Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tài chính gia đình là gì? Cách quản lý tài chính gia đình

Đóng góp bởi:

Giang Dương

Cập nhật:

24/08/2024

Việc quản lý tài chính gia đình vẫn luôn là vấn đề mà nhiều người đang phải đau đầu sau khi bước chân vào hôn nhân. Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng vì sau đây Tikop sẽ mang đến cho các bạn một vài cách giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu trong gia đình một cách hiệu quả và đơn giản. Tìm hiểu ngay qua các thông tin trong bài viết sau đây nhé!

Quản lý tài chính gia đình là gì?

Tại sao cần phải quản lý tài chính gia đình, hãy cùng theo dõi các thông tin sau đây:

1.1 Tầm quan trọng của quản lý tài chính gia đình

Tài chính ổn định là một trong những nền tảng vững chắc để góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình. Việc quản lý chi tiêu thật rõ ràng, chi tiết không chỉ đảm bảo cân bằng tình hình tài chính, tối ưu dòng tiền, mà còn giúp các bạn có được một khoản dự phòng, tiết kiệm cho tương lai. 

Nhờ vậy, tình hình tài chính của các gia đình luôn trong trạng thái an toàn, thậm chí có thể là luôn chủ động trong các tình huống rủi ro phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp,... 

Không chỉ vậy, khi tài chính gia đình được đảm bảo, các mâu thuẫn, tranh cãi xuất phát từ vấn đề tiền bạc sẽ được giảm bớt tối thiểu, từ đó cải thiện hạnh phúc gia đình.

>> Xem thêm Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính và thủ tục mới nhất 2023

Đảm bảo ổn định tình cảm gia đình

Đảm bảo ổn định tình cảm gia đình

1.2 Lợi ích của quản lý tài chính gia đình

Việc quản lý tài chính gia đình tốt sẽ mang đến hàng loạt các lợi ích mà các bạn cần phải nắm rõ như sau: 

  • Quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư

Việc lập kế hoạch tài chính gia đình sẽ giúp các bạn biết được dòng tiền của mình thay đổi cụ thể như thế nào, thu nhập được bao nhiêu, tổng chi tiêu vào những việc gì... Các bạn cũng có thể quan sát, theo dõi và chủ động trong tất cả mọi việc với bản kế hoạch tài chính gia đình trong tay.

Ngoài ra, không ít người sẽ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng mua sắm hàng ngày hay vay tín dụng để có thể mua nhà, ôtô... Những khoản này có thể sẽ trở thành bẫy nợ nếu không có được một kế hoạch chi trả phù hợp.

Quản lý tốt việc thu, chi, tiết kiệm

Quản lý tốt việc thu, chi, tiết kiệm

  • Sớm đạt được các mục tiêu trong cuộc sống

Kế hoạch tài chính gia đình cụ thể sẽ có những mốc thời gian để mỗi người tuân theo. Điều này giúp các bạn lập kế hoạch tập trung vào cách quản lý tiền bạc và thời gian để đạt được các mục tiêu đã đề ra. 

Trong khi kế hoạch tài chính là con đường bạn sẽ đi thì số tiền các bạn đang sở hữu là công cụ cả gia đình sử dụng để đạt được điều đó.

Góp phần thực hiện các mục tiêu tương lai

Góp phần thực hiện các mục tiêu tương lai

  • Chủ động chuẩn bị cho những sự kiện lớn trong đời

Việc lập kế hoạch tài chính gia đình ở bất cứ độ tuổi nào có thể đáng sợ bởi có thể không nhiều người chắc chắn về những kế hoạch, dự định của bản thân, và những thành viên trong gia đình. 

Nhưng kế hoạch tài chính có thể linh hoạt và thay đổi khi mục tiêu, mong muốn của các bạn thay đổi. Những sự kiện lớn cần đưa vào kế hoạch sau khi lập gia đình đó là mua nhà, mua xe, sinh con, nghỉ hưu…

  • Tránh những stress về mặt tài chính

Theo một số các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng stress hay cãi vã trong gia đình đó là vấn đề tiền bạc. Khi không có tài chính, gia đình thiếu thốn, những suy nghĩ như làm sao để trả đủ tiền thuê nhà, làm sao để thanh toán được hóa đơn.... sẽ bủa vây bạn. 

