Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Ngân sách là gì? Các bước lập ngân sách doanh nghiệp chi tiết nhất

Đóng góp bởi:

Giang Dương

Cập nhật:

11/07/2023

Lập ngân sách tài chính không phải là cách để khống chế chi tiêu cá nhân mà sẽ giúp các bạn dễ dàng kiểm soát được dòng tiền của mình. Trong bài viết dưới đây Tikop sẽ hướng dẫn bạn 6 bước để lập ngân sách cá nhân đơn giản và tối ưu nhất.

Ngân sách cá nhân là gì?

Ngân sách cá nhân là một loại kế hoạch tài chính nhằm phục vụ cá nhân bao gồm tổng hợp các khoản thu và chi. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là một bản kế hoạch bao gồm tất cả việc chi tiêu và tiết kiệm. 

Dựa vào việc lập ngân sách đề ra các bạn sẽ có thể kiểm soát được dòng tài chính của mình một cách cực kỳ hiệu quả. Mục đích của việc lập ngân sách là để có thể dự báo và ước lượng được các khoản thu và chi của bản thân hiện tại. 

Ví dụ, khi các bạn lên ngân sách cho chuyến du lịch sắp tới, các bạn sẽ cần phải lên toàn bộ kế hoạch xem mình cần phải chi trả tiền bạc vào những khoản nào để chuẩn bị trước và đảm bảo việc sẽ không chi tiêu quá đà.

Ngân sách cá nhân giúp kiểm soát chi tiêu

Ngân sách cá nhân giúp kiểm soát chi tiêu

Xây dựng lập ngân sách tài chính cá nhân để làm gì?

Nói theo một cách đơn giản, lập ngân sách theo kế hoạch tài chính cá nhân hàng tháng là việc mà các bạn sẽ tiến hành lập ra kế hoạch chi tiêu hoặc tiết kiệm cho mỗi tháng. Bảng này cũng sẽ giúp các bạn theo dõi thói quen chi tiêu của bản thân hàng tháng.

Dù việc lập ngân sách bảng kế hoạch tài chính cá nhân nghe thì có vẻ là một việc nhàm chán, thậm chí đối với nhiều người còn là một nỗi đáng sợ. Nhưng đó lại là một phần cực kỳ quan trọng giúp các bạn chi tiêu một cách hiệu quả và “đâu ra đó”. 

Có thể các bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn vào một số các khía cạnh khác, hoặc tiết kiệm tiền cho những mục tiêu lớn hơn như để mua nhà, hoặc xây dựng quỹ dự phòng, hay đầu tư để tiền đẻ ra tiền.

Khi xem lại kế hoạch ngân sách vào cuối tháng, các bạn sẽ biết được tiền của bạn đến từ những nguồn nào, cũng như số tiền đã chi tiêu vào các công việc gì và bạn vẫn đang còn lại bao nhiêu.

Lưu ý: Để có thể tiến hành xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lý và hiệu quả, các bạn phải luôn trung thực trong hầu hết việc kê khai thu nhập và toàn bộ chi phí của mình. Bạn sẽ phải chủ động liệt kê chi tiết và chính xác về những thói quen thu nhập và thói quen chi tiêu của mình.

Giúp theo dõi thói quen chi tiêu hàng thàng

Giúp theo dõi thói quen chi tiêu hàng thàng

Lập ngân sách thế nào để hiệu quả?

Việc lập ngân sách của mỗi một cá nhân là khác nhau vì mỗi người sẽ có những khoản thu nhập cũng như các mức chi phí sinh hoạt khác nhau. 

Việc thiết lập ngân sách sẽ được đánh giá là hiệu quả khi có thể đảm bảo cho cá nhân các bạn toàn bộ nhu cầu sinh hoạt thường ngày và có thể tiến hành thực hiện các khoản đầu tư định sẵn.

Các bạn có thể tiến hành tham khảo một số mẹo hay như sau để có thể thiết lập ngân sách cá nhân thật hiệu quả:

  • Sau khi đã lên được bảng ngân sách, để đảm bảo cho việc tích lũy đầy đủ ngân sách mong muốn, các bạn cần có thêm một chiến lược tiết kiệm thật cụ thể.

