Thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản (tiếng anh là Liquidity) là mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Dễ hiểu hơn, tính thanh khoản thể hiện mức độ chuyển đổi của một tài sản hoặc sản phẩm ra tiền mặt.
Lấy ví dụ, khi bạn mua một cổ phiếu trên sàn chứng khoán có số lượng giao dịch lớn, đây được coi là thanh khoản cao. Bởi bạn có thể mua hoặc bán cổ phiếu này một cách dễ dàng và không ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu đó.
Ngược lại, khi bạn đầu tư bất động sản, nếu vị trí khu đất mà bạn mua nằm ở ngoại thành, ít phương tiện đi lại và không có nhiều hoạt động giao dịch tại khu vực đó. Trường hợp này được coi là khả năng thanh khoản thấp, bởi tỉ lệ mà bạn có thể bán khu đất đó là tương đối khó.
Thanh khoản là gì?
Ý nghĩa của thanh khoản
Tính khoản khoản là chỉ số vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng,... đánh giá được tình hình tài chính và đưa ra các quyết định của mình.
Đối với doanh nghiệp
Đảm bảo tài chính: Tính thanh khoản giúp doanh nghiệp xác định và quản lý được tài sản của mình. Họ có thể kiểm soát được dòng tiền và duy trì được hoạt động kinh doanh liên tục nếu chẳng may công ty gặp khó khăn.
Mở rộng hoạt động đầu tư: Việc xác định được khả năng thanh khoản giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình hình tài chính của mình. Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thuận lợi và có kế hoạch tài chính rõ ràng, họ có thể mở rộng hoạt động đầu tư.
Tăng sự uy tín cho doanh nghiệp: Việc xác định được tính khoản của sản phẩm cho thấy sự minh bạch và rõ ràng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp: Trong kinh doanh, không một doanh nghiệp nào có thể biết chắc chắn được tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh trong tương lai. Do đó, việc xác định tính thanh khoản của các loại tài sản sẽ giúp hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Đối với ngân hàng, chủ nợ, nhà đầu tư
Đối với ngân hàng: Ngân hàng có thể đảm bảo được dòng tiền và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong mọi trường hợp.
Đối với người đi vay: Thanh khoản giúp người đi vay có thể kịp thời thanh toán cho chủ nợ hoặc ngân hàng trong trường hợp không đủ khả năng thanh toán đúng hạn. Ngoài ra, ngân hàng có thể hỗ trợ vay thông qua hình thức thế chấp.
Đối với nhà đầu tư: Tính thanh khoản giúp nhà đầu tư quản trị được rủi ro và đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp.
Ý nghĩa của thanh khoản
Phân loại thanh khoản
Thanh khoản được chia thành 2 loại là thanh khoản thị trường và thanh khoản kế toán.
Thanh khoản thị trường
Thanh khoản thị trường là mức độ chuyển đổi của tài sản hoặc sản phẩm sang tiền mặt trong một thị trường nào đó. Thanh khoản thị trường áp dụng cho tài sản và các khoản đầu tư. Trong trường hợp các giao dịch mua bán diễn ra thường xuyên, thị trường đó có tính thanh khoản cao. Ngược lại, thị trường được coi là thanh khoản thấp nếu số lượng giao dịch ít hoặc gần như không có.
Cụ thể, thị trường có tính thanh khoản cao sẽ có nguồn cung lớn và nhu cầu cao, các hoạt động giao dịch sẽ diễn ra thường xuyên. Một số hoạt động đầu tư có tính thanh khoản cao bao gồm:
Cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán
Tài khoản tích lũy/tiết kiệm
Chứng khoán trong thị trường tiền tệ ngắn hạn
Thương phiếu
Trái phiếu
Ngược lại, khi nhu cầu thị trường nhỏ hơn nguồn cung, số lượng giao dịch sẽ vô cùng khan hiếm. Một số hoạt động đầu tư có tính thanh khoản thấp như:
Đầu tư bất động sản tại các vị trí không có tiềm năng phát triển
Mua cổ phiếu của các công ty không có hoạt động kinh doanh tốt
Nhập hàng số lượng lớn nhưng số lượng bán đi không nhiều
Thanh khoản thị trường là gì?
