Hiểu về tài chính cá nhân
Trong cuộc sống, các bạn sẽ cần kiếm tiền để phục vụ các mục đích chi tiêu, cũng như các nhu cầu cá nhân hàng ngày, sinh hoạt, hoặc mua sắm phục vụ sở thích…
Vấn đề về việc quản lý tài chính cá nhân tương đối hóc búa, luôn khiến nhiều người đau đầu, loay hoay tìm cách quản lý và sử dụng tiền như thế nào hiệu quả nhất.
1.1 Tài chính cá nhân là gì?
Có khá nhiều người chưa hiểu hết được khái niệm tài chính cá nhân là gì? Không có được sự hiểu biết về khái niệm cơ bản sẽ khiến cho các bạn khó khăn trong việc quản lý, cũng như băn khoăn xem sử dụng tiền như thế nào cho hiệu quả.
Tài chính cá nhân là tổng hợp tất cả các vấn đề có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tiền, hạch toán toàn bộ số tiền kiếm được hoặc thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư,… của mỗi cá nhân.
Mỗi người sẽ thường có vấn đề tài chính cá nhân khác nhau, do có sự khác biệt về thu nhập, chi tiêu, cũng như nhu cầu, hay thói quen tiêu dùng khác nhau…
Nếu một doanh nghiệp cần phải quản lý tài chính giúp hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, thì với mỗi cá nhân cần biết cách quản trị tài chính để giảm thiểu rủi ro về tiền bạc, tránh khủng hoảng do thu không đủ chi.
Tìm hiểu về tài chính cá nhân
1.2 Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những cách giúp các bạn sử dụng đồng tiền một cách hợp lý cho các nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, hay những dự định trong tương lai…
Đồng thời phải luôn giữ cho mình một khoản dự phòng cho những việc bất ngờ xảy đến, hoặc các rủi ro khó lường trước trong cuộc sống hàng ngày.
Học cách quản lý tài chính cá nhân
1.3 Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của tiền, các vấn đề tài chính mà các bạn đang gặp phải, để dễ dàng tìm ra cách giải quyết thật phù hợp.
-
Quản lý tài chính sẽ giúp các bạn làm chủ được đồng tiền, cũng như các nhu cầu cần thiết đến với nhu cầu giải trí, mục tiêu cá nhân đều sẽ được đáp ứng và giải quyết một cách hợp lý.
-
Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp các bạn không chi tiêu quá hạn mức, hạn chế việc lãng phí tiền của vào những công việc vô bổ. Việc chi tiêu kiểm soát sẽ giúp các khoản tiền được sử dụng đúng mục đích, từ đó hạn chế phát sinh khoản nợ, vấn đề tài chính đau đầu do tình trạng thiếu tiền.
-
Việc quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả sẽ giúp các bạn dễ dàng xây dựng được kế hoạch và mục tiêu tài chính, kế hoạch sắp tới trong tương lai.
-
Quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống đột xuất bất ngờ xảy ra. Khoản tiền dự phòng, tiết kiệm sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó kịp thời khi bị ốm, tai nạn, hoặc thất nghiệp hay bị cắt giảm lương do vấn đề dịch bệnh…
-
Quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả không chỉ giúp việc quản lý chi tiêu tiền kiếm được tốt hơn mà còn giúp gia tăng thêm tài sản của bạn.
Giúp các bạn sử dụng đồng tiền hiệu quả
Lợi ích của việc quản lý tài chính cá nhân?
Câu hỏi: “Tại sao cần phải quản lý tài chính cá nhân?” Của rất nhiều người đã được giải đáp. Đây là một vấn đề quan trọng mà bất cứ ai cũng sẽ cần hiểu để thực hiện, nhằm nâng cao được mức sống, giúp các bạn thoát khỏi các áp lực về tiền bạc, tài chính khó khăn.
Có một sự thật rằng, đôi khi việc kiếm thật nhiều tiền vẫn không đủ để các bạn trở nên tự chủ được về tài chính hoặc giàu có nếu như các bạn chưa thực sự biết cách để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích như sau:
-
Mang lại cuộc sống ổn định, thoải mái.
-
Có được nguồn ngân sách phòng bị trong tương lai.