  • Luôn theo dõi toàn bộ các khoản chi tiêu thực tế của bạn rồi so sánh với ngân sách trước đó để có thể đưa ra được con số chi tiêu dự trù gần sát nhất với tình hình thực tế. 

  • Luôn so sánh các khoản chi phí hàng tháng với mức thu nhập hàng tháng của bạn.

  • Nếu chi phí hàng tháng đang có dấu hiệu vượt quá ngân sách cho phép, các bạn nên xem xét đến việc cắt giảm chi phí chi tiêu trong tháng sau.

  • Luôn tìm kiếm các cơ hội để gia tăng thu nhập từ đó cũng là cách để gia tăng ngân sách của bạn, hướng đến mục tiêu đảm bảo tự do tài chính về sau.

Theo dõi các hoá đơn chi tiêu để lập ngân sách hiệu quả

Theo dõi các hoá đơn chi tiêu để lập ngân sách hiệu quả

Xây dựng kế hoạch tài chính lập ngân sách với 6 bước đơn giản

Để có thể xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân thông qua việc lập ngân sách hợp lý cho phép các bạn sống một cuộc sống thoải mái mà vẫn có được một khoản tích góp vừa phải. 

Các bạn sẽ cần phải nắm chắc toàn bộ khoản chi tiêu, những khoản mà các bạn cần chi tiêu và những khoản ưu tiên trong ngân sách của mình.

Bạn có thể dễ dàng tiến hành lập ngân sách theo 6 bước như gợi ý sau đây của Tikop:

4.1 Tổng kết lại các giấy tờ liên quan đến việc chi tiêu

Trước khi bạn bắt đầu lập ngân sách, hãy tiến hành thu thập và tổng kết lại các biên lai, giấy tờ, hoá đơn liên quan đến việc chi tiêu trong tháng vừa rồi của bản thân như:

  • Các hóa đơn tiền điện, tiền nước gần đây.

  • Bảng kê khai nộp thuế (nếu có).

  • Các khoản giao dịch bằng tài khoản dùng để đầu tư.

  • Hóa đơn chi tiêu thẻ tín dụng.

  • Biên lai, hoá đơn từ các khoản chi tiêu trong suốt 3 tháng qua.

Việc tiến hành rà soát lại về toàn bộ chi phí của mình sẽ giúp các bạn xem lại mức chi tiêu trung bình hàng tháng của bản thân. Từ đó, các bạn cũng có thể xem xét để điều chỉnh khi lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân hoàn chỉnh nếu cần.

Tổng hợp các hoá đơn chi tiêu

Tổng hợp các hoá đơn chi tiêu

4.2 Tính thu nhập của bạn

Nếu nguồn thu nhập của các bạn chủ yếu là đến từ công việc cố định nhận tiền lương thông qua tài khoản ngân hàng hàng tháng. Trong đó các khoản thuế sẽ được tự động khấu trừ, thì các bạn có thể ghi lại khoản thu nhập là số tiền lương thực nhận.

Nếu bạn đang tiến hành tự kinh doanh hoặc có thêm các nguồn thu nhập bên ngoài, chẳng hạn như nhận tiền về an sinh xã hội, bạn sẽ cần cộng thêm cả các khoản này vào trong thu nhập của mình.

Nói theo một cách dễ hiểu, thì ở bước này, các bạn sẽ cần cộng lại các khoản thu chi của mình và ghi lại toàn bộ số tiền này hàng tháng.

4.3 Liệt kê các khoản chi phí hàng tháng

Tiếp theo, các bạn sẽ cần viết ra danh sách tất cả những khoản chi tiêu mà các bạn dự kiến sẽ cần phải chi trong một tháng. Danh sách này có thể bao gồm các loại chi phí như sau:

  • Thanh toán hoá đơn thế chấp hoặc tiền thuê nhà.

  • Chi phí sinh hoạt điện nước, ăn uống.

  • Chi phí bảo hiểm.