Thanh khoản kế toán
Thanh khoản kế toán là khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Hình thức này áp dụng cho tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Đối với cá nhân, họ phải xem xét khoản nợ với số tiền mặt hiện có hoặc số lượng chứng khoán họ đang đầu tư. Trong khi đó, để có thể xác định tính thanh khoản, các doanh nghiệp sẽ phải so sánh tài sản lưu động với khoản nợ hiện tại.
Các loại tài sản có tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau:
Tiền mặt: Đây được coi là loại tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất bởi tiền mặt được sử dụng trực tiếp để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.
Khoản đầu tư ngắn hạn: Chứng khoán, tiền điện tử,... Các khoản đầu tư này có thể nạp và rút tiền dễ dàng đối với các ứng dụng giao dịch ngày nay.
Khoản phải thu: Đây là số tiền mà doanh nghiệp có thể thu hồi từ các bên mà doanh nghiệp cho vay.
Ứng trước ngắn hạn: Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp hoặc cá nhân ứng trước để mua các sản phẩm cho mục đích đầu tư và kinh doanh.
Hàng tồn kho: Đây là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất bởi thông thường chúng có tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng thấp và phải trải qua nhiều quy trình, thủ tục khác nhau.
Thanh khoản kế toán là gì?
Công thức tính thanh khoản
Tỷ số thanh khoản hiện thời
Công thức tính tỷ số thanh khoản hiện thời như sau:
Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
. Trong đó:
Tỷ số thanh khoản hiện thời là khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường có tính thanh khoản cao như tiền mặt, nguyên vật liệu sản xuất,...
Nợ ngắn hạn là số tiền đơn vị vay phải trong thời hạn không quá 1 năm hoặc 1 chu kỳ sản xuất.
Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời nhỏ hơn 1, nghĩa là khả năng trả nợ kém.
Nếu tỷ số thanh khoản hiện thời lớn hơn 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có tài sản lưu động là 300 triệu VNĐ và khoản nợ đang phải chịu là 500 triệu VNĐ.
Vậy tỷ số thanh khoản hiện thời = 300 triệu / 500 triệu = 0.6
=> Doanh nghiệp có khả năng trả nợ kém
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có tài sản lưu động là 500 triệu VNĐ và khoản nợ đang phải chịu là 400 triệu VNĐ.
Vậy tỷ số thanh khoản hiện thời = 500 triệu / 400 triệu = 1.25
=> Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ
Tỷ số thanh khoản nhanh
Công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh như sau:
Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Hoặc Tỷ số thanh khoản nhanh = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Nếu tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn 0,5, doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp.
Nếu tỷ số thanh khoản nhanh trong khoảng 0,5 - 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có tài sản lưu động là 700 triệu VNĐ. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là 500 triệu VNĐ và khoản nợ đang phải chịu là 300 triệu VNĐ.
Vậy tỷ số thanh khoản nhanh = (700 triệu - 500 triệu) / 300 triệu = 0,66
=> Doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B có tài sản lưu động là 700 triệu VNĐ. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là 500 triệu VNĐ và khoản nợ đang phải chịu là 500 triệu VNĐ.
Vậy tỷ số thanh khoản nhanh = (700 triệu - 500 triệu) / 500 triệu = 0,4
=> Doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp.
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn
Bẫy thanh khoản và cách quản lý rủi ro thanh khoản cần lưu ý
Bẫy thanh khoản là gì?
Bẫy thanh khoản (liquidity trap) là hiện tượng lãi suất và lượng tiền trong nền kinh tế ở mức thấp, do đó mọi người có xu hướng giữ tiền mặt thay vì đầu tư để sinh lời.
Khi bẫy thanh khoản xảy ra, chính sách tiền tệ của các cơ quan quản lý nhà nước trở nên không có tác dụng bởi lãi suất thấp khiến cho người dân không còn quan tâm đến đầu tư. Do đó, các cơ quan tiền tệ nhà nước phải đưa ra các biện pháp khác như chính sách tài khóa hoặc chính sách bổ sung để kích thích nhu cầu của người đầu tư.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng bẫy thanh khoản như nền kinh tế đình trệ, thu nhập giảm hoặc thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi,...
Bẫy thanh khoản là gì?
Rủi ro thanh khoản là gì?
Rủi ro thanh khoản (liquidity risk) là nguy cơ tài sản không thể chuyển đổi thành tiền mặt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, nhà đầu tư hoặc tổ chức tài chính bởi họ không thể thanh toán các khoản nợ và gây tổn thất đến các hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân.