-
Dễ dàng chủ động trong mọi vấn đề cuộc sống về tài chính.
-
Đảm bảo việc thực hiện được các dự định tương lai.
-
Giúp các bạn sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả.
-
Hạn chế tối đa các khoản nợ.
-
Nâng cao được mức sống cá nhân.
Dễ dàng làm chủ trong đời sống hàng ngày
8 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân từ số 0 đến tự do tài chính
Để lập kế hoạch tài chính cá nhân một cách nhanh chóng và dễ dàng, cùng tham khảo 8 bước làm sau đây của Tikop.
3.1 Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại
Đầu tiên, các bạn sẽ cần phải đánh giá tình trạng thu nhập, cũng như các nguồn thu bên ngoài… tính theo một khoảng thời gian nhất định, thường sẽ tính tổng hợp trong một tháng.
Xác định được tổng thu nhập định kỳ sẽ giúp cho các bạn có thể quản lý chi tiêu và phân bố tiền bạc một cách hiệu quả.
Tự đánh giá thu nhập cá nhân
3.2 Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được
Việc tiết kiệm sẽ chỉ hiệu quả nếu các bạn xác định được mục tiêu rõ ràng. Khi xác định được các mục tiêu tài chính mà bản thân cần đạt được, các bạn sẽ có thể nghiêm túc hơn khi phân bổ chi tiêu cá nhân. Đồng thời việc này có thể hạn chế tối đa việc chi tiêu quá tay.
Đặt ra mục tiêu tài chính cụ thể
3.3 Bước 3: Xác định các khoản cần chi tiêu
Mỗi người sẽ có những khoản cần phải chi tiêu khác nhau, đến từ nguồn thu nhập tổng thể. Do vậy, các bạn cần phải xác định được nhu cầu nào là cần thiết, nhu cầu nào là không quá cần thiết…
Phân loại rõ ràng các nhóm tiền cụ thể để có được bảng kế hoạch tài chính chi tiết. Thông thường, mỗi người sẽ chia nhỏ các khoản chi tiêu thành 3 nhóm tiền chính. Trong đó phải kể đến như sau:
-
Khoản tiền chi tiêu cố định hàng tháng – Nhóm 1: Tiền nhà, tiền ăn uống, tiền xăng xe để đi lại, hóa đơn tiền điện nước, tiền điện thoại cho công việc hoặc xã giao, tiền cho con cái hoặc gửi bố mẹ…
-
Khoản tiền chi tiền để tiết kiệm và đầu tư – Nhóm 2: Đâu là khoản tiền dự phòng cần thiết cho mỗi người. Mỗi người sẽ luôn cần một khoản dự phòng là tiền tiết kiệm đủ để sinh hoạt nếu không đi làm trong vòng 3 tháng. Khoản tiết kiệm sẽ còn có thể sử dụng để thanh toán một số khoản nợ.
- Khoản tiền chi tiêu tự do – Nhóm 3: Đây là một yêu cầu cần thiết cho cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi người đều có các mối quan hệ người thân, hoặc bạn bè, hay nhu cầu cần được giải trí. Đây là khoản tiền để chi tiêu cuối cùng nên xem xét đến khi đã phân chia đủ tiền cho 2 khoản cố định và tiền tiết kiệm hoặc đầu tư.
Xác định rõ ràng các khoản cần chi tiêu
3.4 Bước 4: Loại bỏ những khoản chi không thiết yếu
Đôi khi các bạn luôn tốn tiền cho một số các khoản chi tiêu không quá cần thiết. Việc loại bỏ các khoản chi phí không quá cần thiết sẽ giúp các bạn tiết kiệm để sử dụng phần chi phí đó vào mục đích khác thiết yếu hơn.
Giảm thiếu tối đa chi tiêu không thiết yếu
3.5 Bước 5: Tính toán và phân bổ chi phí cho các khoản
Dựa trên nguồn thu nhập hiện tại, các bạn sẽ cần phân bổ tiền bạc cho các khoản chi tiêu khác. Lưu ý, các bạn cần lên kế hoạch quản lý chi tiêu thật chi tiết, với các đầu công việc cần sử dụng đến tiền. Không nên tính toán qua loa hoặc ước lượng chung chung sẽ không thể chính xác.
