Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Rủi ro là gì? Các loại rủi ro trên thị trường phổ biến hiện nay

Đóng góp bởi:

Nguyễn Thế Đông

Cập nhật:

05/03/2024

Rủi ro là thứ luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy rủi ro là gì và có những loại rủi ro nào trên thị trường hiện nay? Hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Rủi ro là gì?

1.1. Khái niệm về rủi ro

Rủi ro là những vấn đề tiêu cực không mong muốn xảy ra trong tương lai. Chúng ta thường không thể xác định được chính xác các rủi ro có thể xảy ra, diễn ra khi nào hay hậu quả mà rủi ro có thể mang lại.

Rủi ro là gì?

Rủi ro là gì?

1.2. Nguyên nhân rủi ro

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rủi ro, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. 

1.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan có thể xuất phát từ bản thân doanh nghiệp hoặc cá nhân trong quá trình lên kế hoạch hoặc thực hiện một điều gì đó. Những nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phục và giải quyết. Một số nguyên nhân chủ quan mà mọi người thường mắc phải như:

  • Thiếu kinh nghiệm và kiến thức: Đây là nguyên nhân vô cùng phổ biến đối với những người trẻ hay mới vào nghề. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi kinh nghiệm và kiến thức sẽ được tích lũy dần trong quá trình học tập và làm việc.

  • Thiếu tài nguyên: Một số dự án dự án thiếu ngân sách, nhân lực, trang thiết bị,... hoàn toàn có thể sinh ra các rủi ro không mong muốn.

  • Thiếu sự tập trung: Khi làm một điều gì đó thiếu sự tập trung có thể gây ra những sai số và gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

  • Không có kế hoạch rõ ràng: Việc lên một kế hoạch chung chung, không rõ ràng có thể khiến chúng ta bỏ sót nhiều chi tiết và không thể nhìn thấy những rủi ro có thể xảy ra.

  • Không có sự giám sát, kiểm tra thường xuyên: Những rủi ro thường có thể phát sinh trong quá trình làm việc, đầu tư hoặc thời điểm bất kỳ mà chúng ta không thể ngờ tới.

1.2.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan xuất phát từ các yếu tố bên ngoài và không thể can thiệp vào được. Chúng ta thường chỉ có thể tìm cách hạn chế hay phòng ngừa các nguyên nhân khách quan chứ không thể giải quyết nó hoàn toàn. Một số yếu tố phổ biến dẫn đến nguyên nhân khách quan như:

  • Yếu tố chính trị: Tình hình chính trị có thể ảnh hưởng đến các chính sách của nhà nước, bao gồm cả chính sách kinh tế. Do đó, những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra khi tình hình chính trị bất ổn.

  • Yếu tố kinh tế: Sự thay đổi của thị trường như lạm phát, suy thoái kinh tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thất nghiệp, giá cả nguyên vật liệu tăng cao,...

  • Yếu tố xã hội: Đặc trưng, xu hướng thói quen của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch và chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.

  • Yếu tố công nghệ: Các yếu tố về công nghệ như lỗi phần mềm, lỗi bảo trì,... có thể làm gián đoạn đến quá trình vận hành.

  • Yếu tố môi trường: Các thảm họa tự nhiên như thời tiết, bệnh dịch, cháy rừng,...

  • Yếu tố pháp luật: Sự thay đổi về quy định và pháp luật của nhà nước có thể ảnh hưởng đến kế hoạch của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như cá nhân.

Rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

1.3. Rủi ro tiếng Anh là gì?

Rủi ro trong tiếng Anh là Risk. Đây là thuật ngữ vô cùng phổ biến trong kinh doanh hay lĩnh vực tài chính.

Các loại rủi ro phổ biến hiện nay

2.1. Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh (Business risk) là những tình huống không may mắn xảy ra trong quá trình vận hành doanh nghiệp hoặc thực hiện dự án. Những rủi ro này có thể xảy ra ở các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Một số rủi ro phổ biến trong kinh doanh như:

  • Rủi ro về vốn

  • Rủi ro về thị trường

  • Rủi ro trong chiến lược phát triển

Ví dụ: Trong thời gian vận hành một cơ sở sản xuất, tình hình lạm phát tăng khiến cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng theo. Đây chính là rủi ro về vốn và doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền để không làm gián đoạn đến quá trình vận hành.

