Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chi phí cố định (định phí) là gì? Cách tính, phân biệt chi phí biến đổi

Đóng góp bởi:

Lê Văn Thương

Cập nhật:

23/08/2024

Chi phí cố định là một thuật ngữ thường xuất hiện trong các bản báo cáo tài chính và là một loại chi phí quan trọng trong việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy chi phí cố định là gì? Đặc điểm, công thức tính định phí và cách phân biệt với chi phí biến đổi ra sao? Hãy cùng Tikop tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Chi phí cố định (định phí) là gì?

Khái niệm chi phí cố định

Chi phí cố định (hay còn gọi là định phí) là khoản tiền doanh nghiệp phải trả định kỳ để duy trì hoạt động kinh doanh, chi phí này sẽ không đổi trong một khoảng thời gian nhất định. 

Chi phí cố định không đổi trong khoảng thời gian xác định

Chi phí cố định không đổi trong khoảng thời gian xác định

Chi phí cố định tiếng Anh là gì?

Chi phí cố định (định phí) trong tiếng Anh là Fixed Cost. Ngoài ra còn một số thuật ngữ tiếng anh liên quan như:

  • Chi phí trung bình: Average Cost
  • Chi phí cận biên: Marginal Cost
  • Chi phí biến đổi: Variable Cost

Ví dụ về chi phí cố định

Có thể kể đến một số ví dụ về chi phí cố định trong doanh nghiệp như:

Các loại chi phí cố định

Dựa vào yếu tố quản lý

  • Chi phí cố định bắt buộc (hay còn gọi là định phí bắt buộc): Do là những khoản phí bắt buộc nên chúng thường khá cứng nhắc, gấp rút không thể trì hoãn, đòi hỏi doanh nghiệp phải chi trả để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường. Các khoản chi phí cố định bắt buộc thường liên quan trực tiếp đến thiết bị máy móc, cơ sở vật chất và các chi phí duy trì hoạt động cơ bản.
  • Chi phí cố định không bắt buộc (hay còn gọi là định phí không bắt buộc): Đây là loại chi phí phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của nhà quản lý khi đầu tư kinh doanh. Khoản chi phí cố định không bắt buộc thường là chi phí để tăng nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo.

Dựa vào yếu tố phân bổ

  • Chi phí cố định định kỳ (định phí định kỳ): Đây là khoản chi phí nằm trong tính toán từ trước của doanh nghiệp, được lặp đi lặp lại giống nhau trong một khoảng thời gian. Có thể kể đến như chi phí điện nước, tiền thuê mặt bằng, tiền trả lương nhân công qua mỗi tháng.
  • Chi phí cố định có thể phân bổ (định phí có thể phân bổ): Đây là khoản chi phí có thể được thay đổi dựa theo quy ước trong thời gian dài được áp dụng. Khoản phí này không có sự cố định qua các mốc thời gian. Một vài ví dụ về chi phí này có thể kể đến như chi phí mua máy móc sản xuất, chi phí nâng cấp hệ thống.

Phân loại chi phí cố định dựa vào yếu tố quản lý và phân bổ

Phân loại chi phí cố định dựa vào yếu tố quản lý và phân bổ

Đặc điểm của chi phí cố định

Chi phí cố định có đặc điểm không bị tác động, thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Những khoản phí này thường liên quan tới kế hoạch vận hàng của doanh nghiệp và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chi phí cố định không đổi không có nghĩa sẽ luôn giữ nguyên ở trong tương lai, chúng chỉ cố định ở một trong một khoảng thời gian ngắn.

Chi phí cố định không bị thay đổi trong khoảng thời gian nhất định

Chi phí cố định không bị thay đổi trong khoảng thời gian nhất định

Ý nghĩa của chi phí cố định

Chi phí cố định có một số ý nghĩa sau: 

  • Xác định giá bán sản phẩm: Chi phí cố định giúp doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan về chi phí sản xuất dịch vụ hàng hóa, từ đó giúp xác định giá cho sản phẩm một cách phù hợp để sinh lợi nhuận.
  • Xác định điểm hòa vốn: Doanh nghiệp có thể xác định được điểm hòa vốn bằng cách tính toán số lượng sản phẩm hàng hóa cần bán thông qua chi phí cố định. 
  • Căn cứ quyết định thu hẹp hay mở rộng hoạt động: Từ chi phí cố định, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nên mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất. Nếu chi phí cố định quá lớn, doanh nghiệp nên xem xét cắt giảm các khoản chi phí để tối ưu lợi nhuận.
  • Dự báo tài chính: Đặc điểm cố định không đổi trong một thời gian nhất định của chi phí cố định giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng dự báo chi phí và lập kế hoạch tài chính cho tương lai.
  • Quản lý dòng tiền: Cũng từ đặc điểm cố định không bị thay đổi nhanh, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả.