Những điều này gây nên tình trạng stress rất lớn và mệt mỏi trong tinh thần, từ đó, gián tiếp gây nên sự cãi vã ở trong gia đình.

Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính gia đình

Những nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý tài chính gia đình sẽ được đề cập qua các thông tin trong phần sau đây.

2.1 Lập kế hoạch tài chính gia đình

Dựa trên những nhu cầu chi tiêu hàng tháng, các bạn có thể chia nhỏ thành các khoản tiền riêng biệt khác nhau. Cách làm này sẽ giúp bạn tránh khỏi việc chi tiêu quá đà và cải thiện nhanh chóng tình hình tài chính gia đình một cách ổn định.

Có rất nhiều các cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình bạn. Một trong số những nguyên tắc mà các bạn có thể áp dụng đó là 50/20/30. 

Trong đó, 50% tổng số tiền có được sẽ được sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu cho gia đình, 30% trong số đó dành cho việc chi tiêu những mong muốn của gia đình, 20% còn lại sẽ dành cho việc để dành và tiết kiệm.

Xem thêm về Giá NET

Hoạch định kế hoạch chi tiêu hợp lý hàng tháng

Hoạch định kế hoạch chi tiêu hợp lý hàng tháng

2.2 Xác định nguồn thu nhập và chi phí

Sự thấu hiểu lẫn nhau về vấn đề tài chính là không thể thiếu để có thể đảm bảo việc giữ hòa khí gia đình, cũng như cân bằng mức độ chi tiêu. 

Vì thế, các bạn sẽ cần phải trao đổi trực tiếp với các thành viên trong gia đình về những khoản thu nhập, chi tiêu, cũng như vấn đề tiết kiệm, dự phòng, đồng thời xác định rõ ràng các mục tiêu, dự định tương lai của cả gia đình. 

Nhờ vậy, các bạn sẽ biết được đâu là khoản chi tiêu cần thiết, từ đó thống nhất với các thành viên nên cắt giảm hoặc ưu tiên khoản chi tiêu nào đó.

2.3 Thiết lập mục tiêu tài chính

Đặt ra mục tiêu tài chính gia đình rõ ràng là bước đầu lên kế hoạch những gì bạn muốn đạt được trong tương lai, có thể liên quan đến việc kiếm tiền, tiết kiệm, hoặc chi tiêu hoặc đầu tư

Theo đó, các mục tiêu cần được đo lường cụ thể với những kế hoạch quản lý chi tiêu theo thời gian rõ ràng. Chẳng hạn như, các bạn thiết lập mục tiêu mua nhà trong 5 năm thì cần ngân sách là bao nhiêu, mỗi tháng sẽ cần phải tiết kiệm các khoản nào để đạt được ngân sách mong muốn? 

Việc này sẽ giúp các bạn xác định được những việc cần ưu tiên để thực hiện, đồng thời tạo nên thói quen chi tiêu trong gia đình khoa học, có được động lực rõ ràng để thực hiện các mục tiêu chung.

Thiết lập mục tiêu tài chính cụ thể

Thiết lập mục tiêu tài chính cụ thể

2.4 Thiết lập ngân sách tài chính gia đình

Việc thiết lập kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình giúp các bạn kiểm soát tốt các khoản thu chi của gia đình một cách hợp lý mà vẫn luôn ở trong ngân sách cho phép. 

Các bạn có thể chia nhỏ các khoản chi tiêu mỗi tháng thành các khoản chi tiêu khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của các thành viên trong gia đình hay giới hạn ngân sách cho phép mà có thể tiến hành điều chỉnh cho hợp lý.

Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế thực tế của cả gia đình mà các bạn có thể thiết lập nên tỷ lệ chi tiêu một cách hợp lý. Nên ưu tiên các khoản chi phí được cho là thiết yếu và giảm bớt hay linh hoạt hoá các khoản chi tiêu khác trong gia đình.

Thiết lập ngân sách chi tiêu cụ thể

Thiết lập ngân sách chi tiêu cụ thể

2.5 Tiết kiệm và đầu tư

Mỗi gia đình đều sẽ có những khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn riêng. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà ngân sách để tiết kiệm cũng sẽ khác biệt, nhưng nhìn chung các bạn nên dành ít nhất 10% thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm của mình.