2.2. Rủi ro kinh tế

Rủi ro kinh tế (Economic risk) là những tình huống xấu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh. Một số rủi ro kinh tế như:

  • Rủi ro về chính sách tiền tệ: Sự biến động trên thị trường ngoại hối.

  • Rủi ro lạm phát: Sự tăng giảm đột ngột của giá trị đồng tiền.

Ví dụ: Trong thời gian vận hành một cơ sở sản xuất, tình hình lạm phát tăng khiến cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng theo. Đây chính là rủi ro về vốn và doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền để không làm gián đoạn đến quá trình vận hành.

2.3. Rủi ro môi trường

Rủi ro môi trường (Environmental risk) là những tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến cong người, động vật, thực vật hoặc môi trường sống tự nhiên. Những tác động xấu có thể là ô nhiễm môi trường, thời tiết, thiên tai,...

Ví dụ: Tình hình hạn hán kéo dài có thể gây ra cháy rừng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến con người mà còn tác động đến hệ sinh thái thực vật và môi trường sống của chúng.

2.4. Rủi ro xã hội

Rủi ro xã hội (Social risk) là những vấn đề xấu liên quan đến xã hội như giáo dục, văn hóa, cộng đồng,... Ví dụ, thất nghiệp là một trong những rủi ro xã hội phổ biến trên thế giới. Tình hình thất nghiệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và các dịch vụ trong xã hội.

2.5. Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính (Financial risk) là những rủi ro liên quan đến tài chính. Dễ hiểu hơn, đó là những vấn đề tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến tài sản của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Một số rủi ro liên quan đến tài chính như sau:

  • Rủi ro tín dụng: Thuật ngữ này được sử dụng khi bên đi vay không thể thanh toán đúng hạn cho bên cho vay.  

  • Rủi ro thanh khoản: Nguy cơ các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân không có khả năng chuyển đổi tài sản sang tiền mặt.

  • Rủi ro kiểm toán: Trường hợp kiểm toán viên sai phạm trong quá trình kê khai và làm báo cáo tài chính.

  • Rủi ro lãi suất: Sự thay đổi lãi suất trên thị trường tài chính. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân.

  • Rủi ro kiểm soát: Những sai sót của cá nhân hoặc tập thể chưa kịp khắc phục trong quá trình làm báo cáo tài chính.

Rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính

2.6. Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống (System risk) là những rủi ro gây ảnh hưởng trên phạm vi rộng, cụ thể là thị trường tài chính. Rủi ro này thường bị tác động các yếu tố vĩ mô và nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp và cá nhân.

Ví dụ: Khi lạm phát tăng, chính phủ sẽ phải tăng lãi suất. Điều này ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng, trong đó có cả doanh nghiệp và cá nhân.

2.7. Rủi ro đầu tư

Rủi ro đầu tư (Investment risk) là khả năng mất tiền khi thực hiện một khoản đầu tư, hay còn gọi là thua lỗ. Rủi ro này có thể xuất phát cả từ nguyên chủ quan và nguyên nhân khách quan. Một số rủi ro đầu tư phổ biến hiện nay như:

  • Rủi ro chứng khoán: Khả năng mất tiền trên thị trường chứng khoán. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro chứng khoán như sự biến động của thị trường, thiếu kinh nghiệm hoặc cập nhật các thông tin không chính xác,...

  • Rủi ro trái phiếu: Khả năng mất tiền khi đầu tư trái phiếu. Rủi ro này có thể xảy ra khi doanh nghiệp mà bạn lựa chọn đầu tư có hoạt động kinh doanh không tốt.

2.8. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường (Market risk) là những tác động xấu gây ảnh hưởng đến phần lớn hoặc toàn bộ thị trường. Rủi ro này thường xuất phát từ các yếu tố vĩ mô và không thể can thiệp vào. 

Ví dụ: Tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có thể khiến giá xăng dầu trên toàn thế giới tăng cao.

2.9. Rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng (hay còn gọi là rủi ro cố hữu) là những tình huống hay vấn đề xấu phát sinh mà chúng ta không thể lường trước được. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Rủi ro tiềm tàng chủ yếu xuất phát từ yếu tố bên trong doanh nghiệp, tuy nhiên, đôi khi các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến loại rủi ro này.