Chi phí cố định có ý nghĩa quan trọng

Chi phí cố định có ý nghĩa quan trọng

Công thức tính chi phí cố định (định phí)

Chi phí cố định được tính theo công thức sau:

Chi phí cố định = (Chi phí hoạt động cao nhất – Chi phí hoạt động thấp nhất)/ (Đơn vị hoạt động cao nhất – Đơn vị hoạt động thấp nhất).

Trong đó:

  • Chi phí hoạt động cao nhất: Chi phí cao nhất phải trả trong một khoảng thời gian. Ví dụ như doanh thu tháng cao nhất.
  • Chi phí hoạt động thấp nhất: Chi phí thấp nhất phải trả trong một khoảng thời gian. Ví dụ như Doanh thu tháng thấp nhất.
  • Đơn vị hoạt động cao nhất: Số lượng sản phẩm được tạo ra cao nhất trong một tháng.
  • Đơn vị hoạt động thấp nhất: Số lượng sản phẩm được tạo ra thấp nhất trong một tháng.

Ví dụ:

Một công ty có tổng chi phí cao nhất trong năm hoạt động là 500 triệu với 200 sản phẩm. Tổng chi phí thấp nhất của công ty đó trong năm là 100 sản phẩm với 200 triệu đồng.

Dựa vào công thức trên, ta có định phí của công ty bằng:

(500.000.000 - 200.000.000)/ (200-100) = 3.000.000

Phân biệt chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí)

Nội dungChi phí cố địnhChi phí biến đổi (biến phí)
Đặc điểmChi phí cố định, không đổi trong một thời gian nhất định, không phụ thuộc vào khối lượng sản xuất.Chi phí thay đổi theo khối lượng sản xuất và sản lượng.
Yếu tố ảnh hưởngBị ảnh hưởng bởi thời gian.Bị ảnh hưởng bởi khối lượng sản xuất.
Phát sinh khiChi phí cố định là xác định. Vì vậy dù có sản xuất được hay không, chi phí cố định vẫn phát sinh.Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có khối lượng sản xuất.
Đơn giáChi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm. Tức khi số lượng sản phẩm càng lớn, thì chi phí cố định/ sản phẩm càng nhỏ và ngược lại.Chi phí biến đổi đi theo mỗi sản phẩm, vì vậy chi phí biến đổi không tăng hay giảm khi khối lượng giao dịch tăng hay giảm.
Thành phần cấu thành

Chi phí quản lý, chi phí sản xuất cố định, chi phí bán hàng và phân phối cố định.

Nguyên liệu, lao động trực tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng và phân phối thay đổi.

Ví dụChi phí thuê mặt bằng, thuế, bảo hiểm,....Chi phí nguyên vật liệu, lương, chi phí vận chuyển,....

Chi phí cố định và chi phí biến đổi có nhiều điểm khác biệt

Chi phí cố định và chi phí biến đổi có nhiều điểm khác biệt

Làm sao để giảm chi phí cố định?

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý

Một trong những cách giúp giảm chi phí cố định hiệu quả chính là ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý. Công nghệ thông minh giúp quản lý con người hiệu quả, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng làm việc tạo ra sản phẩm. Ngoài ra công nghệ có thể thay thế chính con người trong lao động sản xuất giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và hiệu quả công việc đạt cao.

Một ví dụ về ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quản lý giúp giảm chi phí cố định như: Các nhà máy sản xuất thường sử dụng các băng chuyền để di chuyển các nguyên vật liệu, kết hợp với tự động hóa để tạo ra sản phẩm. Từ đó vừa tiết kiệm được chi phí nhân công vừa đảm bảo năng suất làm việc.

Xem thêm về Giá NET

Ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất giúp giảm chi phí cố định

Ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất giúp giảm chi phí cố định

Tối ưu hóa chi phí marketing

Để có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp, mà vẫn giữ được giá trị thương hiệu và hình ảnh tốt, doanh nghiệp cần có một kế hoạch tối ưu chi phí marketing. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí marketing bằng cách lựa chọn các kênh quảng cáo rẻ hơn, thu hẹp chính xác tệp khách hàng mục tiêu để vừa tiết kiệm ngân sách vừa đạt hiệu quả marketing. 

