Hotline (8h-22h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-22h): hotro@tikop.vn

7 Mô hình kinh doanh hiệu quả ở nông thôn - Cơ hội thành công cho doanh nghiệp

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

02/05/2023

Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều người lựa chọn ở lại gắn bó, phát triển quê hương. Do đặc thù xã hội tại nông thôn có những điểm khác biệt nên khi kinh doanh ở đây cần phải lưu ý. Cùng Tikop tìm hiểu 7 mô hình kinh doanh hiệu quả ở nông thôn để có thể làm giàu tại chính quê hương mình.

Tổng quan về đời sống và kinh tế ở nông thôn hiện nay

Đời sống kinh tế ở nông thôn hiện nay đã có những sự thay đổi lớn. Khoảng cách giữa các đô thị và nông thôn không còn quá khác biệt như trước đây. 

1.1 Tình hình kinh tế và đời sống ở nông thôn hiện nay

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giúp đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp hoá đất nước khiến cho nhiều nhà máy được xây dựng, người dân ở nông thôn có việc làm ổn định. Ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh, dịch vụ mọc lên, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhờ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu nhập và đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân đô thị, tăng 2,78 lần. Từ đó mà đời sống vật chất của họ ngày càng được nâng cao. 

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã từng bước hình thành các mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Các liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phát triển đa dạng, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và địa phương. Ngày càng nhiều mô hình kinh doanh có thể áp dụng tại nông thôn mà không còn bị hạn chế. 

tình hình phát triển kinh tế

1.2 Vì sao Kinh doanh ở nông thôn là một chủ đề quan trọng

Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư thực hiện hiện đại hoá việc canh tác, gieo trồng tại nông thôn. Việc làm nông không còn là việc làm toàn thời gian, khó khăn vất vả như trước. Kinh tế nông thôn cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lúc này nhu cầu về các dịch vụ phục vụ cuộc sống tại nông thôn tăng cao. 

Vậy nên, tại nông thôn ngày càng nhiều các cơ sở kinh doanh phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu đó. Kinh doanh có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào có nhu cầu. Vậy nên nông thôn là một thị trường rất tiềm năng. Xã hội thì không ngừng phát triển, phải có sự đóng góp của việc kinh doanh thì nông thôn mới phát triển mạnh mẽ hơn nữa. 

Kinh doanh tại nông thôn là một hướng đi cho những người dân nơi đây phát triển kinh tế, tạo ra nguồn thu nhập cho mình và gia đình. Bên cạnh các nhà máy, những cơ sở kinh doanh thúc đẩy tiêu dùng, phát triển kinh tế, xã hội. 

Top 7 cơ hội kinh doanh ở nông thôn

Nông thôn có những đặc điểm kinh tế, xã hội riêng biệt mà bạn có thể khai thác. Chọn đúng lĩnh vực kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn thành công kinh doanh ở nông thôn. Dưới đây là 7 cơ hội kinh doanh hiệu quả tại nông thôn. 

2.1 Mô hình trồng rau củ quả sạch

Mô hình trồng rau củ quả sạch là một trong những mô hình nông nghiệp cực kỳ phổ biến, mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Với “tín hiệu” nhức nhối từ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm gần đây, đi kèm mức sống cao, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch có dấu hiệu gia tăng đáng kể, đặc biệt là mặt hàng rau củ quả.

mô hình trồng rau cải tiến

2.2 Mô hình chăn nuôi đạt chuẩn

Mô hình chăn nuôi đạt chuẩn rất tiềm năng do lợi thế từ quỹ đất, khí hậu, môi trường,... Đặc biệt, ngày nay, nhiều công nghệ chăn nuôi hiện đại mới ra đời, ngành chăn nuôi phát triển vượt bậc, mô hình chăn nuôi đạt chuẩn không quá khó khăn. Với lượng cầu quá, dư dả và không bao giờ có dấu hiệu suy giảm, đây là một mô hình tốt cho bạn tập trung phát triển và gặt hái lợi nhuận nhanh chóng.

mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp

2.3 Trồng cây cảnh, cây phong thủy

Trồng cây cảnh, cây phong thủy là một trong những cách làm giàu ở nông thôn cực kỳ phổ biến. Ở các vùng nông thôn đất rộng, đất màu mỡ, người dân có nhiều kinh nghiệm, họ thường trồng nhiều loại cây phong thủy như kim ngân, phát tài, lan ý, thiết mộc lan,…để tiện chăm sóc, dễ sống, dễ trồng, mà nguồn cung lại tương đối lớn.

vườn trồng cây cảnh phong thủy

2.4 Buôn bán đặc sản địa phương

Buôn bán đặc sản địa phương vừa mang lợi ích kinh tế vừa mang giá trị văn hoá. Trải khắp chiều dài đất nước, đâu đâu cũng có những món đặc sản địa phương, cũng có sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang dấu ấn vùng miền độc đáo và đảm bảo chất lượng. Quảng bá, giới thiệu, phát triển những sản vật của quê hương mình đến thị trường trong nước và quốc tế là một trong lựa chọn hiệu quả và phù hợp.

bánh cốm đặc sản địa phương

2.5 Trồng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái 

Trồng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái tích hợp sản xuất kết hợp tham quan du lịch. Về mặt kinh tế, người làm chủ sẽ nhận được 2 nguồn thu chính từ việc kinh doanh sản xuất và bán sản phẩm, thứ hai là từ việc thu hút tham quan du lịch. Khách hàng được trải nghiệm mô hình du lịch mới lạ, khách hàng sẽ đến nhiều hơn, từ đó gia tăng doanh thu, hút thêm khách du lịch mở rộng tiềm năng về ngành du lịch của Việt Nam. 

du lịch sinh thái miền sông nước

2.6 Xưởng chế biến nông sản

Xưởng chế biến nông sản trở nên ngày càng phổ biến do thị trường Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu của các nước Châu Âu về việc xuất khẩu nông sản. Mô hình kinh doanh này vô cùng tiềm nay do nhu cầu lớn cả trong và ngoài nước.

công nhân trong xưởng chế biến dứa nông sản

2.7 Sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ

Sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ cũng là một mô hình kinh doanh rất phù hợp. Những đồ thủ công mỹ nghệ luôn được đánh giá cao trên thị trường bởi tính thẩm mỹ, vẻ đẹp độc đáo. Đồ thủ công mỹ nghệ hiện nay cũng được xuất khẩu ra nước ngoài, mô hình này còn giúp người dân có thêm việc làm. Đồng thời, điều này còn giúp giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương. 

sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan

Những bước cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh ở nông thôn

Để kinh doanh ở bất cứ đâu, đặc biệt là ở nông thôn, bạn cần có những nghiên cứu, vạch ra bước đi rõ ràng trước khi bắt đầu. Điều này sẽ giúp bạn luôn chủ động và phòng tránh được rủi ro khi kinh doanh. 

3.1 Tìm hiểu thị trường và phân tích nhu cầu của khách hàng

Theo nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam, vùng nông thôn đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kết quả cho thấy, năm 2017, mức tăng trưởng ở khu vực nông thôn đạt 12,4%, đóng góp 51% vào tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh toàn quốc. (Nguồn tham khảo: hanoimoi.com.vn)

Muốn kinh doanh tại vùng nông thôn, bạn cần đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Đầu tiên, bạn phải có sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, khẩu vị, thói quen người tiêu dùng. Chính sách định giá cần phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả của người dân. Sau khi có những tìm hiểu kỹ càng về thị trường thì mới có những chính sách kinh doanh phù hợp. 

