Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tiền lương là gì? Quy định cơ bản cần biết về tiền lương

Đóng góp bởi:

Võ Thị Mỹ Duyên

Cập nhật:

11/12/2023

Tiền lương là gì là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong tuyển dụng việc làm. Vậy tiền lương là gì? Quy định cơ bản cần biết về tiền lương là gì? Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

Tiền lương là gì?

Định nghĩa tiền lương là gì?

Theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo thỏa thuận, để thực hiện các công việc, bao gồm: mức lương theo chức danh, công việc, phụ cấp lương hay các khoảng bổ sung khác.

Tiền lương là gì?

Tiền lương là gì?

Ví dụ về tiền lương

Chị B đi làm tại Công ty C có thỏa thuận trong hợp đồng lao động: Thời gian đi làm quy định là 26 ngày/tháng; mức lương thỏa thuận là 8.000.000 đồng/tháng (đã bao gồm phụ cấp ăn trưa) và được nghỉ hàng tuần là 01 ngày vào ngày chủ nhật. Tháng 01/2023 có 31 ngày được nghỉ ngày 01/01 và có 05 ngày chủ nhật, chị A đi làm đầy đủ, không nghỉ ngày nào. Thang 05/2023 có 31 ngày có 04 ngày chủ nhật, chị B đi làm đầy đủ, không nghỉ ngày nào.

Tiền lương tháng 01/2023 của chị B là  8.000.000 : 26 x (31 - 5 -1) = 7.692.307 (đồng)

Tiền lương tháng 05/2023 của chị B là  8.000.000 : 26 x (31 - 4) = 8.307.692 (đồng)

Tiền lương tiếng Anh là gì?

Tiền lương trong tiếng Anh là Salary.

Bản chất của tiền lương là gì?

Tiền lương cơ bản là giá cả của lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao động thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương được biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động cung ứng cho người sử dụng lao động.

Tiền lương là khoản bù đắp hao phí sức lao động của người lao động, cũng như kích thích, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Tiền lương được thể hiện bằng tiền và được ấn định theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật.

Bản chất của tiền lương là gì?

Bản chất của tiền lương là gì?

Mức lương tối thiểu của người lao động được pháp luật quy định

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 (Nguồn https://thuvienphapluat.vn/) quy định như sau:

1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Tiền lương bao gồm các khoản nào?

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Cụ thể như sau:

Mức lương theo công việc hoặc chức danh

Theo quy định, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định ghi mức lương công việc hoặc chức danh như sau:

  • Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động;
  • Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

Phụ cấp lương theo thỏa thuận 

Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp cho các yếu tố như điều kiện làm việc, độ phức tạp của công việc, điều kiện sống và mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính toán.

  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

  • Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Tiền lương gồm những khoản nào

Tiền lương gồm những khoản nào

Các cách tính tiền lương phổ biến

Lương Gross

Lương Gross là tổng tiền lương mà nhân viên nhận được trước thuế và các khoản khấu trừ. Lương gross bao gồm tất cả thu nhập từ lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, làm thêm giờ, hoa hồng,... cũng như các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.

Lương net
Lương Net là số tiền thực nhận của người lao động được chi trả hàng tháng sau khi đã trừ các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. 

Công thức tính:

Lương Net = Lương Gross – Thuế TNCN –  Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc (BHXH + BHYT + BHTN)

Trong đó:

  • Lương gross: Tổng thu nhập mỗi tháng mà người lao động nhận được bao gồm các khoản thuế cá nhân, bảo hiểm xã hội hoặc phí công đoàn

  • Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc: Được tính dựa trên cơ sở tiền lương của người lao động. Cụ thể: 8% đóng quỹ hưu trí, 1.5% đóng quỹ bảo hiểm y tế 1% đóng bảo hiểm thất nghiệp.

  • Thuế TNCN: Sẽ được tính theo bậc cụ thể, với mức thuế từ 5 - 35%.

Ví dụ: Giả sử A làm việc cho một công ty B và mức lương gross là 10.000.000 VNĐ mỗi tháng. Với mức thuế thu nhập cá nhân là 10%, tiền đóng bảo hiểm bắt buộc là 9%.