Một số rủi ro thanh khoản như:
Rủi ro thị trường: Tình hình thị trường biến động khiến cho nguồn cung và nhu cầu giảm. Do đó, giá cả biến động và tài sản cũng giảm theo.
Rủi ro thay đổi lãi suất: Lãi suất giảm khiến cho các nhà đầu tư không còn “mặn mà” với khoản đầu tư như cổ phiếu hay trái phiếu,...
Rủi ro thanh toán: Khả năng thanh khoản thấp gây ảnh hưởng đến tài chính của các doanh nghiệp bởi họ không đủ khả năng chi trả cho các khoản vay của mình.
Rủi ro hoạt động: Các hoạt động kinh doanh không như mong đợi tạo ra một lượng hàng tồn lớn và không thể xử lý trong một khoảng thời gian ngắn.
Rủi ro thanh khoản là gì?
Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản gây ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt khác nhau như:
Kinh tế: Rủi ro thanh khoản gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập và hoạt động kinh doanh của cá nhân và các doanh nghiệp. Do đó, sức mua cũng vì thế mà giảm theo và nền kinh tế dần trở nên ảm đạm.
Xã hội: Nền kinh tế khó khăn kéo theo nhiều hệ lụy phía sau. Ví dụ, các công ty phải sa thải nhân viên để có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp với số lượng lớn ở một số ngành.
Đời sống: Đời sống tinh thần của người dân bị ảnh hưởng lớn bởi thu nhập giảm khiến nhu cầu dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí cũng giảm theo.
Giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Một số giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản như sau:
Duy tri dòng tiền: Các tổ chức hoặc cá nhân cần đảm bảo duy trì đủ tiền mặt để phòng ngừa những rủi ro không may xảy ra.
Đa dạng khoản đầu tư: Đầu tư vào nhiều nguồn khác nhau có thể giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân tích lũy thêm tài sản và hạn chế rủi ro thanh khoản.
Sử dụng công cụ hỗ trợ tái vay vốn: Đây là hình thức cho vay từ Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ vốn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
Cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường thường xuyên. Lưu ý cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tham gia vào các hội nhóm sai lệch thông tin, có thể dẫn đến tâm trạng FOMO.
Lên kế hoạch quản trị các rủi ro tài chính: Doanh nghiệp cần xác định rõ các rủi ro đang gặp phải, từ đó kịp thời tìm ra các giải pháp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần giải quyết các vấn đề từ gốc rễ tránh để lại hậu quả về sau.
Các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Thanh khoản trong đầu tư chứng khoán
Thanh khoản chứng khoán là gì?
Thanh khoản chứng khoán là khả năng một loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán một cách dễ dàng trong thời gian ngắn. Hiểu đơn giản, đó là khả năng quy đổi của các cổ phiếu thành tiền mặt.
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Rủi ro lớn nhất khi đầu tư chứng khoán chính là mất thanh khoản. Lấy ví dụ, người đầu tư mua một loại cổ phiếu nhưng lại không thể bán ra hoặc bán với mức giá vô cùng thấp. Do đó, khoản đầu tư này được coi là thua lỗ.
Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản chứng khoán
Tình hình hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được thể hiện bằng tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Các công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ có tính thanh khoản cao, ngược lại, các công ty có kết quả hoạt động kinh doanh không tốt sẽ có tính thanh khoản thấp trên thị trường chứng khoán.
Chính sách nhà nước: Các chính sách của nhà nước trong kinh tế tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, biến động trên thị trường chứng khoán là điều khó tránh khỏi.
Nhà đầu tư nước ngoài: Theo quy định, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua được số lượng cổ phiếu nhất định. Do đó, tính thanh khoản đối với các nhà đầu tư nước ngoài là rất thấp.
Tâm lý nhà đầu tư: Những nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức về tài chính thường bị tác động bởi các thông tin trên mạng xã hội. Bởi vậy, họ có xu hướng mua đi, bán lại mà không có sự tìm hiểu rõ ràng.
Thanh khoản chứng khoán bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Thanh khoản trong ngân hàng
Thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản ngân hàng là gì?