2.10. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị (Political risk) bao gồm những rủi ro bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị. Mức độ rủi ro chính trị sẽ tùy thuộc vào tình hình chính trị khác nhau tại mỗi quốc gia và khu vực.

Ví dụ: Lệnh cấm vận của Mỹ đối với một số nước khiến hoạt động giao thương và phát triển kinh tế của các nước đó bị ảnh hưởng nặng nề.

Rủi ro đầu tư

Rủi ro đầu tư

2.11. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức (Moral hazard) là những điều tiêu cực bị gây ra bởi các hành vi trái pháp luật và không minh bạch trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Lấy ví dụ, doanh nghiệp có những hành vi trốn thuế, hối lộ được coi là rủi ro đạo đức.

2.12. Rủi ro dự án

Rủi ro dự án (Project risk) là những sự cố không mong muốn trong quá trình thực hiện một dự án. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí và chất lượng dự án. Rủi ro dự án có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, kỹ thuật, con người,...

Ví dụ: Trong quá trình xây dựng một tòa nhà, chi phí cho nguyên vật liệu tăng cao hơn nhiều lần so với dự tính ban đầu bởi tình hình lạm phát. Điều này khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng và không thể bàn giao đúng hạn.

2.13. Rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia (Country risk) liên quan đến các hoạt động đầu tư vào một quốc gia khác, tuy nhiên, do tình hình chính trị hoặc kinh tế bất ổn, các giao dịch có thể bị dừng lại. Lấy ví dụ, khi đầu tư vào một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn so với đầu tư vào một quốc gia phát triển, có tình hình chính trị ổn định. Rủi ro này được gọi là rủi ro quốc gia.

2.14. Rủi ro sự kiện

Rủi ro sự kiện (Event risk) là những sự kiện không may xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Những rủi ro này có thể bao gồm các yếu tố như thay đổi trong chính sách và quy định pháp luật, các biến động về thị trường, thiên tai, khủng bố, và các sự kiện khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp lớn rơi vào tình trạng phá sản có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là các cổ đông và nhà đầu tư cá nhân. Đây được coi là rủi ro sự kiện. 

Rủi ro sự kiện

Rủi ro sự kiện

2.15. Rủi ro vỡ nợ

Rủi ro vỡ nợ (Default risk) xảy ra khi bên đi vay không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên cho vay. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoặc cá nhân cho vay sẽ là bên chịu rủi ro vỡ nợ.

Ví dụ: Doanh nghiệp A vay ngân hàng 100 triệu để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh không tốt dẫn đến phá sản nên doanh nghiệp A không đủ khả năng thanh toán số tiền đã vay. Lúc này, ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro vỡ nợ. 

2.16. Rủi ro lấy mẫu

Rủi ro lấy mẫu (Sampling risk) là một dạng rủi ro trong quá trình kiểm toán hoặc đánh giá tài chính, liên quan đến việc lấy mẫu dữ liệu để đưa ra kết luận về toàn bộ tập dữ liệu. Lấy ví dụ, khi thực hiện một quá trình lấy mẫu không đúng cách và sai quy trình, kết quả nhận được sẽ không chính xác.

2.17. Rủi ro danh tiếng

Rủi ro danh tiếng (Reputation risk) là những rủi ro không mong muốn xảy ra và gây ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Rủi ro danh tiếng có thể xuất phát từ chính những sai phạm của công ty hoặc từ những nhân viên, đối tác của công ty đó.

Ví dụ: Khi sản phẩm của một công ty có dấu hiệu sắp hết hạn nhưng vẫn được bày bán tại một số cửa hàng tạp hóa, siêu thị nhỏ lẻ. Sau khi bị phát hiện, người tiêu dùng lên tiếng đòi tẩy chay thương hiệu. Khi đó công ty sẽ phải chịu rủi ro danh tiếng.

Các loại rủi ro phổ biến

Các loại rủi ro phổ biến

Cách đánh giá mức độ rủi ro

Đánh giá mức độ rủi ro là quá trình đánh giá xác suất và mức độ thiệt hại mà các rủi ro có thể gây ra đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Điều này sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể đưa ra hướng giải quyết và giảm thiểu được tác hại mà rủi ro có thể mang lại. 