Khi đó, lương net của A sẽ là: 10.000.000 - (10.000.000 * 10%) - (10.000.000 * 9%) = 8.100.000 VNĐ

Lương theo thời gian
Lương theo thời gian là phương pháp tính lương được các công ty sử dụng nhiều nhất. Tiền lương theo thời gian được tính trên cơ sở thời gian làm việc được thỏa thuận giữa người lao động và chủ công ty trong hợp đồng lao động.

Cách tính 1: 

Lương tháng = (Lương cơ bản + phụ cấp)/ ngày công của tháng x số ngày làm việc thực tế

Ngày công của tháng là số ngày làm việc hành chính trong tháng theo quy định. Ví dụ công ty bạn làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 nghỉ thứ 7, chủ nhật. Tháng 3/2021 có 31 ngày và có 8 ngày nghỉ thì ngày công của tháng được tính bằng 31 – 8 = 23 ngày

Cách tính 2:

Lương tháng = (Lương cơ bản + phụ cấp) /26 x ngày công thực tế làm việc

Nhiều công ty lựa chọn phương pháp tính lương này vì theo phương pháp này trước tiên kế toán phải xác định số ngày làm việc trong tháng để tính lương cho nhân viên. Tuy nhiên, với những cách tính lương này, kế toán chỉ cần xác định số ngày thực tế người lao động  làm việc trong tháng. Doanh nghiệp có thể chọn 26 hoặc 24 ngày làm việc.

Lương theo sản phẩm

Cách tính lương theo sản phẩm được nhiều xí nghiệp, nhà máy gia công, khu công nghiệp lựa chọn. Đây là hình thức tính lương đảm bảo sự công bằng dựa trên năng suất lao động của nhân viên.

Công thức tính:

Lương theo sản phẩm = khối lượng sản phẩm làm ra x đơn giá sản phẩm 

Lương theo hình thức khoán

Lương khoán là hình thức trả lương thường được dùng cho các doanh nghiệp có sản phẩm mang tính chất thời vụ, sản phẩm ngắn hạn hoặc không theo quy chuẩn. Ví dụ các ngành nông nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi,…

Công thức tính

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

Các cách tính tiền lương phổ biến

Các cách tính tiền lương phổ biến

Quy định cơ bản về tiền lương

Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

Việc điều chỉnh tiền lương được quy định rõ trong Bộ Luật Lao động 2012 cụ thể như sau:

Có 2 nguyên tắc điều chỉnh tiền lương:

Nguyên tắc 1: Thỏa thuận

  • Cơ sở: Tính chất thỏa thuận của Quan hệ lao động là tự do thỏa thuận

  • Nội dung: trước khi công bố mức lương tối thiểu, thang lương, bảng lương CP tham khảo ý kiến của đại diện các bên. Trong đơn vị sử dụng lao động tiền lương được thỏa thuận qua Thỏa ước và thỏa thuận cá nhân, theo đó thì tiền lương tiền thưởng phụ cấp vấn đề tạm ứng lương đều được các bên tự do thỏa thuận trong khuôn khổ do Nhà nước giới hạn.

Nguyên tắc 2: Phân phối theo lao động

  • Cơ sở: Đây là nguyên tắc cơ bản đặc trưng trong phân phối của các nước theo Xã hội chủ nghĩa.

  • Nội dung: Căn cứ vào hao phí sức lao động, vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.. để thực hiện việc trả lương.

Kỳ hạn trả lương

Kỳ hạn trả lương người lao động được Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

  • Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

  • Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

  • Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

  • Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Hình thức trả lương

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn phương thức thanh toán dựa trên thời gian, sản phẩm hoặc công việc thực hiện. Phương thức thanh toán đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; Trong trường hợp thay đổi phương thức thanh toán, người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động ít nhất 10 ngày.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng. Trong trường hợp thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các chi phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản.

Tiền lương khi ngừng việc

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Như vậy, nếu phải ngừng làm việc mà không do lỗi của mình thì người lao động vẫn được nhận lương như trong giờ làm việc bình thường. Và căn cứ để tính lương là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng.

Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương

Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động như sau:

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Tiền thưởng

Theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, việc khen thưởng cho người lao động hay không là do người sử dụng lao động quyết định. Căn cứ chung để xác định tiền thưởng cho người lao động là kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của người sử dụng lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Các vấn đề cụ thể như nguyên tắc, tiêu chuẩn, thời hạn, mức độ, phương pháp, nguồn kinh phí thực hiện...việc khen thưởng sẽ được quy định cụ thể trong quy chế công ty. Cũng có trường hợp tiền thưởng của người lao động sẽ được thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động của hai bên.   

Quy định cơ bản về tiền lương

Quy định cơ bản về tiền lương

Tiền lương khi đóng bảo hiểm xã hội

Đối tượng đóng BHXH

Pháp luật quy định  một số đối tượng nhất định sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP, đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Mức lương tối thiểu đóng BHXH

Theo quy định tại điểm 2.6  khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (Nguồn https://thuvienphapluat.vn/), thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Phương thức đóng BHXH

Theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện tại, các phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc mà người lao động và người sử dụng lao động có thể sử dụng là đóng hàng tháng hoặc đóng định kỳ 03, 06, 12 tháng một lần. Riêng  người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:

  • Đóng hằng tháng;

  • Đóng 03 tháng một lần;

  • Đóng 06 tháng một lần;

  • Đóng 12 tháng một lần;

  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định.

  • Đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu (đối với những người đủ điều kiện về hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm.

Tiền lương khi đóng bảo hiểm xã hội

Tiền lương khi đóng bảo hiểm xã hội

Cách tính tiền lương khi làm thêm ngoài giờ

Tiền lương làm thêm giờ

Điều 97 Bộ luật Lao động 2012  (Nguồn https://luatminhkhue.vn/)
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày."

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương,  ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Tiền lương làm ban đêm

Người lao động làm đêm được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực tế trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm ngoài việc được trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được tăng thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương trong thời gian làm việc vào ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ.

Tiền lương làm việc vào các ngày Tết, lễ 

Công thức tính lương vào ngày nghỉ lễ hoặc tết như sau:

  • Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả trong ngày làm việc bình thường.

  • Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, thì tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ/tết = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm x300% x số giờ làm thêm

  • Đối với các ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương được tính trên cơ sở số giờ làm việc bình thường (8 giờ/ngày) hoặc số giờ làm thêm (nếu có) trong ngày đó.

Ví dụ: Nếu tiền lương giờ thực trả trong ngày làm việc bình thường là 100.000 đồng/giờ, và người lao động làm việc vào ngày Tết dương lịch thì tiền lương giờ vào ban ngày sẽ được tính là 300.000 đồng/giờ.

Cách tính tiền lương khi làm thêm ngoài giờ

Cách tính tiền lương khi làm thêm ngoài giờ

Câu hỏi thường gặp

Chế độ tiền lương là gì?

Chế độ tiền lương là các các quy định của Nhà nước phân biệt việc trả lương theo trình độ lành nghề, điều kiện lao động, theo ngành và lĩnh vực lao động. 

Tiền lương tối thiểu là gì?

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội” 

Tiền lương nghỉ phép là gì?

Tiền lương nghỉ phép là tiền lương được làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ phép (nghỉ hàng năm), là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động được nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm hoặc nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Tiền lương và tiền công có khác nhau không?

Tiền công hay tiền lương được hiểu đơn giản là số tiền trả cho một người đã thực hiện một hoặc một số công việc nhất định. Trên thực tế, người ta thường dùng tiền lương và tiền công theo nghĩa giống nhau và thay thế cho nhau nhưng thực chất chúng là hai khoản tiền trả cho những người làm công việc có tính chất khác nhau.

Tiền lương bình quân là gì? 

Tiền lương bình quân ở đây là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, vừa thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo phương án trả lương do người sử dụng lao động quyết định.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tính toán lương thưởng của mình nhé. Ngoài ra, đừng quên truy cập vào Tikop để tìm hiểu về các bài viết liên quan đến kiến thức tài chính mỗi ngày nhé.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Nguồn tham khảo

1. https://luatminhkhue.vn/

2. https://thuvienphapluat.vn/

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

01/03/2023

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

CHỨNG KHOÁN

NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán

NAV là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong chứng khoán. Vậy NAV là gì? Ý nghĩa, công thức và cách sử dụng NAV trong chứng khoán. Tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024