Quản lý tiền bạc là gì?
Học quản lý tài chính một cách hiệu quả là một trong những việc lên kế hoạch và kiểm soát các nguồn vốn và chi tiêu tiết kiệm để đạt được mục tiêu tài chính mong muốn.
Quản lý tiền bạc sẽ bao gồm các hoạt động cụ thể như cắt giảm các loại chi phí, tăng thêm nguồn thu nhập, quản lý ngân sách chi tiêu và dự định cho tương lai.
Bạn có thể sử dụng thêm các kỹ thuật và phương pháp để dễ dàng quản lý chi tiêu một cách hiệu quả.
Học cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Vì sao nên học quản lý tài chính cá nhân?
Để có được một cuộc sống đầy đủ, không phải quá lo lắng về vấn đề tiền bạc, thì mỗi cá nhân sẽ cần biết cách làm chủ được tài chính của bản thân. Không ai tự nhiên sinh ra đã trở thành một thiên tài để quản lý chi tiêu, sử dụng tiền hợp lý, tất cả đều thông qua quá trình học tập, đúc rút kinh nghiệm.
Học quản lý tài chính cá nhân là một trong những điều tất yếu để đạt được sự tự do tài chính hay trở thành một người giàu có.
2.1 Lợi ích của việc học làm chủ tài chính cá nhân
Tiền bạc đóng vai trò tương đối quan trọng trong cuộc sống, là công cụ giao dịch, hay trao đổi để đạt được nhu cầu cần thiết. Mỗi một cá nhân khi lao động để tạo ra csc của cải, mà ở đây hầu như sẽ được quy đổi thành tiền, cũng là thước đo tài chính hiệu quả nhất.
Mặc dù, tiền là công cụ để có thể đạt được cuộc sống lý tưởng, đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân, tuy nhiên, không ít người luôn để đồng tiền chi phối, gây áp lực, stress.
Để đạt được mục tiêu có thể làm chủ và học quản lý tài chính, chúng ta cần hiểu đúng về bản chất vấn đề, học hỏi kinh nghiệm, cũng như kiến thức liên quan. Bạn đã biết cách làm chủ toàn bộ tài chính của bản thân chưa? Vì sao các bạn cần làm học làm để chủ tài chính cá nhân ngay bây giờ?
Học làm chủ tài chính cá nhân để có thể cân đối chi tiêu hợp lý, giảm bớt các thói quen mua sắm lãng phí, khiến cho hầu bao của bạn nhanh chóng bị xẹp lép.
Học làm chủ tiền bạc sẽ luôn giúp các bạn chủ động trong những vấn đề tài chính bất ngờ. Bởi chỉ những người biết quản lý tiền sẽ luôn có được một khoản tiết kiệm để phòng bị cho trường hợp rủi ro.
Học làm chủ tài chính để khiến cho tiền đẻ ra tiền. Khoản thu nhập của các bạn sẽ không mãi mãi dừng lại ở một mức hay có mức tăng trưởng chậm.
Học quản lý tài chính để có thể xóa bỏ nợ nần, giải quyết hầu hết các áp lực tài chính bấy lâu nay khiến các bạn bị stress, cũng như những nỗi bất an xoay sở tiền hàng tháng.
Quản lý tài chính để làm chủ cuộc sống
2.2 Bạn có thể học quản lý tài chính cá nhân từ đâu?
“Quản lý tài chính cá nhân” là một trong những từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay, đặc biệt là đối với nhiều bạn trẻ. Vấn đề được quan tâm nhiều hơn, với nhiều những nguồn thông tin mang đến hàng loạt cơ hội để học quản lý tài chính cho người trẻ:
Học từ thực tế: Đây là một nguồn kiến thức hữu ích, rõ ràng nhất, phù hợp với các bạn do sự tương đồng về hoàn cảnh sống. Kinh nghiệm từ những người đã chủ động quản lý và làm chủ tài chính cá nhân sẽ trở nên đáng tin hơn, tấm gương sáng để noi theo.
Học từ sách vở: Với rất nhiều loại sách dạy về quản lý chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư… Nội dung các loại sách này sẽ được đúc kết từ kinh nghiệm của những người đã thành công trong lĩnh vực làm chủ tài chính, đầu tư, hay đã thành đạt trong kinh doanh.