Khi đã có được kế hoạch tiết kiệm vững vàng, các bạn nên tiếp tục "làm giàu" bằng cách phân phối thành các hạng mục đầu tư cần thiết.

Bạn nên có ít nhất 2 khoản đầu tư khác nhau. Tùy theo điều kiện của từng gia đình, có thể lựa chọn các hướng đầu tư thật phù hợp như: chứng khoán, bất động sản, vàng…

Việc này sẽ giúp các bạn xây dựng một quỹ dự phòng cho gia đình để đề phòng khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

>> Xem thêm 14 cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn có cuộc sống tốt hơn

Các phương pháp quản lý tài chính gia đình

Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp quản lý tài chính gia đình ổn định ngay sau đây.

3.1 Phương pháp 50/30/20

Một trong những phương pháp quản lý chi tiêu trong gia đình được rất nhiều người áp dụng hiện nay đó là quy tắc 50/20/30. Người thực hiện sẽ tiến hành chia khoản thu nhập của mình như sau: 

  • 50% cho các khoản chi tiêu thiết yếu như: Chi phí ăn uống, thuê nhà và các chi phí đi lại, cùng với hóa đơn mua sắm vật dụng thiết yếu. 

  • 20% cho các khoản đầu tư hoặc chi tiêu tài chính: Tiền tiết kiệm để mua nhà hoặc xe, quỹ dự phòng,…

  • 30% cho các chi phí phục vụ hoạt động khác như: Chi phí đi du lịch, giải trí,…

Trong trường hợp nếu các khoản chi thiết yếu nhiều hơn, phần chi tiêu thiết yếu sẽ có thể điều chỉnh tăng lên khoảng từ 70% - 80%, giảm bớt 2 mục còn lại để có thể cân đối ngân sách.

Phương pháp tiết kiệm 50/30/20

Phương pháp tiết kiệm 50/30/20

3.2 Phương pháp Kakeibo

Kakeibo được cho là một nghệ thuật tiết kiệm cực kỳ nổi tiếng của người Nhật. Phương pháp này sẽ hỗ trợ các bà nội trợ việc quản lý chi tiêu tài chính gia đình hiệu quả. 

Với phương pháp này, nguồn thu nhập hàng tháng sẽ được chia thành 4 phong bì tương ứng 4 loại nhu cầu tiêu dùng khác nhau: 

  • Chi phí sinh hoạt thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, y tế, chi phí đi lại.

  • Chi phí sinh hoạt không thiết yếu: Mua sắm, chi phí vui chơi giải trí.

  • Chi phí để đầu tư: Khóa học, đầu tư cho con cái học sau này,…

  • Chi phí phát sinh: Chi phí đám cưới, hiếu hỷ, sửa chữa phát sinh,…

Vào cuối tuần, các bạn cần phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ kế hoạch chi tiêu và trung thực trả lời cả 4 câu hỏi sau để cân đối kế hoạch tài chính gia đình:

  • Bạn đang sở hữu hiện tại bao nhiêu tiền?

  • Chi tiêu trên thực tế trong tuần qua là bao nhiêu?

  • Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu?

  • Có cách nào để cắt giảm các mục chi tiêu không cần thiết và cải thiện thu nhập không?

Từ đó, các bạn sẽ hiểu rõ vấn đề và có thể tự điều chỉnh được kế hoạch chi tiêu phù hợp, cũng như hợp lý hơn. Giả sử, mức thu nhập của cả 2 vợ chồng là 40 triệu đồng, người quản lý chi tiêu trong tài chính gia đình cần phải phân bổ theo Kakeiko như sau:

  • Phong bì 1 cho các loại chi phí thiết yếu (60%) = 24 triệu đồng.

  • Phong bì 2 cho các khoản chi phí không thiết yếu (20%) = 8 triệu đồng.

  • Phong bì 3 cho các khoản đầu tư khác (10%) = 4 triệu đồng. 

  • Phong bì 4 cho các khoản chi phí phát sinh (10%) = 4 triệu đồng.

Phương pháp tiết kiệm của người Nhật

Phương pháp tiết kiệm của người Nhật

3.3 Phương pháp zero-based budgeting

Zero-Based Budgeting được hiểu đơn giản là phương pháp “Lập ngân sách từ con số 0”. Phương pháp này sẽ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản là mỗi khoản tiền bên trong tài khoản đều có mục tiêu sử dụng rõ ràng. 

