Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lợi tức là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về lợi tức

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

12/07/2023

Lợi tức là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Vậy lợi tức là gì? Có mấy loại lợi tức và ý nghĩa của chỉ tiêu này là gì? Trong bài viết này, Tikop sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm và tác động của lợi tức đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cùng Tikop tìm hiểu ngay!

Lợi tức là gì?

Lợi tức là khoản lợi nhuận mà một người hoặc một tổ chức thu được từ việc kinh doanh, đầu tư hoặc có thể là tiền lãi thu được từ cho vay hay gửi tiết kiệm ngân hàng. Lợi tức thường liên quan đến lĩnh vực kinh tế và có thể được đo lường bằng tiền tệ, lợi nhuận hoặc tỷ lệ sinh lời.

Theo quan điểm trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, lợi tức là một thuật ngữ chỉ một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để được quyền sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định.

Cụ thể:

  • z: Lợi tức

  • Tổng vốn: Tổng số vốn tư bản cho vay

  • z’: Tỷ suất của lợi tức

  • p’: giá trị của tỷ suất lợi nhuận bình quân

Các - Mác đã đưa ra công thức sau:

z’ = (z/Tổng vốn) x 100%

Khi đó:

  • Giới hạn của tỷ suất lợi tức trong khoảng từ 0 đến giá trị của tỷ suất lợi nhuận bình quân: 0

  • Tỷ suất lợi tức cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân; tỷ lên phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động; quan hệ cung - cầu.

Tìm hiểu chung về lợi tức là gì?

Tìm hiểu chung về lợi tức là gì?

1.1. Lợi tức tiếng Anh là gì?

Lợi tức là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Trong tiếng Anh, lợi tức được dịch là Return.

1.2. Nguồn gốc của lợi tức

Từ lâu, người ta đã nhận ra rằng khi đầu tư hoặc tham gia vào một hoạt động kinh doanh có thể thu được lợi ích hoặc mang lại nguồn tài chính. Nguyên tắc cơ bản của lợi tức là một đồng tiền hiện tại có giá trị cao hơn một đồng tiền trong tương lai. 

Hay có thể hiểu nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư mà người công nhân làm thuê sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Do đó, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.

Nguồn gốc của lợi tức trong tài chính 

Nguồn gốc của lợi tức trong tài chính 

1.3. Lợi tức dưới góc nhìn người đi vay

Dưới góc nhìn của người đi vay, lợi tức thường liên quan đến các lợi ích và lợi nhuận mà họ mong đợi hoặc nhận được khi mượn tiền từ một nguồn tài chính. Khi đi vay, người vay mong muốn có được lợi tức trong việc sử dụng số tiền vay để đáp ứng nhu cầu hoặc mục tiêu của mình.

Người vay có thể sử dụng số tiền vay để khởi nghiệp, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào các cơ hội tài chính khác như chứng khoán hay bất động sản. Khi các hoạt động này thành công, lợi tức từ việc sử dụng tiền vay có thể vượt xa số tiền lãi phải trả.

Khi bên vay thu được khoản lợi nhuận, họ không được hưởng toàn bộ mà trong số lợi nhuận bình quân này có một phần được trích ra để trả bên vay dưới hình thức lợi tức. 

Hay có thể hiểu đơn giản rằng, lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà bên vay phải trả lại bên cho vay căn cứ vào lượng tiền vay ban đầu.

Phân tích lợi tức dưới góc độ người đi vay

Phân tích lợi tức dưới góc độ người đi vay

1.4. Lợi tức dưới góc nhìn người cho vay

Dưới góc nhìn của người cho vay, lợi tức là số tiền tăng thêm trên vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một hình thức đầu tư mà người cho vay mong đợi thu về lợi nhuận từ việc cho mượn tiền và thu hồi số tiền vốn ban đầu cùng lãi suất. Lợi tức này được xem như một phần thưởng tài chính cho những rủi ro và dịch vụ mà người cho vay đã đảm nhận.