  • Chi phí mua sắm nhu yếu phẩm.

  • Chi phí cho các tiện ích.

  • Chi phí cho việc giải trí.

  • Chi phí cho việc chăm sóc cá nhân.

  • Chi phí nuôi con.

  • Chi phí vận chuyển, xăng xe đi lại.

  • Chi phí du lịch, nghỉ dưỡng.

  • Các khoản tiết kiệm.

  • Các khoản chi để đầu tư.

Các bạn sẽ có thể rà soát lại bảng sao kê ngân hàng, cũng như các loại biên lai và bảng sao kê thẻ tín dụng của bạn trong vòng 3 tháng qua để dễ dàng xác định tất cả những khoản chi tiêu của bạn đã sử dụng.

Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí phải chi trả hàng tháng

Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí phải chi trả hàng tháng

4.4 Xác định lập ngân sách chi phí cố định và chi phí có thay đổi

Chi phí cố định là các khoản chi phí bắt buộc mà bạn phải bắt buộc chi trả cùng với một số tiền vào mỗi lần đến kỳ hạn.

Các khoản chi phí này sẽ có thể bao gồm những khoản chi như: Tiền thuê nhà, chi phí dịch vụ internet theo phí định mức, chi phí tiền rác định kỳ, chi phí tiền học cho con,...

Nếu các bạn thanh toán bằng thẻ, hãy dành ra cho mình một số tiền nhất định cho các khoản kể trên trong thẻ và mỗi tháng đều luôn cố gắng duy trì con số đó.

Nếu các bạn đang có kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền hoặc chi trả một khoản nợ nhất định mỗi tháng, hãy bao gồm cả số tiền tiết kiệm và trả nợ vào bên trong bảng liệt kê các chi phí cố định. 

Chi phí biến đổi là các khoản chi sẽ có thay đổi theo thời gian từng tháng, chẳng hạn phải kể đến như:

  • Chi phí mua sắm nhu yếu phẩm.

  • Chi phí cho xăng xe, hoặc việc đi lại.

  • Chi phí giải trí và du lịch.

  • Chi phí ăn uống thay đổi bên ngoài.

  • Chi phí cho tiệc tùng hoặc các dịp lễ, hay kỷ niệm đặc biệt.

Sau khi đã có được danh sách các khoản chi, các bạn sẽ cần bắt đầu ấn định số tiền chi tiêu cho từng hạng mục trong kế hoạch tài chính cá nhân, bắt đầu từ các khoản chi phí cố định của bạn. Sau đó, mới bắt đầu ước tính số tiền bạn cần chi tiêu trong mỗi tháng cho những chi phí biến đổi đó.

Nếu các bạn không thể chắc mình cần chi trả bao nhiêu cho mỗi hạng mục, hãy xem lại toàn bộ giao dịch trong 2 hoặc 3 tháng gần nhất từ thẻ tín dụng hoặc các tài khoản ngân hàng của bạn để ước tính sơ bộ.

4.5 Tổng kết lại thu nhập và chi phí hàng tháng

Nếu thu nhập của các bạn đang tương đối cao hơn chi phí, các bạn đang có một khởi đầu xây dựng để lập ngân sách cá nhân khá tốt.

Số tiền dư ra này các bạn có thể sử dụng đến để dồn vào các khoản khác ở trong mức ngân sách của mình, chẳng hạn như để tiết kiệm hoặc đầu tư nhằm mục đích tiền đẻ ra tiền.

Nếu các khoản chi tiêu của các bạn nhiều hơn so với mức thu nhập, điều đó có nghĩa là các bạn đang chi tiêu vượt quá ngân sách và cần phải thực hiện một số thay đổi để kiểm soát lại nó.

Tổng kết lại thu nhập và chi phí sau mỗi cuối tháng

Tổng kết lại thu nhập và chi phí sau mỗi cuối tháng

4.6 Điều chỉnh các khoản chi tiêu

Nếu các bạn đang ở trong những tình huống chi tiêu vượt quá mức thu nhập, hãy tìm ra các khoản chi không cần thiết trong chi phí biến đổi mà các bạn có thể cắt giảm thông qua việc lập ngân sách.

