Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Điểm hòa vốn là gì? Ý nghĩa và cách xác định điểm hòa vốn chi tiết

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

22/12/2023

Điểm hòa vốn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh và đầu tư, giúp chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả kinh doanh, dự đoán và đề ra các phương án phù hợp. Vậy xác định điểm hòa vốn như thế nào và tại sao nó lại quan trọng, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau.

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là gì? Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lỗ cũng không lãi, doanh thu vừa đủ để chi trả tổng chi phí đã bỏ ra. Sau khi đạt được điểm hoà vốn, doanh nghiệp sẽ có lãi nếu tiếp tục tăng doanh thu bằng hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu doanh thu thấp hơn điểm này, công ty sẽ lỗ.

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn tiếng anh là gì?

Điểm hoà vốn trong tiếng anh là Break-even Point.

Phân loại điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn của doanh nghiệp

Trong kinh doanh, điểm hòa vốn là nơi tổng doanh thu bằng với tổng chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra. Để xác định được điểm hòa vốn trong kinh doanh, cần xác định được doanh thu cùng các loại chi phí (chi phí cố định và chi phí biến đổi) dùng để sản xuất ra sản phẩm. 

Điểm hòa vốn trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận thu được bằng với chi phí đầu tư ban đầu cộng với lãi vay phải trả (nếu có).

Có 2 cách phân loại điểm hòa vốn.

Có 2 cách phân loại điểm hòa vốn.

Công thức tính điểm hòa vốn chi tiết

Công thức tính điểm hòa vốn trong kinh doanh

Chúng ta có thể tính điểm hòa vốn cho một và cả nhiều sản phẩm.

Công thức tính điểm hòa vốn cho một sản phẩm

Điểm hòa vốn = Chi phí cố định / (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm)

Trong đó:

  • Chi phí cố định: chi phí không thay đổi theo sản lượng sản phẩm (như thuê kho xưởng, máy móc,...)
  • Đơn giá bán: giá bán của 1 sản phẩm
  • Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm: chi phí thay đổi tùy theo sản lượng sản phẩm (như nguyên vật liệu, nhân công,...)

Công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm

Điểm hoà vốn = Chi phí cố định / [(Tỷ trọng bán sản phẩm A * (Đơn giá bán A – Chi phí biến đổi A)) + (% bán sản phẩm B * (Đơn giá bán B – Chi phí biến đổi B))]

Trong đó:

  • Chi phí cố định: chi phí không thay đổi theo sản lượng sản phẩm
  • Tỷ trọng bán sản phẩm A (hoặc B) : phần trăm bán sản phẩm A (hoặc B) trong tổng số sản phẩm
  • Đơn giá bán A (hoặc B): giá bán của 1 sản phẩm A (hoặc B)
  • Chi phí biến đổi A (hoặc B): chi phí thay đổi tùy theo sản lượng sản phẩm A (hoặc B)

Công thức tính điểm hòa vốn.

Công thức tính điểm hòa vốn.

Cách tính điểm hòa vốn trong đầu tư chứng khoán

Điểm hòa vốn trong đầu tư chứng khoán được tính theo công thức:

Điểm hòa vốn = (Vốn đầu tư + Tiền lãi vay phải trả) / Số cổ phiếu

Trong đó:

  • Vốn đầu tư: số tiền đã bỏ ra mua chứng khoán
  • Tiền lãi vay phải trả: số tiền phải trả lãi nếu có vay nợ để đầu tư
  • Số cổ phiếu: số cổ phiếu đã mua

Bài tập điểm hòa vốn

Bài tập tính điểm hòa vốn trong kinh doanh:

Một công ty có bán sản phẩm với giá 20.000 đồng/ 1 sản phẩm. Chi phí biến đổi là 10.000 đồng/sản phẩm. Chi phí cố định là 10.000.000 đồng. 

Số sản phẩm cần bán để đạt được hòa vốn là: 10.000.000 / (20.000 – 10.000) = 1.000 sản phẩm. Vậy điểm hòa vốn của công ty là 1.000 sản phẩm. Công ty bán hơn 1000 sản phẩm sẽ có lời. 

Bài tập tính điểm hòa vốn trong đầu tư cổ phiếu:

Một nhà đầu tư có 8.000.000 đồng và vay thêm bạn 2.000.000 đồng để mua 100 mã cổ phiếu công ty XX với giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Lãi suất vay là 2%. 

