Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Quy tắc 50/20/30 là gì? Cách áp dụng trong quản lý tài chính cá nhân

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

23/11/2024

Việc hiểu biết cách quản lý tài chính cá nhân giúp cho bạn đạt được tự do tài chính trong tương lai, trong đó quy tắc 50/20/30 được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Cùng tìm hiểuquy tắc 50/20/30 là gì và cách áp dụng trong quản lý tài chính cá nhân qua bài viết sau nhé!

Quy tắc 50 20 30 là gì?

Định nghĩa quy tắc 50 20 30

Nguyên tắc 50 20 30 dùng để phân chia thu nhập của bạn thành ba nhóm chính, với tỷ lệ tương ứng là 50% - 20% - 30%. Nhóm ngân sách được xác định dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế mà hầu hết mọi người đều phải đối mặt khi quản lý việc sử dụng tiền. Vì vậy, nguyên tắc 50 20 30 cung cấp một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản nhưng dễ để thực hiện.

Nội dung của quy tắc 50 20 30:

  • Nhóm nhu cầu thiết yếu – 50%

50% thu nhập của bạn sẽ được dành cho nhu cầu thiết yếu và các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập và làm việc. Trong nhóm này, nhu cầu thiết yếu của mỗi người thường tương tự nhau, cơ bản và không thể giảm bớt quá nhiều.

Các chi phí cho thực phẩm, nhà ở, đi lại, hóa đơn tiện ích, mối quan hệ quan trọng... thuộc vào nhóm nhu cầu thiết yếu này. Mỗi người cần xác định những nhu cầu quan trọng nhất trong nhóm thiết yếu này để phân bổ chi tiêu. Bạn cần lập kế hoạch và quản lý chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu này sao cho không vượt quá 50% thu nhập.

Trong trường hợp chi phí cho nhu cầu thiết yếu vượt quá 50%, cần xem xét lại các khoản chi tiêu, cắt giảm những hoạt động không thực sự cần thiết hoặc điều chỉnh giảm 5% cho mỗi khoản chi tiêu.

  • Nhóm dành cho mong muốn và sở thích cá nhân – 30%

Nhóm cuối cùng mà bạn nên xem xét là nhóm chi tiêu cá nhân sau khi đã xác định hai nhóm trước đó. Dù việc chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, tiết kiệm và đầu tư rất quan trọng, nhưng không nên bỏ qua việc phục vụ nhu cầu và sở thích cá nhân.

Các nhu cầu cuộc sống hiện đại như du lịch, mua sắm, giải trí, học thêm cho sở thích cá nhân, đọc sách, theo đuổi đam mê riêng... cần được nuôi dưỡng để xây dựng tinh thần tốt và làm việc hiệu quả. Nhóm này sẽ chiếm đến 30% của thu nhập, vì nó có tính linh hoạt cao với nhiều hoạt động và nhu cầu cần được đáp ứng.

>>> Xem thêm: TOP 15 cuốn sách quản lý tài chính cá nhân hay, nên đọc trước tuổi 30

Một phần 20% thu nhập sẽ được dành cho việc tiết kiệm và đầu tư để đảm bảo tương lai, kết hợp với mục tiêu sinh lời. Đây là một phần cần thiết để đảm bảo tích lũy tiền dự phòng và đáp ứng những mục tiêu lâu dài của bạn.

Việc tiết kiệm là điều quan trọng mà các bạn trẻ cần bắt đầu thực hiện, để phát triển thói quen tốt và đảm bảo an toàn cho tương lai. Tuy nhiên, không nên để toàn bộ số tiền trong tài khoản tiết kiệm. Thay vào đó, tiền cần được đầu tư theo một hình thức nào đó để sinh lời. Một phần tiền có thể được dùng để đầu tư vào các giải pháp phù hợp, bắt đầu tạo ra nguồn thu nhập thụ động hoặc tăng cường thu nhập.

>>> Xem thêm: Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Quy tắc 50 20 30

Quy tắc 50 20 30

Ai nên áp dụng quy tắc 50 20 30?

Phương pháp quản lý tài chính 50 - 20 - 30 được đánh giá là hiệu quả và dễ dàng áp dụng. Tuy nhiên, nó cũng có thể có vài khó khăn đối với một số người. Với những người đã có thâm niên làm việc và không có nợ tài chính, việc quản lý tiền theo quy tắc 50 - 20 - 30 sẽ khá đơn giản.

Tuy nhiên, đối với những người trẻ đang khởi nghiệp hoặc đang phải đối mặt với khoản vay sinh viên do mới tốt nghiệp, việc thực hiện quy tắc 50 - 20 - 30 có thể gây khó khăn khi phải đối mặt với các khoản nợ và trả nợ. Do đó, trước khi bắt đầu áp dụng quy tắc 50 - 20 - 30, cần thanh toán tất cả các khoản nợ hoặc có thể dành phần chi tiêu 20% để trả nợ. Giải quyết các khoản nợ và giảm lãi từ các khoản nợ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh chóng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn với tình hình tài chính chật hẹp và có quá nhiều khoản chi tiêu, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác như phân chia tiền vào 6 hũ, sử dụng bảng tính Excel để quản lý tài chính cá nhân, hoặc sổ tay chi tiêu để bắt đầu quản lý tiền một cách hiệu quả hơn.