Thanh khoản ngân hàng là khả năng chuyển đổi tài sản ra tiền mặt của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Đặc điểm của thanh khoản ngân hàng:
Những nguồn cung thanh khoản:
Tiền gửi do khách hàng
Khoản thu từ nguồn cung cấp các dịch vụ ngân hàng
Những khoản thu về tín dụng
Thanh lý lại tài sản kinh doanh và sử dụng
Mượn từ thị trường tiền tệ trong và ngoài nước
Hoạt động tạo ra nhu cầu thanh khoản:
Khách hàng thực hiện rút các khoản tiền từ ngân hàng
Khách hàng yêu cầu vay vốn
Tất toán các khoản chi phí cho vay
Chi phí các dịch vụ ngân hàng và chi phí cấu thành sản phẩm
Tất toán cổ tức cho các cổ đông
Rủi ro thanh khoản ngân hàng
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền, tính thanh khoản thấp sẽ khiến ngân hàng không đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các công việc của người gửi tiền. Do đó, uy tín của ngân hàng cũng sẽ bị giảm theo và ảnh hưởng lớn đến hoạt động trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh khoản ngân hàng
Việc ngân hàng cho vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến tình trạng mất cân đối về thời gian dự trữ vốn và sử dụng vốn. Các ngân hàng không kiểm soát và đánh giá chính xác tỷ lệ thanh khoản của các bên cho vay. Bởi vậy , khi các đối tác không kịp thanh toán cho ngân hàng, các ngân hàng cũng không thể đáp ứng kịp nhu cầu rút tiền của người gửi.
Thay đổi lãi suất: Do lãi suất thay đổi, người gửi tiền vào ngân hàng sẽ tìm đến những nơi có lãi suất cao hơn. Do đó, các ngân hàng có thể không kịp chuẩn bị tiền mặt và ảnh hưởng đến kế hoạch quản lý dòng tiền của ngân hàng.
Giải pháp
Ngân hàng nhà nước cần thực hiện những chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho các ngân hàng:
Đối với các ngân hàng nhỏ, ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ về tính thanh khoản thông qua các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở
Đối với ngân hàng lớn, ngân hàng nhà nước cần tăng tính thanh khoản thông qua tái cấp vốn
Rủi ro thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản công ty
Thanh khoản công ty là gì?
Tính thanh khoản trong công ty là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm nhất định.
Có 3 cách đánh giá tính thanh khoản công ty như sau:
Tỷ lệ vốn lưu động:
Tỷ số vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh = Tỷ lệ vốn lưu động - Hàng tồn kho
Dòng tiền OCF:
OCF = Dòng tiền hiện tại / Nợ hiện tại
Trong đó:
OCF (Operating Cash Flow) là số tiền được sinh từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Rủi ro trong thanh khoản công ty
Một số rủi ro trong thanh khoản công ty như sau:
Không thanh toán đúng hạn: Việc thiếu tiền mặt và tính thanh khoản thấp của một số tài sản có thể khiến công ty không đủ khả năng thanh toán đúng hạn.
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Thanh khoản thấp có thể khiến công ty không có đủ tài chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc mở rộng đầu tư
Rủi ro trong thanh khoản công ty
Thanh khoản trong thị trường hàng hóa phái sinh
Thanh khoản trong hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là công cụ giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro.
Thị trường hàng hóa phái sinh được chia làm 4 nhóm chính như sau:
Nhóm nông sản: Lúa mì, ngô, khoai,...
Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Cao su, cà phê, hồ tiêu,...
Nhóm ngành năng lượng: Dầu, xăng, khí tự nhiên,...
Nhóm hàng kim loại: Vàng, bạc, đồng, quặng,...
Thị trường hàng hóa phái sinh được cấp pháp và bảo hộ bởi bộ Công Thương, do đó tính minh bạch và rõ ràng có thể được đảm bảo. Ngoài ra, các sản phẩm phái sinh được giao dịch hàng ngày và tính thanh khoản cao nên các nhà đầu tư có thể yên tâm.
Cách tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh
Hiện nay có rất nhiều công ty giao dịch hàng hóa phái sinh trên thị trường. Khách hàng có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình một công ty phù hợp. Bên cạnh đó, quý khách cần lựa chọn cho mình nhóm ngành phù hợp trước khi quyết định tham gia vào thị trường này.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về thanh khoản là gì và cách hạn chế các rủi ro khi đầu tư. Để vận hành được doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, doanh nghiệp và cá nhân cần nắm rõ được các kiến thức tài chính trước khi bắt đầu tham gia vào một thị trường cụ thể. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!