Học từ các nguồn mở như internet: Thông tin đến từ internet đa dạng, xuyên biên giới được tổng hợp từ rất nhiều nguồn, nhiều người. Khá nhiều các nguyên tắc cơ bản như: quy tắc 50/20/30, sổ tay Kakeibo của người Nhật, quy tắc 6 cái lọ sẽ được chia sẻ trên mạng cũng là gợi ý để các bạn thực hành việc học quản lý tài chính.
- Tham gia vào các khóa học quản lý tài chính của cá nhân uy tín: Các nguồn thông tin sẽ được hệ thống hóa, lên giáo trình theo các bước giúp cho học viên dễ hiểu, cũng như dễ hình dung để thực hiện hơn. Hiện nay, có rất nhiều khóa học quản lý tài chính hiệu quả cho người trẻ tuổi lựa chọn.
Học tập từ những thói quen chi tiêu của người thân
2.3 Lý do nên tham gia một khóa học quản lý tài chính
Với rất nhiều nguồn thông tin được chia sẻ rộng rãi ở trên mạng, nhiều giải pháp quản lý tài chính sẽ được đề cập đến bên trong sách báo… Vậy tại sao các bạn vẫn nên tham gia một khóa học quản lý tài chính phải chi trả phí?
Trên thực tế, không phải ai cũng sẽ dễ dàng học và tiếp thu được nguồn kiến thức từ các trang thông tin mở. Nhiều người đọc và tiếp nhận được thông tin nhưng không thể hệ thống hóa được toàn bộ phương pháp phù hợp với bản thân. Tham gia các khóa học quản lý tài chính sẽ mang lại rất nhiều lợi ích hơn là một khoản chi phí:
Các khóa học sẽ giúp các bạn hệ thống hóa toàn bộ kiến thức tài chính từ mức cơ bản đến chuyên môn và chia nhỏ thành những bài học để học viên dễ dàng tiếp thu được.
Khóa học sẽ có được sự tương tác của học viên và giảng viên. Người học sẽ được hỗ trợ để giải đáp thắc mắc, định hướng những giải pháp phù hợp cho các vấn đề tài chính riêng.
Khóa học với lộ trình cụ thể, người đồng hành sẽ giúp các học viên nhanh chóng tìm được phương pháp phù hợp hơn, so với việc tự loay hoay với quá nhiều giải pháp khác nhau.
Tham gia các khóa học đôi khi sẽ là cách để mỗi một cá nhân có thêm động lực để dễ dàng thực hiện chiến lược quản lý việc chi tiêu, đầu tư, áp dụng các kiến thức đã được học.
Tham gia các khóa học quản lý tài chính sẽ giúp học viên có thêm được người đồng hành là: giảng viên và cũng có thể là đồng môn có chung các rắc rối về mặt tiền bạc. Thông thường, các khóa học này sẽ có thêm những group để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để các học viên phát triển toàn bộ kỹ năng quản lý tiền hiệu quả.
Chi phí để tham gia khóa học hiện nay hoàn toàn không quá cao, với mức dao động từ vài trăm cho đến vài triệu đồng tùy vào mức độ và lộ trình đào tạo. Mức chi phí bỏ ra để tìm được gia giải pháp quản lý tiền, bạc nhằm giảm chi tiêu lãng phí sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với việc bạn không hành động hay có thể là áp dụng sai phương pháp không hiệu quả.
Toàn bộ kiến thức sẽ được hệ thống hoá một cách khoa học
5 tiêu chí đánh giá khóa học tài chính cá nhân uy tín
Nhu cầu học quản tài chính hiện nay ngày càng nhiều kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều chương trình, cũng như các khóa đào tạo quản lý tiền.
Thị trường đa dạng với nhiều nguồn cung bên cạnh những khóa học uy tín là một trong những chương trình đào tạo kém chất lượng, lãng phí tiền của. Dưới đây sẽ là những chia sẻ về dấu hiệu để đánh giá được một khóa học tài chính cá nhân uy tín.
3.1 Nội dung khóa học tài chính
Khóa học quản lý tài chính của các cá nhân uy tín sẽ cần có lộ trình và số buổi học được mô tả chi tiết giúp người đọc hiểu được một phần nội dung.
