Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Số dư khả dụng là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra số dư khả dụng đơn giản

Đóng góp bởi:

Võ Thị Mỹ Duyên

Cập nhật:

14/04/2024

Hiện nay nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, lại có nhiều người không phân biệt được số dư thực và số dư khả dụng trong tài khoản. Vậy Số dư khả dụng là gì? Số dư khả dụng và số dư thực khác gì nhau? Hãy cùng Tikop tham khảo qua bài viết sau nhé!

Số dư khả dụng là gì?

Khái niệm

Số dư khả dụng là số tiền trong thẻ ATM hoặc tài khoản tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể rút tiền mặt tại trụ ATM hoặc rút trực tiếp tại chi nhánh Ngân hàng. Nói cách khác, số dư khả dụng được hiểu là số tiền gửi còn lại trong tài khoản mà khách hàng được phép rút ra và sử dụng

Số dư khả dụng là gì?

Số dư khả dụng là gì?

Ví dụ: Bạn có trong tài khoản số tiền 10 triệu đồng thì số dư khả dụng mà bạn có thể sử dụng để thanh toán hoặc rút tiền sẽ ít hơn 10 triệu nếu ngân hàng có yêu cầu số dư tối thiểu là 50.000 đồng.

Số dư khả dụng tiếng Anh là gì?

Số dư khả dụng tiếng anh có tên tiếng anh là Available Balance.

Cách tính số dư khả dụng chi tiết

Nắm được cách tính số dư khả dụng, bạn sẽ biết chính xác được mình còn bao nhiêu tiền có thể sử dụng được. Từ đó cũng sẽ chủ động hơn khi mua sắm, thanh toán hay thực hiện các giao dịch chuyển tiền của mình sao cho không vượt quá số dư khả dụng.

Công thức chung để tính số dư khả dụng như sau:

Số dư khả dụng = Số dư thực tế + hạn mức thấu chi (nếu có) – số tiền phong tỏa – số dư tối thiểu

Trong đó:

- Số dư thực tế: Là số tiền bạn hiện đang có trong tài khoản ngân hàng.

- Hạn mức thấu chi: là số tiền mà khách hàng được phép sử dụng khi số dư tài khoản ở mức 0.

- Số tiền phong tỏa: là số tiền trong tài khoản của khách hàng đang bị phong tỏa bởi ngân hàng và không thể sử dụng

- Số dư tối thiểu: là số tiền tối thiểu bắt buộc phải có trong thẻ để duy trì hoạt động, nhiều ngân hàng chỉ giữ 50.000 VNĐ để duy trì nhưng có ngân hàng thì số tiền này lại tương đối cao.

VD: Tài khoản ngân hàng 01810034xxxx mở tại Vietcombank, không có hạn mức thấu chi, không có số tiền bị phong toả tại Vietcombank. Số dư thực tế đang có trong thẻ là 20.500.000 VND. Vietcombank quy định số dư tối thiểu là 50.000 VND

Vậy số dư khả dụng = 20.500.000 + 0 – 0 – 50.000 = 20.450.000 VND

Hướng dẫn kiểm tra số dư khả dụng

Có rất nhiều cách kiểm tra số dư khả dụng trên tài khoản ngân hàng của mình, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng

Đây là cách kiểm tra truyền thống và ở thời điểm hiện tại rất ít người còn sử dụng cách kiểm tra này. Thế nhưng, trong một số trường hợp, việc kiểm tra số dư khả năng của thẻ tại các chi nhánh, phòng giao dịch vẫn được nhiều người sử dụng. 

Để thực hiện việc này, khách hàng cần mang CMND ra quầy giao dịch nơi mở tài khoản để nhờ bộ phận giao dịch viên thực hiện việc kiểm tra số dư tài khoản khả dụng theo các bước sau:

Bước 1: Các bạn có thể mang Chứng minh thư/Thẻ căn cước của mình đến các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của Ngân hàng đang mở tài khoản

Bước 2: Yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra hộ.

Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ lấy thông tin và giúp bạn kiểm tra số dư khả dụng một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng VIB

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng VIB

Kiểm tra bằng máy ATM

Hình thức kiểm tra số dư này thích hợp với những khách hàng không hiểu rõ về công nghệ như lại không muốn ra ngân hàng để kiểm tra. Bạn chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản tại trụ cây ATM như sau:

  • Cho thẻ vào khe quy định rồi nhập mật khẩu để vào màn hình chính

  • Lựa chọn vấn tin tài khoản.

  • Kiểm tra số dư khả dụng của thẻ.