Để đánh giá mức độ rủi ro sẽ phải trải qua một vài bước như sau:

  • Xác định các loại rủi ro: Cần xác định chính xác các loại rủi ro mà tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đang hoặc có thể mắc phải.

  • Dự đoán mức độ rủi ro: Các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của rủi ro theo mức thang từ 1 - 5 (trong trường hợp rủi ro đó đã từng xảy ra rồi thì có thể dễ dàng hơn trong việc sắp xếp). Lưu ý, mức thang đánh giá sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. 

  • Xác định xác suất của rủi ro: Nếu rủi ro đó đã từng xảy ra thì xem xét bao lâu rủi ro đó xảy ra một lần (sắp xếp tần suất tăng dần từ 1 - 5). Nếu rủi ro đó chưa từng xảy ra với tổ chức hoặc doanh nghiệp thì nghiên cứu các đối thủ cùng ngành. Sau đó sắp xếp mức độ rủi ro và tần suất rủi ro đó có thể xảy ra.

  • Đánh giá mức độ rủi ro: Sau khi lập được bảng chúng ta sẽ có thang điểm từ 1 - 25. (1 - 4: Rất thấp, 5 - 8: Trung bình, 10 - 12: Cao, 15 - 25: Rất cao). Mức điểm càng cao thì ưu tiên giải quyết các rủi ro đó trước. 

 

Xác suất rất thấp (1)

Xác suất thấp (2) 

Xác suất trung bình (3)

Xác suất cao (4)

Xảy ra rất cao (5)

Rất thấp (1)

1

2

3

4

5

Thấp (2)

2

4

6

8

10

Bình thường (3)

3

6

9

12

15

Cao (4)

4

8

12

16

20

Rất cao (5) 

5

10

15

20

25

Hướng dẫn cách phòng tránh rủi ro

Hiện nay có nhiều cách khác nhau để phòng tránh các rủi ro tùy thuộc vào quy mô và điều kiện của mỗi tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Một số cách phòng tránh rủi ro như sau: 

  • Tăng cường quản lý và chất lượng nhân viên: Các rủi ro có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan. Do đó, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý và điều hành nhân sự của mình. Ngoài ra, những buổi đào tạo cho nhân viên sẽ giúp họ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

  • Áp dụng công nghệ vào giám sát: Việc áp dụng những công nghệ hiện đại có thể giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các vấn đề để kịp thời khắc phục. 

  • Mua bảo hiểm:  Đây là một phương pháp hiệu quả để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp phòng tránh rủi ro khác được các tổ chức hay doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là những phương pháp hạn chế các rủi ro chứ không thể giải quyết hoàn toàn.

Cách phòng tránh rủi ro

Cách phòng tránh rủi ro

Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Cách kiểm soát rủi ro?

Có nhiều cách khác nhau để kiểm soát rủi ro tùy thuộc vào mức độ rủi ro và quy mô của tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể kiểm soát các rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan. Đối với các nguyên nhân khách quan, các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân chỉ có thể hạn chế hoặc thích nghi theo sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.

5.2. Ví dụ về tình huống rủi ro trong kinh doanh?

Trong quá trình tung sản phẩm mới ra thị trường, người tiêu dùng phát hiện các lỗi trong sản phẩm khiến thương hiệu bị tẩy chay và lên án. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu nói chung và sản phẩm đó nói riêng. Trường hợp này được coi là rủi ro trong kinh doanh.

5.3. Có bao nhiêu loại rủi ro trong đầu tư?

Rủi ro đầu tư bao gồm 2 loại chính là rủi ro chứng khoán (rủi ro khi đầu tư trên thị trường chứng) và rủi ro trái phiếu (rủi ro khi đầu tư trái phiếu).

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về rủi ro là gì và các loại rủi ro phổ biến hiện nay. Hy vọng bạn đã có những góc nhìn mới về chủ đề này. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

CHỨNG CHỈ QUỸ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

CHỨNG KHOÁN

Nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu? So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Đầu tư là một trong những cách để tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Trong thị trường tài chính, có hai loại đầu tư phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu. Vậy

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/01/2024