1.5. Ví dụ về lợi tức

Ví dụ 1: Khi một ngân hàng cung cấp khoản vay cá nhân cho một khách hàng. Giả sử khách hàng mượn 100 triệu đồng từ ngân hàng với một lãi suất hàng tháng là 1% và thời hạn vay là 12 tháng.

Trong trường hợp này, lợi tức của ngân hàng sẽ được tính dựa trên lãi suất và thời gian vay. Sau 12 tháng, khách hàng sẽ trả lại tổng cộng 12 triệu đồng cho ngân hàng (100 triệu đồng vốn ban đầu + 12 triệu đồng lãi suất). Vậy lợi tức của ngân hàng trong trường hợp này là 12 triệu đồng, tương đương với khoản tiền lãi mà ngân hàng nhận được từ việc cung cấp dịch vụ cho vay.

Ngoài ra, ngân hàng còn có thể thu lợi tức từ các khoản phí khác như phí dịch vụ hoặc phí xử lý hồ sơ. Cụ thể, ngân hàng có thể áp dụng phí xử lý hồ sơ là 500.000 đồng cho khoản vay này. 

Như vậy, tổng lợi tức mà ngân hàng thu được từ khách hàng là 12 triệu đồng (từ lãi suất) cộng 500.000 đồng (từ phí xử lý hồ sơ), tổng cộng là 12.5 triệu đồng.

Ví dụ 2: A mua 100 cổ phiếu của công ty X với giá 10.000 đồng mỗi cổ phiếu, tổng cộng là 1.000.000 đồng. Sau một thời gian, giá cổ phiếu tăng lên 15.000 đồng mỗi cổ phiếu. Người đầu tư A quyết định bán lại toàn bộ cổ phiếu và thu về 1.500.000 đồng.

Trong trường hợp này, lợi tức của người đầu tư A là sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán, tức là 1.500.000 đồng - 1.000.000 đồng = 500.000 đồng. Đây là khoản lợi nhuận mà người đầu tư A kiếm được từ việc giao dịch cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.

Ví dụ về lợi tức trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán

Ví dụ về lợi tức trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán

 

Các tên gọi khác của lợi tức trong đầu tư

Một số tên gọi phổ biến của lợi tức:

  • Cổ tức: Là khoản lợi tức khi đầu tư chứng khoán vào các công ty cổ phần.

  • Lãi, tiền lãi: Là khoản lợi tức nhận được khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

  • Lợi nhuận, tiền lời, lời: Là lợi tức của nhà đầu tư nhận được khi bỏ vốn vào các hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Có mấy loại lợi tức hiện nay?

Lợi tức được phân chia thành nhiều loại từ lợi tức theo thời gian, lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng…. Tikop sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại lợi tức hiện nay theo thông tin bên dưới.

3.1. Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng là một hình thức lợi nhuận dựa vào mức chênh lệch giữa tổng tiền nhận được từ bán trái phiếu kho bạc và tổng số tiền bỏ ra để mua chúng. Khoản lợi tức này được mặc định là 360 ngày để tính lợi nhuận cho nhà đầu tư. 

Công thức tính:

YBD = (D/F) x (360/t)

Trong đó:

  • YBD: Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng.

  • D: Giá trị chiết khấu hay được hiểu là khoản chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào.

  • F: Mệnh giá hay giá bán trái phiếu ra.

  • t: Số ngày còn lại cho tới thời điểm đáo hạn.

Ví dụ: Giả sử nhà đầu tư B mua một trái phiếu công ty Y với mệnh giá là 1.000.000 đồng với giá mua vào là 900.000 đồng. Sau khi đến ngày đáo hạn là 400 ngày, B nhận khoản lợi tức từ trái phiếu Y theo công thức: [(1.000.000 - 900.000)/1.000.000] x (360/400) = 0,1111 = 9%.

Tìm hiểu lợi tức dựa trên cơ sở chiết khấu của ngân hàng

Tìm hiểu lợi tức dựa trên cơ sở chiết khấu của ngân hàng

3.2. Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Đây là khoản lợi nhuận được xác định dựa trên thời gian nắm giữ nguồn vốn của nhà đầu tư.

