Giá trị hàng hoá là gì?
Khái niệm giá trị hàng hoá
Giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Thông thường, giá trị hàng hóa sẽ được thể hiện bằng tiền mặt, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ được quy đổi bằng một loại hàng hóa có thời gian lao động xã hội cần thiết tương đương.
Giá trị hàng hóa là gì?
Giá trị hàng hoá tiếng Anh là gì?
Giá trị hàng hóa trong tiếng Anh là Commodity Value. Giá trị hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa không phải yếu tố duy nhất để xác định giá bán, nó còn phụ thuộc vào nhu cầu, nguồn cung và tâm lý khách hàng để quyết định giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đó
Ví dụ về giá trị hàng hoá
Lấy ví dụ, nhân viên A mất 5 giờ để sản xuất một chiếc áo, trong khi nhân viên B mất đến 6 giờ để làm ra cùng sản phẩm đó. Thời gian nhân viên bỏ ra để làm ra sản phẩm chính là sức hao phí lao động hay còn gọi là giá trị hàng hóa.
Ví dụ về giá trị hàng hóa
Đơn vị đo lượng giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra một loại hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, kỹ năng và tay nghề của mỗi người sản xuất lại khác nhau. Do đó, người ta sử dụng thời gian lao động xã hội cần thiết để đo lường giá trị hàng hóa. Nói cách khác, đây là thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình, trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
Giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động để sản xuất ra một loại hàng hóa
Ý nghĩa của giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa có ý nghĩa quan trong nền kinh tế.
-
Giá trị hàng hóa được tạo nên bởi nhu cầu của con người. Vì thế, quyết định của khách hàng sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa đó có thể đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của con người hay không.
-
Giá trị hàng hóa giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Việc tạo ra giá trị và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng là một trong những cách mà các nhà sản xuất cạnh tranh nhau.
-
Giá trị hàng hóa có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, tâm lý,...Điều này khiến các nhà sản xuất phải luôn cập nhật thị trường thường xuyên và bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Giá trị hàng hóa có ý nghĩa quan trong nền kinh tế
Thuộc tính của giá trị hàng hoá
Giá trị hàng hóa bao gồm hai thuộc tính cơ bản sau:
Giá trị sử dụng hàng hoá
Giá trị sử dụng hàng hóa là công dụng của một loại hàng hóa nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, đối với một chiếc đồng hồ, giá trị sử dụng của nó là giúp người sử dụng có thể biết được thời gian tại từng thời điểm. Bên cạnh đó, đồng hồ còn đem lại giá trị về mặt cảm xúc khi nó giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn và một phần thể hiện sự sang trọng, quý phái của người đeo đồng hồ.
Giá trị sử dụng mang một số đặc trưng sau:
-
Một hàng hóa có thể mang lại nhiều giá trị sử dụng khác nhau (giá trị vật chất và giá trị tinh thần).
-
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên tạo nên hàng hóa đó.
-
Số lượng giá trị sử dụng của hàng hóa có thể tăng dần theo thời gian bởi sự phát triển của công nghệ và xã hội.
-
Giá trị sử dụng chỉ tồn tại khi thỏa mãn nhu cầu của con người. Do đó, người sản xuất cần quan tâm và tìm ra giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Giá trị sử dụng hàng hóa
Giá trị trao đổi hàng hoá
Giá trị trao đổi là mối quan hệ số lượng của hai sản phẩm khác nhau, theo đó giá trị của hàng hóa này có thể trao đổi với giá trị của hàng hóa khác. Điều này nghĩa là thay vì sử dụng tiền để đối lấy sản phẩm thì có thể sử dụng một lượng hàng hóa có giá trị tương đương để quy đổi sang. Thực tế đó là quá trình chúng ta đang thực hiện trao đổi hao phí lao động giữa các loại sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau.
Ví dụ: Giả sử anh A và anh B thực hiện một cuộc trao đổi với nhau. Anh A có 5 cái áo đổi lấy 10kg gạo của anh B. Mặc dù áo và gạo là hai sản phẩm có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau. Lý do là bởi chúng đều có một điểm chung, đó là sự hao phí sức lao động để sản xuất ra 5 cái áo và 10kg gạo. Ngoài ra, việc có sự chênh lệch giữa số lượng sản phẩm là vì hai bên cho rằng sức hao phí của anh A khi sản xuất 5 cái áo bằng với sức hao phí của anh B khi sản xuất 10kg gạo.
Giá trị trao đổi hàng hóa mang một số đặc trưng sau:
-
Giá trị trao đổi được tạo nên dựa vào nhu cầu xã hội của hàng hóa.
-
Giá trị trao đổi chỉ tồn tại khi có quan hệ sản xuất và mua bán.
-
Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau: cái này thay đổi kéo theo cái kia thay đổi.
-
Giá trị trao đổi thể hiện mối quan hệ giữa những bên sản xuất.
Giá trị trao đổi hàng hóa
Giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu?
Giá trị hàng hóa được tạo ra từ quá trình sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau để tạo tạo nên quá trình này, bao gồm:
-
Lượng giá trị hàng hóa: Số lượng hàng hóa có thể làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, nhân viên A có thể sản xuất 10 cái quần trong 1 ngày. Đây được coi là lượng giá trị hàng hóa.
-
Lượng giá trị đặc biệt: Số lượng hàng hóa có thể được tạo ra khác nhau tùy thuộc vào thời gian làm của mỗi người. Ví dụ, nhân viên A có thể làm ra 5 chiếc áo trong vòng 8 tiếng, tuy nhiên, nhân viên B có thể làm 7 cái trong cùng khoảng thời gian.