Kiểm tra số dư khả dụng tại cây ATM

Kiểm tra số dư khả dụng tại cây ATM

Kiểm tra bằng SMS Banking

SMS banking là một phương thức kiểm tra tài khoản đã ra đời khá lâu. Ngày nay nó ít được sử dụng nhưng vẫn là một cách hiệu quả để bạn có thể check số dư của mình. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bằng cách soạn tin nhắn gửi đến tổng đài.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp nhắn tin tương ứng. Vì vậy bạn dùng dịch vụ ngân hàng nào thì phải nhắn tin đúng cú pháp quy định của ngân hàng đó. Cước phí cũng áp dụng theo từng ngân hàng. 

Kiểm tra bằng kênh ngân hàng số

Đây có thể xem là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để kiểm tra số dư khả dụng trong tài khoản. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam như: Vietcombank, BIDV, Techcombank, Vietinbank,…đều có hệ thống Internet banking vô cùng hiện đại.

Chỉ với vài thao tác đơn giản các bạn đã có thể truy vấn ngay mọi thông tin về tài khoản và số dư khả dụng nhanh chóng mà không phải mất nhiều thời gian hay công sức. 

Bước 1: Đăng nhập vào trang Internet Banking với tài khoản và mật khẩu.

Bước 2: Chọn tài khoản cần kiểm tra số dư khả dụng và nhấn vào chi tiết.

Bước 3: Kiểm tra thông tin tài khoản ở kết quả trả về.

Alt ảnh: Kiểm tra số dư khả dụng bằng Internet Banking

Kiểm tra bằng biên lai rút tiền

Ngoài những cách kiểm tra số dư khả dụng nêu trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra qua biên lai rút tiền. Khi bạn thực hiện giao dịch rút tiền tại các cây ATM, nếu lựa chọn in biên lai, bạn sẽ nhận được một tờ biên lai ngay sau khi nhận được tiền.

Trên biên lai rút tiền sẽ ghi đầy đủ các thông tin bao gồm số dư khả năng thẻ một cách chính xác. Thông qua tờ biên lai rút tiền này, bạn có thể nắm bắt được các thông tin liên quan tới tài khoản hiện tại của mình. 

Phân biệt số dư hiện tại và số dư khả dụng

Số dư hiện tại: Đây là số tiền bạn thực có trong tài khoản của mình khi chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hay số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản.

Số dư khả dụng: Số tiền bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Khi bạn chi tiêu vượt quá số dư khả dụng, thậm chí chưa vượt quá số dư hiện tại, số dư thấu chi sẽ hình thành. Số dư khả dụng được cập nhật liên tục để hiển thị các giao dịch đang chờ xử lý.

Sự khác nhau rõ rệt nhất giữa số dư khả dụng và số dư hiện tại đó là số dư khả dụng sẽ được cập nhật ngay sau khi thực hiện giao dịch và việc chuyển, rút tiền sẽ phụ thuộc theo con số này. Còn số dư hiện tại sẽ được hệ thống cập nhật một lần trong ngày, nên khi kiểm tra, hai số dư thường sẽ có sự chênh lệch.

Phân biệt số dư hiện tại và số dư khả dụng

Phân biệt số dư hiện tại và số dư khả dụng

So sánh số dư khả dụng và số dư kế toán?

 Sự khác biệt giữa số dư kế toán và số dư khả dụng thể hiện một số điểm cơ bản như sau:

 

Số dư khả dụng

Số dư kế toán

Về bản chất 

Thể hiện phần số dư kế toán có thể sử dụng tại một thời điểm nhất định. Số dư khả dụng thường gặp phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng

Thể hiện giá trị của một đối tượng kế toán tại một thời điểm nhất định

Về giá trị

Số dư khả dụng luôn nhỏ hơn hoặc bằng số dư kế toán

Số dư kế toán luôn lớn hơn hoặc bằng số dư khả dụng

Về công thức

Số dư kế toán tại 1 thời điểm = Số dư kế toán đầu kỳ + Số phát sinh tăng tính đến thời điểm xác định số dư - Số phát sinh giảm tính đến thời điểm xác định số dư

Số dư khả dụng tại 1 thời điểm bất kỳ = Số dư kế toán + Hạn mức thấu chi (nếu có) - Khoản tiền phong tỏa - Số dư tối thiểu duy trì tài khoản 

Một số câu hỏi thường gặp

Số dư khả dụng của mỗi ngân hàng có khác nhau không?

Số dư khả dụng sẽ tuân thủ theo quy định của từng ngân hàng. Số dư khả dụng sẽ phụ thuộc vào số dư tối thiểu mà ngân hàng giữ lại trong thẻ. Số dư này là là số tiền tối thiểu khách hàng phải nộp lần đầu tiên khi mở tài khoản và duy trì trong suốt quá trình sử dụng tài khoản. 