Thay vì mãi luẩn quẩn với những khoản chi tiêu hàng ngày như tiền đi chợ, tiền sinh hoạt cá nhân, hóa đơn điện nước hàng tháng… Zero-Based Budgeting sẽ giúp chúng ta phân loại và kiểm soát 100% thu nhập của mình ngay từ đầu. 

Hay hiểu theo một cách khác, mỗi khi tiếng “ting ting” báo lương ùa về, ta cần tiến hành phân loại 100% số tiền đó ngay, thì số dư còn lại sẽ là 0 đồng. Lập ngân sách từ con số 0 chính là ở chỗ này.

Phương pháp Zero-based Budgeting

Phương pháp Zero-based Budgeting

3.4 Các ứng dụng quản lý tài chính gia đình

Bên cạnh việc tối ưu chi tiêu để tiết kiệm một cách hợp lý, các bạn cũng cần có cho mình một kế hoạch tích lũy, tiết kiệm các khoản tiền chi tiêu sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, Tikop đang là một trong những ứng dụng đầu tư, tích luỹ phổ biến nhất tại Việt nam với hơn 800.000 người đang sử dụng.

Chỉ từ 50 nghìn đồng, các bạn đã có thể bắt đầu gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, từ 6-9%/năm. Các gói tích lũy cho tài chính gia đình tại Tikop rất đa dạng, các bạn có thể lựa chọn kỳ hạn gửi tùy theo nhu cầu. 

Đặc biệt, Tikop còn đem tới cho khách hàng gói tích lũy không kỳ hạn với mức lãi suất 6%/năm. Bạn có thể rút bất kỳ khi nào mà vẫn nhận lợi nhuận cố định.

Bên cạnh đó, Tikop còn cung cấp các sản phẩm đầu tư vào các quỹ mở uy tín tại Việt Nam với các cấu trúc đầu tư khác nhau. Đây là một trong những giải pháp tăng thu nhập thụ động an toàn cho các nhà đầu tư có số vốn nhỏ. Bạn có thể dễ dàng theo dõi phần lợi nhuận của mình hàng ngày.

>> Xem thêm Gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn là gì tại đây.

Tiết kiệm cùng Tikop

Tiết kiệm cùng Tikop

Lời khuyên quản lý tài chính gia đình từ chuyên gia

Đại đa số người Việt hiện nay đều chưa được trang bị kiến thức quản lý tài chính gia đình bài bản như ở các nước phát triển. Cùng tham khảo một số lời khuyên đến từ chuyên gia cho vấn đề này như sau:

4.1 Cách giảm thiểu chi phí gia đình

Cân bằng tài chính quả thật là một trong những việc làm khó khăn, đặc biệt là vào dịp cuối năm. Dưới đây là các cách giúp bạn có thể cắt giảm chi tiêu gia đình một hiệu quả và thiết thực.

  • Chọn lựa cá loại thực phẩm phù hợp với túi tiền.

  • Điều chỉnh việc lựa chọn phương tiện đi lại.

  • Sử dụng các loại dịch vụ tiện ích gia đình có chi phí tiết kiệm hơn.

  • Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong gia đình.

  • Mua sắm quần áo thông minh.

  • Cắt giảm chi tiêu các sản phẩm hàng hiệu.

  • Sử dụng thẻ thành viên để tận dụng các ưu đãi.

Giảm thiểu các chi phí không cần thiết

Giảm thiểu các chi phí không cần thiết

4.2 Cách tăng thu nhập gia đình

Trong thời điểm vật giá leo thang như hiện nay thì các bạn nên tìm thêm cách để gia tăng thu nhập, giúp bạn luôn chủ động trong vấn đề chi tiêu và dễ dàng vượt qua những thời điểm khó khăn về tài chính. Cụ thể như sau:

  • Bắt đầu các công việc làm thêm ngoài giờ hành chính.

  • Bán các món đồ không còn sử dụng trong gia đình.

  • Bán hàng online.

  • Chủ động tìm hiểu thêm các phương thức đầu tư để tạo thu nhập thụ động.

  • Phát triển các kỹ năng cá nhân trong công việc chính để thúc đẩy mức lương.

  • Tham gia các gói tiết kiệm để thu tiền lãi hàng tháng.