Công thức tính:

HPR = (P1 - P0 + D1)/P0

Trong đó:

  • HPR: Lợi tức theo thời gian nắm giữ.

  • P1: Tổng tiền nhận được khi đáo hạn.

  • P0: Giá mua ban đầu.

  • D1: Số tiền được trả hoặc số tiền lãi sẽ nhận được.

Ví dụ: Nhà đầu tư C mua 10.000.000 đồng tiền cổ phiếu của công ty X vào năm 2022. Đến năm 2023, công ty chia cổ tức cho C là 1.000.000 đồng. Và đến năm 2023, C quyết định bán số cổ phiếu này đi với giá là 13.000.000 đồng. Như vậy, khoản lợi tức theo thời gian nắm giữ mà bạn nhận được sẽ là: (13.000.000 – 10.000.000 + 1.000.000)/10.000.000 = 0.25 = 40%.

3.3. Lợi tức hiệu dụng năm

Lợi tức hiệu dụng năm là khoản lợi nhuận được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư thay thế giúp sinh thêm lãi. Đây là khoản lãi kép của doanh nghiệp đó. 

Công thức tính:

EAY = (1 + HPY) ^ (365/t) - 1

Trong đó:

  • EAY: Lợi tức hiệu dụng năm.

  • HPY: Lợi tức nhận được trong khoảng thời gian đầu tư.

  • t: Thời gian tới ngày đáo hạn.

Ví dụ: Nhà đầu tư D mua 50.000.000 đồng tiền cổ phiếu của công ty Z với mức chi trả cổ tức là 8%/năm. D dự định bán số cổ phiếu này trong vòng 180 ngày tới. Theo đó, khoản lợi tức theo hiệu dụng năm D nhận được là: (1+8%)^(365 - 180) - 1 ≈ 16.89%. 

Phân loại lợi tức - Lợi tức hiệu dụng năm 

Phân loại lợi tức - Lợi tức hiệu dụng năm 

3.4. Lợi tức theo thị trường tiền tệ  

Lợi tức theo thị trường tiền tệ hay còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi. Đây là khoản lợi tức để so sánh lãi từ công cụ tiền gửi với lợi tức trái phiếu kho bạc.

Công thức tính:

MMY = (360/YBD) / (360 - t x YBD)

Trong đó:

  • MMY: Lợi tức theo thị trường tiền tệ.

  • YBD: Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng (đã tính).

  • t: Thời gian đến ngày đáo hạn.

Ví dụ: Nhà đầu tư E đầu tư trái phiếu với lợi tức theo chiết khấu ngân hàng là 25%. Trái phiếu sẽ đáo hạn trong 200 ngày tới. Khi đó, lợi tức theo thị trường tiền tệ nhà đầu tư E nhận được là: (360/25%) / (360 - 200x25%) ≈ 4.65% 

Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp

Lợi tức đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu suất kinh doanh và tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của lợi tức trong doanh nghiệp:

  • Đo lường hiệu quả kinh doanh: Một số hoạt động tài chính của doanh nghiệp như chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu… Lợi tức sẽ là kênh quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh và quyết định đầu tư. 

  • Thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi tức biểu trưng cho phần lợi thu được từ các hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

  • Xác định khả năng sinh lời: Đây là chỉ tiêu để doanh nghiệp xác định được khoản lợi nhuận dựa trên vốn đầu tư ban đầu.

  • Điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp phát triển: Lợi tức cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp và được sử dụng để đầu tư vào mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường… Thêm vào đó, việc có đủ nguồn tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

  • Thu hút đầu tư: Lợi tức cao và ổn định là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư thường tìm kiếm cơ hội sinh lợi lớn từ việc đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao và bền vững.

Lợi tức có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp

Lợi tức có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp

Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Tỷ suất lợi tức là gì?

Tỷ suất lợi tức được hiểu là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian.