>> Xem thêm: Ngân sách và các bước lập ngân sách chi tiết

Tối ưu chi phí marketing là một cách giảm chi phí cố định

Tối ưu chi phí marketing là một cách giảm chi phí cố định

Lựa chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Nếu nguyên vật liệu của bạn có nhiều nhà cung cấp, thì đây là cơ hội cho bạn thỏa hiệp về giá cả. Nếu không thể thỏa hiệp được mức giá mong muốn, doanh nghiệp có thể chọn các nhà cung cấp nhỏ lẻ hơn để có một chi phí tốt nhất. 

Trong quá trình xem xét lựa chọn nguồn cung cấp, doanh nghiệp nên xem xét những tiêu chí như chất lượng, giá cả, dịch vụ cũng như uy tín của đối tác để phù hợp với mục tiêu với mục tiêu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể thỏa hiệp với nhà cung cấp để giảm chi phí cố định

Doanh nghiệp có thể thỏa hiệp với nhà cung cấp để giảm chi phí cố định

Tối ưu hóa quy trình làm việc

Một quy trình làm việc tối ưu giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru, tiết kiệm chi phí hoạt động. Doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ RPA vào quản lý quy trình làm việc. Giải pháp RPA có thể giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, công sức, chi phí quản lý, đồng thời mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Tối ưu hóa quy trình làm việc giúp giảm chi phí cố định

Tối ưu hóa quy trình làm việc giúp giảm chi phí cố định

Loại bỏ hoặc thay đổi sản phẩm/dịch vụ không hiệu quả

Các sản phẩm dịch vụ kém hiệu quả vừa khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí duy trì sản xuất, vừa khiến doanh nghiệp tốn thời gian và công sức. Loại bỏ các sản phẩm không hiệu quả giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho từ đó tiết kiệm chi phí tồn kho.

Loại hoặc thay thế sản phẩm không hiệu quả để giảm chi phí cố định

Loại hoặc thay thế sản phẩm không hiệu quả để giảm chi phí cố định

Các câu hỏi liên quan đến chi phí cố định

Chi phí cố định gồm những gì? 

Chi phí cố định thường liên quan tới các chi phí định kỳ như: 

Chi phí cố định ký hiệu là gì?

Chi phí cố định ký hiệu là FC (Fixed Cost).

Chi phí khấu hao là chi phí cố định hay biến đổi?

Chi phí khấu hao là một trong những chi phí của chi phí cố định.

Tiền lương là chi phí cố định hay biến đổi?

Tiền lương là một trong những chi phí của chi phí cố định.

Chi phí quảng cáo là định phí hay biến phí?

Chi phí quảng cáo cũng là một trong những chi phí của chi phí cố định.

Chi phí sản xuất chung là biến phí hay định phí?

Chi phí sản xuất chung bao gồm cả biến phí và định phí. Chi phí sản xuất có tiền điện nước có thể được giảm bớt, cũng có những loại chi phí như khấu hao tài sản lại không thay đổi.

Giá vốn hàng bán là biến phí hay định phí?

Giá vốn hàng bán có thể được coi là một biến phí, vì doanh nghiệp có thể tìm cách thỏa thuận để được giá nhập nguyên liệu rẻ nhất.

Trên đây toàn bộ thông tin về Chi phí cố định, hy vọng với các thông tin giúp bạn nhận biết chi phí cố định, giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, ý nghĩa và sự khác biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Ngoài ra bạn có thể truy cập Tikop để xem thêm nhiều Kiến thức tài chính khác.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Xu hướng đầu tư từ tiền lẻ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/02/2024

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Lạm phát là gì? Nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao?

Lạm phát – tưởng chừng là một khái niệm rất vĩ mô và “đao to búa lớn” toàn thấy trên TV, nên đôi khi ta tặc lưỡi bỏ qua. Chuyện đó đã có chính phủ, thế giới lo. Nhưng suy cho cùng chính nhiều cá nhân chúng ta làm nên một quốc gia. Thế nên hãy nhớ rằng: một khi đã là thành viên của xã hội, lạm phát sẽ tác động đến bạn dù bạn có để ý hay không! Đó là lý do bạn cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì và nên làm gì khi gặp tình trạng lạm phát tăng cao

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

21/04/2024