>>> Đọc ngay: Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Quy tắc 50 20 30 không phải phù hợp với tất cả

Quy tắc 50 20 30 không phải phù hợp với tất cả

Ưu điểm, nhược điểm của quy tắc 50 20 30

Ưu điểm

  • Các cá nhân với thu nhập và tình hình tài chính khác nhau đều có thể áp dụng quy tắc này
  • Quy tắc này giúp quản lý dòng tiền một cách hiệu quả và chính xác
  • Có khả năng linh hoạt trong việc chi tiêu và quản lý tài chính do ngân sách được phân bố ít.

Nhược điểm

  • Đối với các khoản chi tiêu thiết yếu và nhu cầu cá nhân, có thể gặp khó khăn trong việc quản lý. Nếu số tiền chi tiêu cho nhu cầu cá nhân vượt quá mức định, điều này có thể gây mất cân bằng trong quản lý dòng tiền.
  • Người áp dụng quy tắc cần phải có tính tự giác và kỷ luật cao. Điều này đòi hỏi sự nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc và sự kiên nhẫn để kiểm soát chi tiêu cá nhân.

Ưu điểm, nhược điểm của quy tắc 50 20 30

Ưu điểm, nhược điểm của quy tắc 50 20 30

Chi tiết cách áp dụng quy tắc 50 20 30 hiệu quả

Tính tổng thu nhập

Bắt đầu bằng việc tính toán tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Đây bao gồm tất cả các nguồn thu nhập như lương, tiền thưởng, thu nhập từ việc kinh doanh, hoặc thu nhập thụ động từ các nguồn đầu tư.

Phân tích thói quen chi tiêu và nhu cầu thiết yếu

Trước hết, cần phân tích thói quen chi tiêu hiện tại và xác định nhóm nhu cầu cần thiết. Nhóm này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu nhập của bạn, khoảng 50%. Nhóm này bao gồm những chi tiêu không thể loại bỏ, đảm bảo cuộc sống và công việc của bạn.

Phân tích thói quen chi tiêu sẽ giúp bạn nhận ra những điểm yếu quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Ví dụ, bạn có thể đang sống ở một căn hộ thành phố với mức thuê cao, vượt quá khả năng chi trả và gây mất cân đối với các nhu cầu khác. Điều quan trọng là tìm giải pháp như chia sẻ thuê hoặc tìm một căn hộ giá cả phải chăng hơn để điều chỉnh mức chi tiêu.

Hãy xem xét tiền chi tiêu cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. Có thể một số khoản tiền được chi tiêu chỉ để đáp ứng sở thích ăn uống mà không phải là cần thiết hoặc lành mạnh đối với bạn. Hãy cắt giảm những bữa ăn đắt đỏ, đồ ăn nhanh hoặc thức ăn không cần thiết. Thay vào đó, hãy quyết định nấu ăn tại nhà và chọn thực phẩm tươi để chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm tiền.

Hãy xem xét các danh mục chi tiêu trong nhóm nhu cầu cần thiết và ưu tiên những khoản chi tiêu quan trọng, cần thiết và không thể tránh được. Xem xét các danh mục mà bạn có thể cắt giảm và điều chỉnh để đảm bảo tỷ lệ chi tiêu dưới 50%.

>>> Xem thêm: Cách nuôi heo đất tiết kiệm tiền hiệu quả, việc nhỏ, ý nghĩa lớn

Lên kế hoạch cho tương lai dài hạn

Sau khi phân tích chi tiêu xong thì bạn cần lên kế hoạch cho tương lai dài hạn. Cụ thể, bạn cần xác định kế hoạch tài chính tổng thể và mục tiêu cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu mua một ngôi nhà riêng, mở một trang trại, nghỉ hưu sớm hoặc thực hiện những ước mơ khác. Kế hoạch này sẽ giúp bạn phân tích và điều chỉnh chi tiêu hàng ngày để tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.

Lên kế hoạch và đặt mục tiêu tài chính sẽ cung cấp động lực cho bạn trong việc quản lý tài chính hiệu quả. Bạn cần xác định những hành động cụ thể để tiến dần đến mục tiêu của mình, ví dụ như đạt độc lập tài chính vào tuổi 40, mua nhà vào tuổi 30 hoặc chuẩn bị hưu vào tuổi 50. Điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm các giải pháp và cơ hội để tăng thu nhập, đầu tư và tích lũy tài sản để đáp ứng mục tiêu dài hạn của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các nguồn thu nhập thụ động để bổ sung vào quỹ tích lũy và phục vụ mục tiêu dài hạn bao gồm đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu, đầu tư vàng, tích luỹ,...