Ví dụ: Cùng với số tiền 100.000 VNĐ.

Khi gửi tiền ở Vietcombank: Số dư thực tế = 100.000 – 50.000 (số dư tối thiểu) = 50.000 VNĐ.

Khi gửi tiền ở SHB: Số dư thực tế = 100.000 – 20.000 (số dư tối thiểu) = 80.000 VNĐ

Tại sao số dư khả dụng lại âm?

Một số nguyên nhân khiến số dư khả dụng âm:

  • Số dư khả dụng bị âm do số tiền bị phong tỏa nhiều hơn hoặc bằng số dư có trong tài khoản.

  • Chủ tài khoản yêu cầu phong tỏa số tiền hoặc tạm khóa tài khoản

  • Cơ quan thuế, tòa án, viện kiểm sát đưa ra văn bản liên quan đến khóa tài khoản

  • Phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật

  • Phát sinh tranh chấp giữa hai chủ tài khoản trong tài khoản chung, giữa chủ tài khoản và ngân hàng

Số dư khả dụng bị âm có sao không?

Khi số dư khả dụng âm bạn có thể gặp phải một số vấn đề sau:

  • Không thể chuyển hoặc rút tiền

  • Bị khóa thẻ sau 1 đến 2 năm

  • Các hoạt động thanh toán bị ảnh hưởng 

Số dư khả dụng có rút được không?

Số dư khả dụng là số tiền trong tài khoản mà bạn có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm và các giao dịch khác do vậy bạn hoàn toàn có thể rút số dư khả dụng trong tài khoản của mình nhé.

Số dư khả dụng của thẻ tín dụng là gì?

Số dư khả dụng thẻ tín dụng là số tiền mà khách hàng được phép sử dụng từ tài khoản thẻ tín dụng để thanh toán chi tiêu hoặc rút tiền mặt. Đây là số tiền tối đa mà người sử dụng thẻ có thể sử dụng mà không gây quá hạn quy định của ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng.

Số dư khả dụng lớn hơn số dư tài khoản đúng không?

Câu trả lời là sai. Số dư khả dụng có thể nhỏ hơn hoặc bằng số dư tài khoản. Thực tế thì 2 con số này lại khác nhau dựa trên thời gian cập nhật của hệ thống ngân hàng. 

Có thể hiểu nôm na là số dư khả dụng sẽ được cập nhật ngay sau khi bạn thực hiện giao dịch và việc chuyển, rút tiền của bạn sẽ phụ thuộc theo con số này. Còn số dư tài khoản sẽ được hệ thống cập nhật một lần trong ngày, nên khi bạn kiểm tra, hai số dư thường sẽ có sự chênh lệch.

Với những phân tích trên, hi vọng bạn đọc biết được số dư khả dụng là gì? Số dư khả dụng và số dư thực khác gì nhau? Theo dõi Tikop để cập nhật những kiến thức tài chính mới nhất nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
LDR ngân hàng là gì? Công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

LDR ngân hàng là gì? Công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất

LDR ngân hàng là thuật ngữ về chỉ số để ngân hàng tạo ra lợi nhuận. Cùng tìm hiểu LDR ngân hàng là gì và công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

12/05/2024

Nợ chú ý là gì? Nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Cách xóa nợ chú ý

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Nợ chú ý là gì? Nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Cách xóa nợ chú ý

Nợ chú ý là một trong các thuật ngữ phổ biến khi thực hiện khoản vay tại tổ chức tín dụng. Cùng tìm hiểu nợ chú ý là gì, nợ chú ý vay được ngân hàng nào và cách xóa nợ chú ý qua bài viết sau của Tikop nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

11/05/2024

CSC là gì? Cách bảo vệ mã CSC khi sử dụng an toàn, hiệu quả nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CSC là gì? Cách bảo vệ mã CSC khi sử dụng an toàn, hiệu quả nhất

CSC là những mã số của các loại thẻ tín dụng để bảo mật. Vậy CSC là gì, cách bảo vệ mã CSC khi sử dụng an toàn, hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Tikop nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

11/05/2024

Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng các ngân hàng nhanh chóng, an toàn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng các ngân hàng nhanh chóng, an toàn

Thẻ tín dụng bạn không còn nhu cầu sử dụng thì bạn nên hủy để tránh phát sinh những phí không đáng có. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách hủy thẻ tín dụng các ngân hàng nhanh chóng, an toàn, cùng theo dõi nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

11/05/2024