3.2 Lập kế hoạch kinh doanh và quản lý tài chính hiệu quả

Sau khi có những dữ liệu nhất định về thị trường, bạn cần lập nên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Bạn sẽ làm gì và thực hiện nó bằng những bước như thế nào là điều bạn cần xác định. Sau đoa, bạn cần cân đối nguồn vốn và lập kế hoạch tài chính. Bạn cần xác định những khoản chi cần thiết, dự trù ngân sách để quản lý tài chính hiệu quả. 

Điều này giúp bạn có thể chi tiêu phù hợp, không bị lãng phí vốn ban đầu. Tối ưu chi phí luôn là điều mà người kinh doanh nào cũng cần cố gắng thực hiện. Khi bạn quản lý tài chính của mình có hiệu quả, số vốn bỏ ra sẽ là tối thiểu, đầu tư đúng nơi, đúng chỗ. Nếu bạn không có kế hoạch kinh doanh và quản lý tài chính, việc kinh doanh của bạn sẽ dễ bị mất phương hướng. Việc này có thể dẫn đến việc thất bại nhanh chóng. 

kế hoạch kinh doanh

3.3 Tìm kiếm nguồn vốn và xây dựng mối quan hệ đối tác

Kinh doanh ở nông thôn tùy vào mô hình kinh doanh mà sẽ có số vốn khác nhau. Nếu bạn không có sẵn đủ số vốn này, bạn có thể tìm kiếm nguồn vốn bằng cách kêu gọi người tham gia cùng kinh doanh. Bên cạnh bổ sung thêm nguồn vốn, người kinh doanh sẽ cùng bạn lập kế hoạch và giám sát cho việc kinh doanh theo đúng hướng.

“Buôn có bạn, bán có phường” nên bạn cần xây dựng nên những mối quan hệ với đối tác kinh doanh. Một mối quan hệ tốt với đối tác sẽ bổ sung nhiều lợi ích về các nguồn tiềm lực, chuyên môn. Ngược lại, mối quan hệ không tốt sẽ khiến bạn mất thời gian, tiền bạc và gặp nhiều rủi ro.

Duy trì quan hệ đối tác hiệu quả là điều quan trọng để đảm bảo rằng mục tiêu luôn đi đúng hướng. Gây dựng được lòng tin của đối tác là bước đầu của việc kinh doanh thành công.

3.4 Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm/dịch vụ

Đặc điểm tại khu vực nông thôn là họ ưa chuộng những sản phẩm của thương hiệu uy tín. Vậy nên, bạn phải luôn lấy việc xây dựng uy tín đặt lên hàng đầu. Tuy nông thôn đã phát triển vượt bậc về các loại hình quảng bá sản phẩm, nhưng vân hóa làng xã vẫn còn tồn tại và có hiệu quả tốt.

Khi bạn đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, việc quảng bá sẽ hết sức dễ dàng bằng cách truyền tai nhau của người dân. 

Quảng bá tại nông thôn có thể áp dụng các phương pháp công nghệ như ở thành phố. Tuy nhiên việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ không cần chiếm tỉ trọng quá lớn. Khi bạn đã xây dựng được thương hiệu uy tín, có chỗ đứng ở khu vực, việc quảng bá sẽ trở thành “tiếng lành đồn xa”. 

 Những lưu ý khi kinh doanh ở nông thôn

Khi làm kinh doanh luôn có những khó khăn nhất định. Kinh doanh ở nông thôn cũng có những gian nan, những lưu ý dưới đây giúp bạn giảm bớt thách thức ở thị trường nông thôn. 

4.1 Khắc phục những thách thức và khó khăn trong kinh doanh ở nông thôn

Mặc dù ở nông thôn đã phát triển hơn nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Tại nhiều nơi vẫn còn những quan niệm cũ, khó thay đổi, nhiều người còn e ngại với những cơ sở, mặt hàng mới. Nông thôn có khoảng cách xa xôi với thành phố, những đầu mối cung cấp nên chi phí vận hành sẽ cao hơn. 

