Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Bảo hiểm y tế là gì? Quy định và quyền lợi khi tham gia BHYT

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

17/01/2024

Bảo hiểm y tế là một thuật ngữ về vấn đề chăm lo cho sức khỏe của cả cộng đồng, phục vụ cho lợi ích khám chữa, bệnh của người dân. Nhưng BHYT là gì? BHYT có bắt buộc hay không?. Cùng tìm hiểu về BHYT trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Bảo hiểm y tế

Khái niệm bảo hiểm y tế đã được quy định rất rõ ràng tại khoản 1.2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2014. Cùng tìm hiểu BHYT là gì dưới đây!

1.1 Bảo hiểm y tế là gì

Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm, nó được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho con người. Hình thức này không được sử dụng nhằm mục đích lợi nhuận, bảo hiểm y tế do nhà nước tổ chức và quản lý. Bảo hiểm y tế huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức để phục vụ, đảm bảo, chăm sóc cho sức khỏe toàn dân.

Khi người dân tham gia hình thức bảo hiểm này, họ sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh, thuốc men,... khi không may gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

1.2. Ý nghĩa của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tính công bằng, nhân văn của xã hội. Nó đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe toàn dân, giảm bớt áp lực chi phí y tế cho người dân. Bảo hiểm y tế mang những ý nghĩa như sau:

- Bảo hiểm y tế là một công cụ giúp cân bằng về chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội như hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,... sẽ được tiếp cận chăm sóc y tế dễ dàng hơn.

- Bảo hiểm y tế góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội của nhà nước đối với các đối tượng được hỗ trợ.

- Bảo hiểm y tế là phương pháp hữu hiệu nhất để mọi người có thể chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp phải các rủi ro về sức khỏe như tai nạn, ốm đau.

- Mua bảo hiểm y tế là một hình thức “đóng góp khi lành, để dành khi ốm” cho mỗi cá nhân.

- Bảo hiểm y tế sẽ chi trả phần lớn đến hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh như khám, xét nghiệm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe,.. Cho người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.

- Vậy nên, bảo hiểm y tế giúp đỡ cho những người nghèo, cận nghèo, kinh tế khó khăn giảm bớt được gánh nặng khi gặp phải ốm đau, bệnh tật.

1.3. Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?

Theo khoản 1 Điều 1 Luật bảo hiểm xã hội được sửa đổi năm 2014 đã quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

Vậy nên, bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với các đối tượng đã được quy định trong Luật bảo hiểm.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế

Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:

- Bạn sẽ được chọn nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các tuyến xã, hội và theo hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm xã hội. Đó là Trạm y tế, Trung tâm Y tế học đường, Phòng khám đa khoa,...

- Người tham gia BHYT sẽ được chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu khi gặp phải tai nạn, ốm đau tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Nếu bệnh vượt quá khả năng của tuyến dưới, người tham gia BHYT được chuyển lên khám chữa bệnh ở các tuyến có chuyên môn, kỹ thuật cao hơn.

- Trong trường hợp cấp cứu, tai nạn, người tham gia BHYT được khám, điều trị ở bất kỳ cơ sở y tế nào có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và mức đóng của các đối tượng

Hiện nay, BHYT bao gồm 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế bắt buộc. Trong đó, bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm 6 đối tượng tham gia, bảo hiểm y tế tự nguyện là những nhóm đối tượng còn lại.

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên; quản lý doanh nghiệp, đơn vị ngoài công lập; người điều hành, quản lý tiền lương của cán bộ, công, viên chức. Mức đóng của đối tượng này là 4,5% mức tiền lương.

  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc, được hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

  • Người lao động trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hay tạm đình chỉ công tác để điều tra, có mức đóng bằng 4,5% của 50% tiền lương tháng.

  • Người lao động làm theo hợp đồng, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị ngoài công lập, người quản lý, điều hành hợp tác xã hưởng lương; cán bộ, công chức, viên chức có thêm một hoặc nhiều hợp đồng không thời hạn hoặc hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế có mức tiền lương cao nhất.

  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, đối tượng này đóng 4,5% mức lương cơ sở.

- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bao gồm:

  • Người đang được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, mức đóng bằng 4,5% mức lương được hưởng

  • Người đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân cao su đang hưởng trợ cấp, người lao động nghỉ việc được hưởng trợ cấp do mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày. Đối tượng này đóng 4,5% mức lương cơ sở.

  • Cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, đóng 4,5% mức lương cơ sở.

  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh, nhận nuôi con, đóng 4,5% mức lương tháng trước khi nghỉ thai sản.

  • Người đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đóng 4,5% số tiền trợ cấp thất nghiệp.

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng bao gồm:

  • Cán bộ các cấp xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.

  • Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.

  • Người có công với cách mạng theo quy định nằm trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

  • Cựu chiến binh người tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo quy định: người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

  • Người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.
    Người đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc gia đình có mức thu nhập bình quân thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của chính phủ.

  • Thân nhân của người có công với cách mạng: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.

  • Thân nhân của người có công với cách mạng trừ những đối tượng trên.

  • Thân nhân của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội tại ngũ, hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật, đang công tác trong lực lượng công an nhân dân. Học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu, được hưởng chế độ, chính sách giống như học viên tại các trường quân đội, công an.

  • Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.

  • Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam, được hưởng học bổng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam.

  • Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình.

  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

Tất cả các đối tượng trên có mức đóng BHYT là 4,5% mức lương cơ sở, lương hàng tháng theo từng nhóm đối tượng.

Mức đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng BHYT sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm tiền lương tháng, lương cơ sở, trợ cấp hàng tháng.

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và nghị định 146/2018 NĐ-CP quy định về mức đóng BHYT như sau:

- Đối với nhóm đối tượng gồm: Do người lao động và sử dụng lao động đóng, do Qũy Bảo hiểm xã hội đống và Ngân sách Nhà nước đóng. Nhóm này có mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương hàng tháng.

- Đối với hộ gia đình: Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

- Đối với nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Người thuộc gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở, học sinh, sinh viên, hộ gia đình làm nông, ngư, diêm nghiệp có mức thu nhập trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30% lương cơ sở.

Mức hưởng bảo hiểm y tế năm 2023

Tham gia BHYT sẽ giúp người bệnh giảm bớt được một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Căn cứ Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế số 01/VBHN-VPQH đã quy định chi tiết về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người tham gia. Cả hình thức bắt buộc và tự nguyện, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh như nhau.

5.1 Mức hưởng khi khám BHYT đúng tuyến

Mức hưởng BHYT cho người tham gia khám chữa bệnh đúng tuyến bao gồm như sau:

- Mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng sau:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân

  • Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

  • Học viên cơ yếu được hưởng chính sách, chế độ theo chính sách chế độ của học viên ở các trường quân đội, công an

  • Cựu chiến binh, người có công với cách mạng

  • Trẻ em dưới 6 tuổi

  • Người thuộc vào diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

  • Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;

  • Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

- Mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng sau:

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

  • Nhân thân của người có công với cách mạng, ngoại trừ người được hưởng 100% chi phí BHYT

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo

- Các đối tượng còn lại nhận được mức hưởng 80% chi phí.

5.2 Mức hưởng khi khám bảo hiểm y tế trái tuyến

Đối với người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh trái tuyến sẽ nhận được cá mức hưởng như sau:

- Mức hưởng 40% chi phí điều trị đối với bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương

- Mức hưởng 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020, 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 tại các bệnh viện tuyến tỉnh

- Mức hưởng 100% chi phí điều trị đối với bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tuyến huyện

- Đối với những người tham gia BHYT, đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn sẽ được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.

Mua bảo hiểm y tế ở đâu ?

Mỗi một đối tượng tham gia lại có cách mua và địa điểm mua BHYT khác nhau. Cụ thể như sau:

- Đối với học sinh, sinh viên: Tham gia BHYT ngay tại trường mình đang theo học. Khi tham gia BHYT, học sinh, viên cần có thẻ học sinh, thẻ sinh viên cùng các giấy tờ tùy thân có ảnh khác để hoàn thiện các thủ tục tham gia BHYT.