Ví dụ như chi phí cho việc vui chơi, ăn uống bên ngoài nên giảm bớt; hoặc loại bỏ đi như tiến hành hủy thẻ hội viên phòng tập thể dục mà đã lâu các bạn không còn sử dụng. Bạn cũng cần cố gắng duy trì để những cột thu nhập và chi phí của mình luôn cân bằng nhau.

Đặc biệt, nếu mức chi phí của các bạn đang vượt thu nhập một khoản lớn hoặc các bạn đang phải gánh nhiều khoản nợ, thì việc giảm chi phí biến đổi có thể sẽ là chưa đủ. Bạn có thể cần phải cắt giảm thêm các khoản chi tiêu cố định và cố gắng tăng thu nhập để tiến hành cân bằng ngân sách.

Cách sử dụng lập ngân sách tài chính cá nhân hiệu quả

Sau khi đã tiến hành hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân, các bạn sẽ phải tiếp tục theo dõi những khoản chi của mình trong từng danh mục, lý tưởng nhất đó là một ngày cố định trong tháng.

Các bạn cũng có thể sử dụng công cụ bảng tính để lập ngân sách hoặc ứng dụng lập ngân sách để có thể ghi lại tổng chi phí và cả thu nhập của bạn.

Ghi lại toàn bộ các khoản mà bạn chi tiêu trong suốt 1 tháng sẽ giúp các bạn không bị chi tiêu vượt quá hạn mức. Đồng thời, việc lập ngân sách sẽ giúp các bạn xác định rõ ràng những khoản chi tiêu không cần thiết hoặc cách để xác định việc chi tiêu có vấn đề.

Hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để có thể ghi lại các khoản chi tiêu của bạn, thay vì chỉ chờ tổng kết một lần vào mỗi cuối tháng.

Khi các bạn sử dụng việc lập ngân sách của mình, hãy theo dõi kỹ lưỡng số tiền mà các bạn đã chi tiêu. Khi bạn đã đạt đến giới hạn chi tiêu của mình trong một hạng mục nào đó, bạn sẽ cần dừng chi tiêu khoản đó trong tháng hoặc tiến hành chuyển tiền từ mục khác sang để tiếp tục trang trải cho các chi phí bổ sung.

Mục tiêu trong việc thiết lập ngân sách tài chính phải là, luôn giữ cho chi phí của các bạn bằng hoặc thấp so hơn thu nhập thực tế của bạn trong tháng. Phần còn lại sẽ tiến hành gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào một số các danh mục sinh lời khác.

Luôn kiểm soát chi tiêu để không vượt hạn mức thu nhập

Luôn kiểm soát chi tiêu để không vượt hạn mức thu nhập

Trên đây là các thông tin về vấn đề lập ngân sách tài chính cá nhân mà Tikop đã tổng hợp và gửi đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức để kiểm soát chi tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

Để thực sự thành công trong lĩnh vực tài chính cá nhân, bạn phải thành thục ba kỹ năng . Cùng Tikop tìm hiểu 3 kỹ năng này là gì để giúp cải thiện tài chính cá nhân nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

Người Do Thái chỉ chiếm 0.3% dân số thế giới nhưng nắm giữ đến 30% tài sản trên toàn thế giới. Bạn sẽ học được gì ở họ? Hãy chiêm nghiệm 5 bài học đắt giá của họ sau đây cùng Tikop

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Các thói quen khiến bạn "nghèo vẫn hoàn nghèo"

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Các thói quen khiến bạn "nghèo vẫn hoàn nghèo"

Mỗi người có 1 cách làm giàu riêng: Người đầu tư vào Bitcoins, người lao vào làm việc để kiếm tiền. Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen cản trở chúng ta không thể tiết kiệm được tiền để trở thành người giàu có. Cùng Tikop "tạm biệt" 5 thói quen xấu dưới đây để chúng ta có thể trở thành những nhà quản lí tài chính cá nhân thông thái.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024