Điểm hòa vốn = (8.000.0000 + 2.000.000 + 2.000.000*2%)/100 = 100400 đồng. Vậy khi bán cổ phiếu này với giá cao hơn 100.400 đồng thì nhà đầu tư này sẽ có lời.

Ý nghĩa của điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn rất có ý nghĩa đối với việc đầu tư và kinh doanh.

  • Giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh: Nếu doanh nghiệp phải bán một lượng lớn sản phẩm để hòa vốn nghĩa là doanh nghiệp đang để mức giá bán không phù hợp hoặc quản trị chi phí không hiệu quả, cần phải thay đổi.
  • Giúp quyết định giá cả: Điểm hòa vốn cho doanh nghiệp cơ sở để xác định mức giá bán sản phẩm sao cho đảm bảo lợi nhuận.
  • Dự đoán và lập kế hoạch: Điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro kinh doanh cũng như xác định được số lượng sản phẩm cần bán để đạt lợi nhuận mong muốn.
  • Đánh giá rủi ro đầu tư: Điểm hoà vốn giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro cũng như cơ hội khi đầu tư vào một doanh nghiệp.
  • Quản lý chi phí: Việc tính toán điểm hòa vốn sẽ giúp cũng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của việc quản lý chi phí.

Biểu đồ thể hiện điểm hòa vốn.

Biểu đồ thể hiện điểm hòa vốn.

Lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn

Để đạt được hiệu quả mong muốn, cần lưu ý một số vấn đề sau khi tính toán điểm hòa vốn:

  • Giá bán trên thực tế sẽ thay đổi theo quy luật cung cầu chứ không cố định. Đồng thời, giá trị tiền tệ tại mỗi thời điểm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán điểm hòa vốn.
  • Xác định chính xác và rõ ràng các loại chi phí, không nhầm lẫn giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi để tính toán chính xác.
  • Trên thực tế, doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng sẽ khiến việc tính toán khó khăn hơn và hàng tồn kho làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra và số lượng bán ra thường không như nhau.
  • Có thể thể hiện điểm hòa vốn qua từng thời kỳ lên đồ thị để quan sát xu hướng và đánh giá.

Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn.

Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao phải xác định điểm hòa vốn?

Khi xác định được điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được sản lượng sản xuất và doanh thu bán hàng như thế nào để không bị lỗ và đạt lợi nhuận mong muốn. Điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định giá bán, đồng thời quản trị chi phí hiệu quả hơn.

Doanh thu hòa vốn là gì?

Doanh thu hòa vốn là nơi mà doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra, bằng điểm hòa vốn nhân với đơn giá bán.

Khi nào đạt được điểm hòa vốn khi nào?

Đạt được điểm hòa vốn khi doanh nghiệp bán hàng được doanh thu bằng với tổng chi phí bỏ ra sản xuất hay đầu tư.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cần biết về điểm hòa vốn. Đừng quên theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức Tài Chính Cơ Bản thiết thực và  bổ ích.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
LDR ngân hàng là gì? Công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

LDR ngân hàng là gì? Công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất

LDR ngân hàng là thuật ngữ về chỉ số để ngân hàng tạo ra lợi nhuận. Cùng tìm hiểu LDR ngân hàng là gì và công thức tính tỷ lệ LDR ngân hàng chi tiết nhất qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

12/05/2024

Nợ chú ý là gì? Nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Cách xóa nợ chú ý

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Nợ chú ý là gì? Nợ chú ý vay được ngân hàng nào? Cách xóa nợ chú ý

Nợ chú ý là một trong các thuật ngữ phổ biến khi thực hiện khoản vay tại tổ chức tín dụng. Cùng tìm hiểu nợ chú ý là gì, nợ chú ý vay được ngân hàng nào và cách xóa nợ chú ý qua bài viết sau của Tikop nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

11/05/2024

CSC là gì? Cách bảo vệ mã CSC khi sử dụng an toàn, hiệu quả nhất

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

CSC là gì? Cách bảo vệ mã CSC khi sử dụng an toàn, hiệu quả nhất

CSC là những mã số của các loại thẻ tín dụng để bảo mật. Vậy CSC là gì, cách bảo vệ mã CSC khi sử dụng an toàn, hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Tikop nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

11/05/2024

Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng các ngân hàng nhanh chóng, an toàn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng các ngân hàng nhanh chóng, an toàn

Thẻ tín dụng bạn không còn nhu cầu sử dụng thì bạn nên hủy để tránh phát sinh những phí không đáng có. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách hủy thẻ tín dụng các ngân hàng nhanh chóng, an toàn, cùng theo dõi nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

11/05/2024