- Đối với hộ gia đình: Đăng ký tham gia BHYT tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đại lý thu trên địa bàn. Khia tham gia BHYT, chủ hộ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu tại cơ sở đăng ký BHYT

  • Danh sách các thành viên của hộ gia đình tham gia BHYT

  • Bản sao sổ hộ khẩu công chứng

  • Bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của người đã có thẻ BHYT (nếu có)

- Đối với các đối tượng đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại đơn vị, cơ quan mình đang làm việc hoặc cơ quan BHXH trên địa bàn cư trú.

Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu?

Hiện nay, trên thẻ BHYT được cấp không còn ghi thời hạn sử dụng mà chỉ thể hiện thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng. Căn cứ vào quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, thời hạn của thẻ bảo hiểm y tế được xác định như sau:

- Người lao động và người sử dụng lao động: Thẻ BHYT có giá trị từ ngày đóng đến hết tháng

- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên được hưởng trợ cấp thất nghiệp đến khi không còn được hưởng trợ cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Trẻ em dưới 06 tuổi:

  • Sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ 72 tháng tuổi.

  • Sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

- Người thuộc diện trợ cấp, bảo trợ hàng tháng: thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội đến khi không còn thuộc diện được hưởng theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, huyện đảo: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày không còn thuộc các đối tượng trên theo danh sách phê duyệt của cơ quan nhà nước.

- Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập trung bình thấp hơn mức lương cơ sở.

- Người hiến bộ phận cơ thể: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

- Học sinh, sinh viên:

Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông có thẻ BHYT được cấp hàng năm.

  • Học sinh lớp 1: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày 1/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học.

  • Học sinh lớp 12: thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.

Học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

  • Họa sinh, sinh viên năm thứ nhất: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp của thẻ của học sinh lớp 12 còn giá trị sử dụng.

  • Học sinh, sinh viên năm cuối: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của thnags kết thúc khóa học.

- Các đối tượng khác:

  • Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền.

  • Đối tượng tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không tham gia liên tục từ 03 tháng trở lên: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày từ ngày nộp tiền BHYT.

Cách tra cứu BHYT

Hiện nay có rất nhiều cách để tra cứu BHYT. Đặc biệt các ứng dụng, trang web hỗ trợ theo dõi tra cứu BHYT đã ra đời, giúp chúng ta dễ dàng hơn trong những vấn đề liên quan đến BHYT. Một số cách tra cứu BHYT như sau:

- Cách 1: Tra cứu bằng tin nhắn

Theo công văn số 815/CNTT-PM ngày 29/07/2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bằng điện thoại di động, người tham gia BHYT có thể tra cứu thông tin thẻ qua tin nhắn với cú pháp như sau:

BH(dấu cách)THE(dấu cách)Mã thẻ BHYT gửi 8079

Cước phí là 1.000 đồng/tin nhắn. Nội dung tin nhắn sẽ nhận được sau khi tra cứu bao gồm mã thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thời gian sử dụng thẻ.

- Cách 2: Tra cứu bảo hiểm y tế trực tuyến

Người tham gia BHYT có thể tra cứu thông tin trực tuyến thông qua website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các bước:

  • Nhập mã thẻ, họ tên, ngày sinh theo thông tin trên website

  • Ấn xác nhận “Tôi không phải người máy” và tra cứu

Trang web sẽ trả kết quả về bao gồm các thông tin cá nhân, thông tin thẻ, thời hạn có giá trị sử dụng thẻ, quyền lợi BHYT của người được tra cứu.

- Tra cứu qua ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID:

Theo công văn 3717/BHXH-CNTT ngày 25/11/2020, bảo hiểm xã hội số VssID là một ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam. Ứng dụng này giúp người dùng tiếp cận các thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách nhanh chóng, tiện lợi, từng bước thực hiện thay thế sổ BHXH, thẻ BHXH giấy. Tra cứu trên VssID theo các bước sau:

  • Mở cửa hàng ứng dụng trên điện thoại, tìm kiếm và cài đặt VssID

  • Sau khi cài đặt thành công, người dùng mở ứng dụng, đăng nhập và đồng ý các điều khoản sử dụng