Ngoài ra, tại nông thôn còn rất nhiều những khó khăn khác như mật độ dân số không đồng đều, khó tiếp cận với nhiều nguồn vốn chính thức,... Khả năng liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế theo ngành và khu vực ở nông thôn còn nhiều hạn chế.

Vậy nên, trước khi kinh doanh tại đây, bạn cần nắm rõ những thách thức này để có cho mình những phương án phù hợp. 

theo dõi báo cáo để nắm được tình hình khó khăn

4.2 Sử dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tại nông thôn, chưa có nhiều máy móc, công nghệ hiện đại được áp dụng. Công nghệ đã dần xuất hiện nhưng còn nhỏ lẻ, manh mún chưa được sử dụng đại trà. Để nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bạn nên áp dụng các công nghệ cao trong sản xuất. 

Điều này giúp cho việc kinh doanh trở nên hiện đại hơn, tự động hóa và dễ kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ còn giúp bạn giảm chi phí nhân công, giải phóng sức lao động, sản xuất có hiệu quả, đồng đều chất lượng. Đây cũng là xu hướng chung để có thể hội nhập với thế giới. 

4.3 Tạo ra các sản phẩm độc đáo và chất lượng để thu hút khách hàng

Có rất nhiều cách để thu hút khách hàng, nhưng chất lượng sản phẩm là điều đơn giản và giữ chân khách hàng lâu nhất. Những sản phẩm độc đáo sẽ tạo nên tính mới lạ, tò mò muốn trải nghiệm cho người tiêu dùng. Sản phẩm mới lạ, chất lượng tốt sẽ tự nhiên trở thành một thị trường ngách đem đến hiệu quả không ngờ. 

Bạn phải luôn tâm niệm rằng, chất lượng của sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu. Chỉ cần một sai sót nhỏ, một lần suy giảm chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của thương hiệu. Điều này sẽ dẫn đến sự quay lưng của khách hàng, khiến sản phẩm, mô hình kinh doanh của bạn trượt dài trên con đường thất bại. 

4.4 Tích cực tham gia vào các chương trình và hoạt động của cộng đồng

Các hoạt động cộng đồng có thể trở thành nơi quảng bá thương hiệu của bạn rất hiệu quả. Có trách nhiệm với cộng đồng sẽ tạo nên thiện cảm của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn. Uy tín của bạn với cộng đồng sẽ được nâng cao, lúc này nhiều người tiêu dùng sẽ tìm đến thương hiệu quả bạn. Điều này cũng sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt, người ta sẽ “ca ngợi” các chương trình hỗ trợ cộng đồng của bạn, tạo nên “brand love” một cách tự nhiên. 

tham gia hoạt động vì cộng đồng

Kết luận

Kinh doanh ở nông thôn là một vùng đất mới chưa được khai phá, đầy tiềm năng. Tại đây có rất nhiều mô hình có thể kinh doanh nhằm xây dựng sự nghiệp và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, vùng đất này cũng có rất nhiều trở ngại, khó khăn nhưng không phải không thể đạt được thành công. Hiểu rõ thị trường và người tiêu dùng, có kế hoạch đúng đắn sẽ đưa bạn đến con đường kinh doanh bền vững tại nông thôn. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về việc kinh doanh ở nông thôn. Mong rằng bạn đã rút ra được cho mình những thông tin hữu ích nhất. Theo dõi Tikop để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Nguồn tham khảo

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

BÀI HỌC TÀI CHÍNH

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

Tikop

24/03/2023

Các thói quen khiến bạn 'nghèo vẫn hoàn nghèo

TÂM SỰ VÀ CHIA SẺ

Các thói quen khiến bạn 'nghèo vẫn hoàn nghèo

Tikop

24/03/2023

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Những ý tưởng đầu tư độc đáo của giới trẻ thành công hiện nay

Tikop

24/03/2023

2023 - năm của xu hướng đầu tư tài chính cá nhân online

TÂM SỰ VÀ CHIA SẺ

2023 - năm của xu hướng đầu tư tài chính cá nhân online

Tikop

24/03/2023