Xem thêm về Giá NET

Áp dụng quy tắc 50 20 30 hiệu quả theo các bước chi tiết

Áp dụng quy tắc 50 20 30 hiệu quả theo các bước chi tiết

Phân chia tiền theo quy tắc 50 20 30 dựa trên tổng thu nhập

Sau khi đã thiết lập kế hoạch với các mục chi tiết thì bạn cần phân phối tổng thu nhập dựa trên nguyên tắc 50 20 30. Tuy nhiên, cần linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Nếu bạn đang có các khoản vay tài chính, cần ưu tiên hoàn trả trước để có sự kiểm soát tài chính tốt hơn. Trong trường hợp này, có thể cắt giảm 10% chi tiêu cho thuê nhà, đi lại hoặc ăn uống để tập trung vào việc trả nợ.

Phân bổ 50% tổng thu nhập cho các nhu cầu cần thiết, 20% cho tích lũy và đầu tư, và 30% cho các nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ lệ phụ thuộc vào tổng thu nhập, nhu cầu sinh hoạt, nhà ở và sở thích cá nhân của mỗi người. 

Ngoài ra, trong phần tiền tích lũy, đầu tư, cần tuân thủ nguyên tắc an toàn. Tiền tích lũy không nên được sử dụng dễ dàng và cần được duy trì. Có thể sử dụng các công cụ tiết kiệm như tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng quản lý tiết kiệm trực tuyến. Hãy nhớ rằng việc tích lũy sớm càng tốt cho tương lai của bạn, ngay cả khi số tiền tích lũy hiện tại không lớn.

>>> Đọc ngay: 7 loại tiền không nên tiết kiệm để có cuộc sống tốt hơn

Ví dụ áp dụng quy tắc 50 20 30 với mức lương 9 triệu

Với mức lương 9 triệu đồng, ta có thể áp dụng quy tắc phân phối 50 20 30 như sau:

  • 50% cho nhu cầu cần thiết (4.5 triệu đồng): Sử dụng chi tiêu hàng ngày như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền đi lại, tiền ăn uống hàng ngày. Tiền trả nợ hoặc khoản vay tài chính.

  • 20% cho tích lũy và đầu tư (1.8 triệu đồng): Tiền tích lũy dự phòng để xây dựng quỹ dự trữ khẩn cấp và đầu tư vào các công cụ tài chính như quỹ đầu tư, cổ phiếu, hoặc tài sản bất động sản.

  • 30% cho nhu cầu cá nhân (2.7 triệu đồng): Hoạt động giải trí, du lịch, mua sắm, sở thích cá nhân, hoặc các hoạt động vui chơi hoặc tham gia các khóa học hoặc đầu tư vào việc phát triển bản thân.

Lưu ý rằng tỷ lệ phân bổ có thể thay đổi tùy thuộc vào ưu tiên và sở thích cá nhân. Nếu muốn tích lũy và đầu tư nhiều hơn, có thể giảm phần cho nhu cầu cá nhân hoặc tìm cách tăng thu nhập bằng việc tăng cường kỹ năng hoặc tìm kiếm nguồn thu nhập thụ động.

Ví dụ áp dụng quy tắc 50 20 30 với mức lương 9 triệu

Ví dụ áp dụng quy tắc 50 20 30 với mức lương 9 triệu

Những lưu ý khi áp dụng quy tắc 50 20 30

  • Bạn hãy đảm bảo rằng mình kiên trì theo đuổi quy tắc, cần tuân thủ, kỷ luật và tỉnh táo.
  • Nên tuân thủ phương châm "Tiết kiệm trước - Chi tiêu sau" thay vì "Chi tiêu trước - Tiết kiệm sau".
  • Không phải tất cả thu nhập đều phù hợp với quy tắc ngân sách 50/20/30. Mỗi người có tình hình tài chính và ưu tiên riêng, vì vậy có thể cần điều chỉnh quy tắc này để phù hợp với tình hình cá nhân.
  • Quy tắc này không khuyến khích tăng tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu và nhu cầu cá nhân khi thu nhập tăng lên. Thay vào đó, nó nhấn mạnh việc tích lũy và đầu tư để tạo ra lợi ích dài hạn cho tài chính cá nhân.

Những lưu ý khi áp dụng quy tắc 50 20 30 bạn cần biết

Những lưu ý khi áp dụng quy tắc 50 20 30 bạn cần biết

Quy tắc 50/20/30 đã trở thành một phương pháp quản lý ngân sách rất hiệu quả nhờ những nguyên tắc đơn giản mà nó mang lại. Cùng đón đọc những bài viết về thu nhập & chi tiêu của Tikop trong những bài viết sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

Người Do Thái chỉ chiếm 0.3% dân số thế giới nhưng nắm giữ đến 30% tài sản trên toàn thế giới. Bạn sẽ học được gì ở họ? Hãy chiêm nghiệm 5 bài học đắt giá của họ sau đây cùng Tikop

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Các thói quen khiến bạn "nghèo vẫn hoàn nghèo"

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Các thói quen khiến bạn "nghèo vẫn hoàn nghèo"

Mỗi người có 1 cách làm giàu riêng: Người đầu tư vào Bitcoins, người lao vào làm việc để kiếm tiền. Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen cản trở chúng ta không thể tiết kiệm được tiền để trở thành người giàu có. Cùng Tikop "tạm biệt" 5 thói quen xấu dưới đây để chúng ta có thể trở thành những nhà quản lí tài chính cá nhân thông thái.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023