Tính toán các khoản chi tiêu thiết yếu, dựa trên tình trạng thu nhập thực tế hiện tại. Khoản chi tiêu tiết kiệm đầu tư nên luôn ở trong mức từ 15 – 20% tổng thu nhập sẽ là phù hợp.
Với các khoản chi tiêu tự do, bạn sẽ có thể kiểm soát ở trong mức từ 20 – 30%, tùy theo những mối quan hệ hiện tại, hoặc là thói quen sinh hoạt, nhu cầu giải trí của mỗi cá nhân.
Phân bổ lại các nhóm tiền chi tiêu
3.6 Bước 6: Tính toán chênh lệch chi tiêu và dự chi
Sau khi đã tiến hành phân bổ tiền bạc vào các nhóm theo đúng tình trạng thực tế, các bạn sẽ cần tính toán lại khoản dự chi và chi thực tế. Xác định sự chênh lệch để cân đối lại tiền bạc cho từng nhóm, cũng như từng khoản chi tiêu.
Lúc này, các bạn sẽ cần xem xét đến những mục không thực sự cần thiết, cắt giảm bớt một số khoản chi không giúp bạn có thể đạt được mục tiêu quản lý tài chính cá nhân đã đặt ra trước đó.
Đặc biệt đối với những khoản chi tiêu tùy ý, linh hoạt sẽ cần được hạn chế, để đạt được các mục tiêu tài chính quan trọng. Với những khoản chi tiêu cần thiết có thể lựa chọn về giải pháp thay thế để đảm bảo được mức sống và tiết kiệm tiền bạc hiệu quả.
Bạn có thể cắt khoảng 5% cho các khoản chi tiêu không thực sự cần thiết ở nhóm một để có thể cân đối chi tiêu.
3.7 Bước 7: Tiết kiệm và đầu tư
Khoản tiền tiết kiệm nên được duy trì ở trong mức tối ưu 20%. Tuy nhiên, đối với những người có nguồn thu nhập cao hơn, các bạn sẽ có thể tăng khoản tiền chi tiêu cho nhóm 2 lên khoảng 30% để tích lũy và tiến hành đầu tư sinh lời.
Đây là các khoản dự phòng cần thiết cho mỗi người để có thể đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai tới. Khoản tiền dự phòng rủi ro khi chẳng may thất nghiệp, hoặc dịch bệnh hay lạm phát.
Tiền bạc không nên chỉ để tiết kiệm trong ngân hàng, các bạn cần mang tiền để đi đầu tư. Xác định những tỷ lệ phù hợp để tiến hành đầu tư sinh lời, với tỷ lệ khoảng từ 5 – 10% cả khoản tiền dự phòng.
Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc tiết kiệm
3.8 Bước 8: Tuân thủ theo kế hoạch và linh hoạt thay đổi phù hợp
Bạn có thể lên được kế hoạch với bản chi tiêu chi tiết, các đầu danh mục cần chi tiêu, tiết kiệm, cũng như để đầu tư sinh lời… Tuy nhiên, cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, không nên vội vàng trong việc tiến hành tích lũy hay cố chấp đạt được mục tiêu.
Học cách để kiểm soát các vấn đề chi tiêu tài chính, loại bỏ những ham muốn và nhu cầu không quá cần thiết khỏi danh sách. Không để bị kiểm soát tâm lý bởi cám dỗ mua hàng, hoặc thẻ tín dụng… phá vỡ những kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của các bạn đã đặt ra.
Việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân có thể tiến hành điều chỉnh theo thời gian, linh hoạt cho từng đối tượng khác nhau. Nhưng nhìn chung, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng bắt đầu việc lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân với 8 bước cơ bản trên.
Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra
Mỗi người, cần tiến hành lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình ngay từ bây giờ để có thể theo dõi và quản lý việc thu chi một cách hiệu quả. Cân đối việc sử dụng tiền bạc, cũng như quản lý dòng tiền tối ưu, việc đầu tư sinh lời cũng sẽ giúp các bạn nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính, dù bạn chỉ đang ở con số 0.