Tìm cách gia tăng tài chính gia đình

Tìm cách gia tăng tài chính gia đình

4.3 Cách đầu tư cho tương lai của gia đình

Một số cách đầu tư có thể áp dụng cải thiện tài chính gia đình một cách an toàn, bền vững như sau: 

>> Xem thêm Bảo hiểm nhân thọ là gì? Ý nghĩa và quyền lợi của người tham gia? Những lưu ý khi tham gia BHNT?

Các sai lầm cần tránh trong quản lý tài chính gia đình

Một số sai lầm cần đặc biệt tránh khi tiến hành quản lý tài chính gia đình mà các bạn cần biết như sau:

5.1 Sử dụng thẻ tín dụng một cách cẩn thận

Hình thức thanh toán thông qua thẻ tín dụng đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro, cũng như phát huy tối đa thế mạnh của thẻ tín dụng, các bạn chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Nếu lạm dụng việc thanh toán thông qua thẻ tín dụng sẽ biến bạn nhanh chóng trở thành con nợ.

Ngoài ra, khi không tiến hành thanh toán đúng hạn, người dùng còn sẽ bị phạt nếu trả chậm và lãi suất của nó hoàn toàn không hề thấp. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng “khoản tiền không phải của mình” để tránh tình trạng chi tiêu quá đà.

Tối ưu chi tiêu bằng thẻ tín dụng

Tối ưu chi tiêu bằng thẻ tín dụng

5.2 Không quá lạm dụng các khoản vay

Mua nhà, mua xe… chỉ là hai trong số rất nhiều thứ mà mọi người thường lựa chọn vay nợ để mua sắm. Việc không đủ tài chính và vay thêm để mua sắm là điều tương đối dễ hiểu, tuy nhiên nhiều người lại sẵn sàng vay tới 90% tổng giá trị sản phẩm để nhằm đạt được mục đích.

Ngân hàng có thể dễ dàng thuyết phục các bạn bằng việc cho vay tới 70-90% giá trị sản phẩm, nhưng các bạn đều không nên vay đến giới hạn này nếu không có được phương án trả nợ hiệu quả. Đồng thời, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi có thể sẽ khiến các bạn không làm chủ được tình hình.

5.3 Không quên tính đến các chi phí bất ngờ

Đi cùng với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống, là hàng hoạt chi phí phát sinh hàng tháng. Đây cũng là một khoản đáng kể tiềm ẩn nguy cơ làm mất đi sự cân bằng tài chính nếu không được tiến hành phân bổ hợp lý. 

Ví dụ, luôn tồn tại các khoản chi tiêu ngoài dự tính như tiền mừng đám cưới, tiền sửa xe, hay tiền mua vật dụng hư hỏng,... 

Do đó, kế hoạch kiểm soát tài chính gia đình cần phải bao gồm các chi phí cố định và chi phí dự phòng (thông thường sẽ chiếm từ 10-20% tổng chi tiêu) nhằm giúp các bạn chủ động xử lý những trường hợp chi tiêu phát sinh.

Lưu ý đến các loại chi phí

Lưu ý đến các loại chi phí

5.4 Không dùng tiền tiết kiệm cho các chi tiêu không cần thiết

Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên đó là chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm. Việc hạn định số tiền mua sắm sẽ khiến các bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi tiến hành mua thứ gì đó cũng như hình thành thói quen để mua sắm tiết kiệm, hợp lý. 

Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng và sử dụng vào khoản tiền tiết kiệm nhất thời hay xu hướng phổ biến, các bạn cần ưu tiên chọn mua các món đồ có tính ứng dụng cao, cũng như cần thiết nhất cho đời sống.

Trên đây là các cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho tài chính gia đình. Những cách tiết kiệm kể trên có thể sẽ giúp các bạn có được một khoản dự phòng trong tương lai. Nếu biết tính toán một cách hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát và cân bằng cuộc sống cho cả gia đình dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. 

Hy vọng từ các phương pháp ở trong bài viết trên đây mà Tikop gửi đến, các bạn sẽ có được một kế hoạch để ổn định tài chính, cũng như tích lũy và gia tăng thu nhập trong tương lai.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

24/08/2024

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

Xu hướng kinh doanh của giới trẻ là gì? Xu hướng kinh doanh của giới trẻ có thể hiểu là các mô hình kinh doanh, cách kinh doanh được nhiều bạn trẻ hiện nay ưa chuộng và theo đuổi.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024