Bạn sẽ cần xem xét qua thông tin khóa học, cũng như xem xét chương trình đào tạo, số lượng buổi học, khối lượng kiến thức liên quan đến nội dung: Quản lý chi tiêu, hoặc tiết kiệm, đầu tư – kiếm tiền thụ động,…
Nội dung và lộ trình học sẽ không được mập mờ, sử dụng quá nhiều kiến thức chuyên môn khó hiểu nhằm đánh lừa người học. Nên lựa chọn tham gia học thử 1 - 2 buổi để đánh giá về chất lượng chuyên môn, cũng như khả năng đào tạo của giảng viên có đúng với cam kết.
Tìm hiểu về nội dung của khoá học
3.2 Năng lực chuyên môn
Xem xét kỹ lưỡng profile của giảng viên là chuyên gia, hay giảng viên đại học kinh tế, hoặc là những người hoạt động kinh doanh có được thành tựu tốt trong quản lý tài chính doanh nghiệp…
Kiểm tra và đánh giá các thông tin giảng viên có liên quan đến các vấn đề lừa đảo tài chính hay scandal tiêu cực về việc giảng dạy và đào tạo hay không?
Chất lượng chuyên môn, cũng như đạo đức nghề nghiệp, khả năng về tư duy của giảng viên sẽ ảnh hưởng gần như trực tiếp đến hiệu quả khóa học. Do vật, các học viên cần phải tìm hiểu kỹ về giảng viên đào tạo.
3.3 Phản hồi từ học viên
Tham khảo các ý kiến từ học viên cũ, người có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính, kinh tế để đánh giá toàn bộ khóa học. Hiện nay, các bạn cũng có thể xem xét về phản hồi khóa học trên các trang fanpage, website…
Dựa trên những ý kiến phản hồi để đánh giá được chất lượng dịch vụ, cũng như thái độ của người quản trị khóa học.
Tham khảo các phản hồi từ học viên cũ
3.4 Chứng chỉ giấy tờ hoạt động đào tạo
Chứng chỉ hoạt động giảng dạy sẽ là tiêu chí để đánh giá mức độ uy tín của những khóa học quản lý tài chính cá nhân. Đặc biệt là đối với các khóa học offline, yêu cầu cần có đầy đủ chứng chỉ đào tạo, chương trình sẽ được cấp phép bởi các cơ quan nhà nước, hoặc thẩm định chất lượng nghiêm ngặt.
Công ty chuyên về lĩnh vực đầu tư tài chính, cung cấp các khóa học thì sẽ cần có đủ giấy phép kinh doanh liên quan đến việc đào tạo đầu tư tài chính.
3.5 Dịch vụ và cam kết khóa học
Khóa học về đào tạo quản lý tài chính uy tín cần có các cam kết về lộ trình, sẽ đạt hiệu quả ở một mức độ nào đó. Các cam kết có căn cứ rõ ràng, dựa trên các kết quả thực tế đã đào tạo học viên trước đó.
Không nên tin vào những cam kết 100% sẽ giúp các bạn đầu tư tiền hiệu quả, bởi mỗi một người học sẽ có được kết quả riêng, ở các mức độ khác nhau. Học viên sau khi tham gia được kiểm tra, đánh giá và có được chứng nhận hoàn thành khóa học.
Khóa học sẽ có cam kết về mức độ hài lòng, cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu phù hợp. Học viên sẽ được tham gia các group hỗ trợ, hướng dẫn học viên thực hành những kỹ năng quản lý tài chính, cũng như tiết kiệm, chi tiêu và định hướng đầu tư.
5 bài học quản lý tài chính được chuyên gia chia sẻ
Tham khảo ngay 5 bài học quản lý tài chính được các chuyên gia đánh giá cao và chia sẻ ngay sau đây.
4.1 Học cách quản lý tiền và chi tiêu trong khả năng
Để thực sự sống tốt ở trong mức độ cho phép, các bạn hãy luôn mặc định khả năng của mình thấp hơn so với khả năng thực tế một chút, và thay đổi về lối sống cho thật phù hợp với định mức đó.
Sống ở dưới mức khả năng có nghĩa là các bạn sẽ tìm kiếm được những món đồ phù hợp chứ không phải là một món đồ làm thỏa mãn bản thân, chẳng hạn như một chiếc xe đã qua thời gian sử dụng, một ngôi nhà nhỏ hơn và các loại quần áo từ các kệ bán hàng giảm giá.