  • Sau khi đăng nhập thành công, người dùng thực hiện các bước sau để tra cứu BHYT:

Chọn quản lý cá nhân

Chọn Thẻ BHYT, màn hình sẽ hiện ra các thông tin như dưới đây

Nhấn vào “Xem thẻ bảo hiểm y tế”, màn hình sẽ biện thị hình ảnh thẻ BHYT của bạn

Thủ tục cấp lại, đổi thẻ BHYT

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, thủ tục cấp lại, đổi thẻ BHYT được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

- Người hiến bộ phận cơ thể: Có giấy ra viện

- Trường hợp khác; Bổ sung giấy tờ chứng minh (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền

- Địa điểm nộp hồ sơ: Người tham gia nộp tại vào những cơ quan tùy vào từng đối tượng như UBND cấp xã, cơ quan BHXH cấp huyện, tỉnh, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường. Các đơn vị như đơn vị sử dụng lao động, nhà trường, đại lý thu phải hoàn thiện hồ sơ và gửi lại cho cơ quan BHXH.

- Lệ phí: Không mất phí

Bước 3: Nhận thẻ BHYT

Người tham gia nhận thẻ BHYT tại nơi mình đã nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết khi cấp lại, đổi thẻ BHYT như sau:

- Không thay đổi thông tin: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ

- Thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

- Người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ.

Bài viết trên đây là đầy đủ các thông tin về Bảo hiểm y tế và những cập nhật mới nhất. Hy vọng rằng, bạn đã có được cho mình những kiến thức cần thiết. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Bảo hiểm xã hội là gì? Chế độ và quyền lợi của BHXH tại Việt Nam

THUẾ VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI

Bảo hiểm xã hội là gì? Chế độ và quyền lợi của BHXH tại Việt Nam

Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện nay đang ngày càng có vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, cũng như đời sống của người dân. Người lao động là những đối tượng gần như bắt buộc đóng tham gia đóng BHXH trong khi đó người dân cũng hoàn toàn có thể tham gia BHXH theo các hình thức tự nguyện để có thể hưởng đầy đủ những quyền lợi đặc biệt đến từ các chế độ của BHXH của nhà nước mang lại. Hãy cùng Tikop tìm hiểu thật chi tiết về Bảo hiểm xã hội trong bài viết dưới đây nhé.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

02/03/2024

Bảo hiểm nhân thọ là gì? 10 điều cần biết khi tham gia BHNT

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Bảo hiểm nhân thọ là gì? 10 điều cần biết khi tham gia BHNT

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao hơn, sự quan tâm đến sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy nên, bảo hiểm nhân thọ được rất nhiều người tin tưởng, sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu bản chất của bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi và những lưu ý khi tham gia. Cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây của Tikop nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

18/01/2024

Kiến thức cơ bản về bảo hiểm ô tô. Cách mua bảo hiểm ô tô tiết kiệm nhất có thể bạn chưa biết

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Kiến thức cơ bản về bảo hiểm ô tô. Cách mua bảo hiểm ô tô tiết kiệm nhất có thể bạn chưa biết

Khi tham gia giao thông chắc hẳn ai cũng biết đến bảo hiểm ô tô. Bảo hiểm ô tô sẽ giúp cho chủ xe giảm tối đa thiệt hại về tài chính và an toàn của người trên xe. Đặc biệt xe ô tô thường gặp phải những vấn đề như va quẹt, trầy xước xe,... Trong bài viết này, Tikop sẽ gửi đến bạn những thông tin về bảo hiểm ô tô và cách mua bảo hiểm ô tô tiết kiệm nhất.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024

Bảo hiểm xe máy là gì? Cách mua bảo hiểm xe máy online đơn giản và nhanh chóng

CÁC KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC

Bảo hiểm xe máy là gì? Cách mua bảo hiểm xe máy online đơn giản và nhanh chóng

Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, chủ xe/ người điều khiển xe luôn cần có bảo hiểm xe máy. Vậy tác dụng của bảo hiểm xe máy là gì? Mức phí của bảo hiểm xe máy là bao nhiêu? Hãy cùng Tikop tìm hiểu trong bài viết này nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024