-
Lượng giá trị xã hội: Số lượng hàng hóa được tạo ra dựa vào kinh nghiệm và tay nghề của mỗi người. Thông thường, hiệu suất của những người có kinh nghiệm lâu năm sẽ tốt hơn so với những nhân viên mới hay những người mới vào nghề.
-
Thời gian sản xuất lao động: Thời gian trung một hàng hóa có thể được tạo ra trong điều kiện trình độ và kỹ thuật của tất cả mọi người ngang nhau.
Giá trị hàng hóa được tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau
Những yếu tố nào tạo ra giá trị hàng hóa?
Yếu tố về năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực làm việc của nhân viên, được thể hiện bằng số lượng sản phẩm có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Năng suất lao động phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của từng người.
Khi năng suất lao động tăng đồng nghĩa với số lượng sản phẩm tạo ra sẽ nhiều lên. Vì thế, hao phí để sản xuất ra một sản phẩm sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, khi số lượng sản phẩm tăng mà nhu cầu không tăng sẽ dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu. Vì vậy, giá trị sản phẩm cũng vì thế mà giảm theo.
Năng suất lao động ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
Yếu tố cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động trong sản xuất hàng hóa. Cường độ lao động tăng đồng nghĩa với sức hao phí lao động cũng tăng theo. Đương nhiên, số lượng sản phẩm cũng vì thế mà nhiều lên. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa trong trường hợp này lại giữ nguyên bởi cường độ tăng nghĩa là thời gian làm việc cũng tăng lên tương ứng.
Cướng độ lao động ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
Yếu tố phức tạp hoặc giản đơn của lao động
Lao động của người lao động có trình độ và tay nghề khác nhau sẽ được chia làm 2 loại: Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
-
Lao động giản đơn: Lao động không yêu cầu quá cao về mặt chuyên môn và kỹ năng.
-
Lao động phức tạp: Lao động yêu cầu trình độ tay nghề cao qua huấn luyện và đào tạo.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Theo quan điểm của Các Mác:“Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên”. Nghĩa là lao động giản đơn sẽ được lấy làm thước đo và mọi lao động phức tạp đều phải quy về lao động giản đơn trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Yếu tố phức tạp hoặc giản đơn của lao động
Yếu tố công nghệ
Giá trị hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố công nghệ. Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và tính năng của sản phẩm. Điều này có thể khiến giá trị của hàng hóa được tăng lên nhờ áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu năng của sản phẩm.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất đồng nghĩa với hiệu suất được tăng lên. Do đó, sức hao phí lao động giảm và khiến giá trị sản phẩm cũng bị giảm theo.
Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
Yếu tố thương hiệu
Một thương hiệu tốt có thể khiến giá trị hàng hóa được tăng lên đáng kể. Ví dụ, giá trị thực tế để sản xuất ra một chiếc điện thoại chỉ 10 triệu. Tuy nhiên, giá cả mà khách hàng phải chi trả để sở hữu chiếc điện thoại đó lại là 20 triệu. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thương hiệu mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm đó.
Thương hiệu ảnh hưởng lớn đến giá trị hàng hóa
Yếu tố kỹ năng và kinh nghiệm
Các sản phẩm được tạo ra từ những người có kỹ năng hoặc tay nghề đặc biệt có giá trị cao hơn so với những sản phẩm đại trà. Ví dụ, một bức tranh được tạo ra từ một người họa sĩ nổi tiếng chắc chắn có giá trị cao hơn so với các bức tranh của những người họa sĩ tầm trung.
Yếu tố khan hiếm
Yếu tố khan hiếm tác động không nhỏ đến giá trị của hàng hóa. Khi số lượng hàng hóa được sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, điều này sẽ tạo ra tình trạng khan hiếm đối với sản phẩm đó. Nói cách khác, tình trạng cầu nhiều hơn cung sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng lên.
Sự khan hiếm trong giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hoá được thực hiện khi nào?
Giá trị hàng hóa được thực hiện khi hàng hóa đó có thể đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Lý thuyết này được đưa ra dựa trên quan điểm Kinh tế Chính trị của Mác: “Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”.
Giá trị hàng hóa được hiện khi có thể đáp ứng nhu cầu
Một số câu hỏi thường gặp
Giá cả hàng hóa là gì?
Giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi các loại hàng hóa được thể hiện bằng tiền mặt. Giá cả hàng hóa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để xác định như kinh tế, chính trị, giá trị hàng hóa, nhu cầu người tiêu dùng,...
Giá trị thị trường của hàng hóa là gì?
Giá trị thị trường của hàng hóa là mức giá được xác định khi quá trình thẩm định giá được diễn ra. Giá trị thị trường trong tiếng Anh là Market Value.
Giá cả thị trường của hàng hóa là gì?
Giá trị trao đổi của hàng hóa là gì?
Giá trị trao đổi hàng hóa là mối quan hệ số lượng của hai sản phẩm khác nhau, theo đó giá trị của hàng hóa này có thể trao đổi với giá trị của hàng hóa khác.
Giá trị xã hội của hàng hóa là gì?
Giá trị xã hội của hàng hóa là giá trị của hàng hóa đem lại lợi ích cho xã hội, cộng đồng. Khác với giá trị hàng hóa được đo lường bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giá trị xã hội được đo lường bằng thời gian lao động cá biệt.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về giá trị hàng hóa là gì và các thuộc tính cơ bản của giá trị hàng hóa. Hy vọng bạn đã nắm rõ và hiểu được tầm quan trọng của giá trị hàng hóa trong kinh tế. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!