồng.

Trên thực tế, công ty hiện tại đang nợ vào khoảng 4 tỷ đồng tiền vay để có thể mua dụng cụ sản xuất cho toàn bộ nhà máy, 300 triệu đồng là chi phí tiền lương cho nhân viên, 3 tỷ đồng là chi phí cho một trong các nhà cung cấp bao bì hàng hóa cho công ty.

Dựa theo công thức ở trên thì chúng ta có thể tính được vốn chủ sở hữu doanh nghiệp như sau:

Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp = (Tổng tài sản công ty – Tổng nợ lãi phải trả)

= (8 + 5 + 3 + 2) – (4 + 0,3 + 3)

= 18 – 7,3

= 10,7 (tỷ đồng)

Phân biệt giữa vốn chủ hữu và vốn điều lệ

Dựa theo Khoản 34 Điều 4 của Bộ Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020: “Vốn điều lệ là nguồn vốn bao gồm tổng giá trị tài sản do tất cả các thành viên trong công ty, cùng với chủ sở hữu công ty đã tiến hành góp hoặc đã cam kết góp trong quá trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc công ty hợp danh. Hoặc nó cũng có thể hiểu là tổng mệnh giá toàn bộ cổ phần đã bán ra hoặc đã được đăng ký mua khi mới thành lập công ty cổ phần.”

 

Vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Bản chất

Vốn chủ sở hữu chính là số vốn đến từ chính các chủ sở hữu công ty mà doanh nghiệp hoàn toàn không phải cam kết thanh toán.

Nguồn vốn chủ sở hữu thường do chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tư xác định góp vốn hoặc nó có thể sẽ được hình thành từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ trên thực tế là tổng giá trị toàn bộ tài sản do chủ sở hữu hay các thành viên trong công ty góp vào hoặc dựa trên cam kết đóng góp khi thành lập công ty.

Cũng có thể hiểu đơn giản thì vốn điều lệ là tổng mệnh giá của toàn bộ cổ phần đã bán hay đã được đăng ký mua khi mới thành lập nên công ty theo hình thức cổ phần.

Về chủ sở hữu vốn

Người sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu có thể là một cá nhân, là Nhà nước hoặc là các tổ chức có tham gia vào quá trình góp vốn. Các cổ đông có thể mua và nắm giữ cổ phiếu cho mình và sẽ trở thành một trong các chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng có đầy đủ quyền hạn để có thể chiếm hữu định đoạt và chi phối quyền hạn đối với nguồn vốn chủ sở hữu.

Vốn điều lệ thường sẽ thuộc sở hữu các cá nhân, hoặc các tổ chức đã có đóng góp hoặc cam kết đóng góp vốn vào doanh nghiệp.

Cơ chế hình thành vốn

Được hình thành thông qua nhà nước, hoặc do doanh nghiệp tiến hành tự góp vốn, hoặc do vốn góp từ cổ phần của các cổ đông cá nhân, hoặc cũng có thể là bổ sung từ phần lợi nhuận để lại.

Vốn điều lệ được tạo thành dựa trên số vốn ban đầu do các thành viên, hay cổ đông tiến hành đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một khoảng thời hạn nhất định và sẽ được ghi lại toàn bộ vào điều lệ của công ty.

Đặc điểm

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoàn toàn không phải là một khoản nợ. Bởi nó được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư hoặc từ chính vốn của chủ doanh nghiệp và được hình thành từ kết quả của hoạt động kinh doanh.

Trong các trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, thì nguồn vốn điều lệ có thể sẽ được xem là một trong những khoản nợ của doanh nghiệp đó.

Ý nghĩa

Vốn chủ sở hữu luôn phản ánh chính xác các số liệu và tất cả tình hình tăng hay giảm của các loại nguồn vốn thuộc về quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên cổ đông có đóng góp vốn cho doanh nghiệp.

Vốn điều lệ sẽ thể hiện được cho các nhà đầu tư thấy được cơ cấu vốn hiện tại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn là cơ sở để có thể phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong hoạt động đầu tư đối với tất cả nhà đầu tư đã góp vốn.

Những yếu tố gây ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có thể giảm hoặc tăng lên đều chịu ảnh hưởng bởi một số các yếu tố khác nhau. Phải kể đến như:

5.1 Yếu tố làm tăng vốn chủ sở hữu

Một số các yếu tố khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên như sau:

  • Chủ sở hữu có thể được góp thêm nguồn vốn vào cho doanh nghiệp.

  • Nguồn vốn đến từ nguồn lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

  • Cổ phiếu phát hành ra thị trường có giá cao hơn mệnh giá niêm yết.

5.2 Yếu tố làm giảm vốn chủ sở hữu

Một số các yếu tố khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi như sau:

  • Doanh nghiệp sẽ phải hoàn lại một phần vốn cho chủ sở hữu vốn, hoặc cho cổ đông, hay các thành viên liên doanh.

  • Giá cổ phiếu phát hành bị thấp hơn so mệnh giá ban đầu hay niêm yết.

  • Doanh nghiệp gặp vấn đề phải ngừng hoạt động.

  • Bù lỗ cho một số các hoạt động kinh doanh không được kết quả như kỳ vọng.

  • Công ty cổ phần nhưng tiến hành hủy bỏ cổ phiếu quỹ.

Một số hình thức tồn tại vốn chủ sở hữu hiện nay

Tùy vào từng loại mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau mà các hình thức huy động vốn cũng sẽ mang mang đến sự khác biệt. Một số các hình thức vốn chủ sở hữu hiện nay được nhiều chủ doanh nghiệp áp dụng như sau:

  • Hình thức doanh nghiệp thuộc nhà nước: Toàn bộ nguồn vốn để duy trì hoạt động đều sẽ đều do nhà nước phụ trách và đầu tư.

  • Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn của doanh nghiệp theo hình thức này sẽ được đóng góp từ các thành viên cổ đông tham gia vào quá trình thành lập công ty.

  • Hình thức công ty cổ phần: Nguồn vốn của hình thức này sẽ được hình thành từ cá nhân là chủ sở hữu của doanh nghiệp hay còn được gọi là các cổ đông.

  • Hình thức công ty hợp danh: Doanh nghiệp theo hình thức này sẽ có ít nhất từ 2 thành viên làm hợp danh tham gia trong việc đóng góp vốn khi thành lập công ty.

  • Hình thức doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn của doanh nghiệp này sẽ thường do chủ doanh nghiệp tiến hành đóng góp. Cá nhân hoặc các tổ chức sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình.

  • Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn của doanh nghiệp này sẽ được đóng góp từ các doanh nghiệp từ trong nước và cả các doanh nghiệp ngoài nước.

Kết luận

Hy vọng với các thông tin trong bài bài viết trên của Tikop đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về khái niệm vốn chủ sở hữu là gì và một số các thông tin cơ bản liên quan đến nó. Theo dõi Tikop để có thể cập nhật thêm thật nhiều các kiến thức bổ ích về lĩnh vực tài chính, cũng như kinh tế và đầu tư thật hiệu quả nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Đường đến đầu tư dài hạn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đường đến đầu tư dài hạn

Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

16/01/2024