5.2. Công thức tính tỷ suất lợi tức

Công thức tỷ suất lợi tức:

z’ = (z/Tổng vốn) x 100%

Trong đó: 

  • z: Lợi tức

  • Tổng vốn: Tổng số vốn tư bản cho vay

  • z’: Tỷ suất lợi tức

Ví dụ: Giả sử nhà đầu tư E đầu tư 50 triệu đồng vào một công ty và sau một năm, E nhận được tổng lợi tức là 10 triệu đồng. Theo đó, tỷ suất lợi tức = (10 triệu đồng / 50 triệu đồng) x 100 = 20%.

Vậy tỷ suất lợi tức của khoản đầu tư này là 20%. Điều này có nghĩa là bạn đã nhận lại 20% giá trị vốn ban đầu trong vòng một năm.

5.2. Lợi tức và lợi nhuận có khác nhau không?

Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, lợi tức sẽ được gọi là lợi nhuận. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này khác nhau vì lợi nhuận là khoản tiền thu được sau khi trừ đi các chi phí kinh doanh. Trong khi lợi tức là tỷ lệ hoặc số tiền thu được từ một khoản đầu tư so với số tiền đầu tư ban đầu.

5.3. Lợi tức và lãi suất có khác nhau không?

Lợi tức và lãi suất khác nhau vì lợi tức là tỷ suất hoặc số tiền thu được từ một khoản đầu tư, trong khi lãi suất là tỷ lệ hoặc mức độ phần trăm mà người vay phải trả cho người cho vay.

5.4. Lợi tức và cổ tức có khác nhau không?

Trong đầu tư chứng khoán, các loại trái phiếu, cổ phiếu, lợi tức được gọi là cổ tức. Tuy nhiên, lợi tức mang ý nghĩa rộng hơn vì nó bao hàm cả các khoản lợi nhuận khác. Còn cổ tức là phần lợi nhuận được chia sẻ với cổ đông của một công ty.

Như vậy, Tikop đã giúp bạn tìm hiểu về lợi tức là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong lĩnh vực tài chính. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm đọc thêm về các kiến thức tài chính khác, hãy truy cập website của Tikop để biết thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Tiền Singapore đổi ra tiền Việt là bao nhiêu? Cập nhật tỷ giá mới nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tiền Singapore đổi ra tiền Việt là bao nhiêu? Cập nhật tỷ giá mới nhất

Đơn vị tiền tệ ở Singapore chính thức là Đô La Singapore được viết tắt là SGD. Vậy tiền Singapore đổi ra tiền Việt là bao nhiêu? Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

07/09/2024

Lạm phát phi mã là gì? Các biện pháp kiểm soát lạm phát phi mã

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát phi mã là gì? Các biện pháp kiểm soát lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã là hiện tượng kinh tế đáng lo ngại, gây bất ổn cho nền kinh tế và thách thức cho các nhà quản lý trong việc tìm giải pháp kiểm soát. Bài viết này Tikop sẽ giúp bạn hiểu lạm phát phi mã là gì và các biện pháp để kiểm soát nó, nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

07/09/2024

Tăng trưởng âm là gì? Đặc điểm và những ảnh hưởng tới nền kinh tế

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Tăng trưởng âm là gì? Đặc điểm và những ảnh hưởng tới nền kinh tế

Tăng trưởng âm là thuật ngữ quan trọng trong kinh tế, chỉ tình trạng khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia giảm so với kỳ trước đó. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác động và cách nhận diện tăng trưởng âm, hãy cùng Tikop khám phá trong bài viết này nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

07/09/2024

[Cập nhật] TOP 15 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

[Cập nhật] TOP 15 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc hiểu biết về các loại tiền tệ khác nhau trở nên rất quan trọng. Từ những loại tiền tệ quen thuộc như USD, EUR, GBP đến những đồng tiền ít được biết đến hơn, mỗi loại tiền tệ đều có câu chuyện riêng và phản ánh sự đa dạng của nền kinh tế thế giới. Cùng Tikop tìm hiểu TOP 15 loại tiền tệ dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay nhé!

tikop_user_icon

Trần Mỹ Phương

tikop_calander_icon

02/09/2024