Đâu có gì là quá tệ, phải không? Sống ở dưới mức khả năng là việc cân nhắc những thứ phù hợp với bản thân hơn là để có thể thỏa mãn sở thích.
Cân nhắc thu nhập và định hướng mức chi tiêu
4.2 Học cách thiết lập ngân sách cá nhân
Mindy Crary – hướng dẫn viên cho môn học quản lý tài chính – nói rằng: “Hầu hết mọi người đánh đồng từ “ngân sách” với một chế độ kiêng cữ chi tiêu hà khắc. Đó là khi các bạn cố gắng hy sinh toàn bộ sự thỏa mãn của bản thân ở thời điểm hiện tại.”.
Việc này sẽ chỉ khiến các bạn giống như một quả bom nổ chậm cho đến khi các bạn quyết định phung phí tất cả sự cố gắng tiết kiệm chỉ trong một đêm.
Thiết lập một ngân sách hàng tháng vững chắc từ tháng này qua tháng kia sẽ giúp các bạn không có cảm giác bị tước đoạt. Chellie Campbell – một chuyên gia giải quyết các rối loạn về tiền, tác giả cuốn sách From Worry to Wealthy – đã gợi ý về 3 ngân sách: thấp, trung bình và cao, từ đó các bạn sẽ quyết định việc thiết lập ở mức nào vào đầu mỗi tháng.
Nghiêm túc tiến hành lập ngân sách chi tiêu
4.3 Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu
Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với các bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có được kế hoạch và đây là sự ưu tiên quan trọng nhất.
Nếu các bạn thuê một căn hộ có view đẹp và muốn tạo nên một không gian thư giãn tại gia, nghĩa là các bạn quyết định thu nhập hàng tháng hướng về không gian sống. Nếu các bạn thường xuyên đi du lịch thì hãy chi tiền cho các vật dụng có thể dịch chuyển thay vì những món đồ nội thất cố định đắt tiền.
Một trong những cách học quản lý tài chính cá nhân khôn ngoan đó là hãy tạo 2 tài khoản: một cho những nhu cầu thiết yếu (điều bạn cần) và một cho các loại chi tiêu tùy ý (những mong muốn bộc phát). Bằng cách đó, các bạn sẽ dễ dàng kiểm soát tài chính một cách dễ dàng hơn.
Cân nhắc mục đích trước khi chi tiêu
4.4 Học cách tiết kiệm thông minh
Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt các mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để có thể biết được chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì sẽ đạt được mức tiết kiệm đó.
Lời khuyên của Mindy Crary – một hướng dẫn viên lập kế hoạch tài chính – là: Xác định được mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì các bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy tiến hành xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.
Tiết kiệm thông minh
4.5 Học cách tiết kiệm cho hưu trí
Nhà thiết lập tài chính Mina Ennin Black, là người đã sáng lập Wealth Essentials Money Management cho biết: “Khi nghỉ hưu, mọi người thường chọn các khoản đầu tư đơn giản và hy vọng nó sẽ sinh lời, chỉ hi vọng thôi, rồi bỏ mặc nó. Gửi tiết kiệm ngân hàng là một ví dụ”.
>> Tham khảo ngay: Lãi suất tiết kiệm các ngân hàng mới nhất - cập nhật liên tục
Hãy bắt đầu chủ động trong suy nghĩ về khoản tiền hưu trí của bạn. “Đầu tư vào các thị trường chứng khoán có thể là một trong những giải pháp tốt khi bạn không muốn làm ăn với ai”.
Alisa Wilke – giám đốc phát triển sản phẩm cho SALT đã gợi ý, “Những điều bạn cần làm là đảm bảo đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình để giảm thiểu rủi ro. Các bạn không nên chỉ dừng ở việc đầu tư vào duy nhất một lĩnh vực bất kỳ”.
>> Xem thêm: 4 lời khuyên từ các tỷ phú trên thế giới cho năm mới thành công
Tiết kiệm cho hưu trí
Tham gia các khóa học quản lý tài chính cá nhân với những kiến thức được hệ thống hóa, chuyên môn dễ hiểu sẽ giúp các học viên tiếp nhận và thực hành hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Tikop sẽ giúp bất cứ ai đang loay hoay tìm kiếm giải pháp quản lý tiền, có được sự lựa chọn lộ trình học hỏi và ứng dụng phù hợp với các vấn đề tài chính của mình.