Vốn đầu tư là gì?
Khái niệm vốn đầu tư
Theo khoản 13, Điều 3, Luật đầu tư 2020, vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Dễ hiểu hơn, đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp hoặc cá nhân chi ra để thực hiện một dự án hay hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, có hai loại vốn đầu tư phổ biến là vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI).
Vốn đầu tư là tổng số tiền mà doanh nghiệp hoặc cá nhân chi cho một dự án
Ví dụ về vốn đầu tư
Anh A dự định mở một nhà hàng chuyên về đồ Trung. Hiện tại, anh A đang giữ 500 triệu VNĐ tiền mặt, 1 tỷ VNĐ nếu rút tiền gửi tiết kiệm gửi từ ngân hàng. Ngoài ra, anh A cũng dự định bán một mảnh đất của mình với giá 3 tỷ VNĐ. Như vậy, vốn đầu tư mà anh A định đầu tư cho nhà hàng của mình là 4 tỷ 500 triệu VNĐ.
Vốn đầu tư tiếng Anh là gì?
Vốn đầu tư trong tiếng Anh là Capital Investment.
Phân loại vốn đầu tư
Để xác định tổng vốn đầu tư, ta cần phân loại vốn đầu tư thành 2 nhóm:
Theo nguồn vốn
Vốn đầu tư có thể là vốn vay hoặc vốn góp.
Đối với vốn vay, chủ đầu tư sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là vay theo thời gian dài hạn, ngắn hạn hoặc trung hạn. Lãi suất phải trả sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay.
Đối với vốn góp, các nhà đầu tư sẽ góp tiền mặt hoặc tài sản. Lợi nhuận của công ty hoặc dự án sẽ được chia cho các nhà đầu tư. Ngược lại, nếu chẳng may lợi nhuận âm thì nhà đầu tư phải chấp nhận mất trắng số tiền mà mình đã góp.
Theo hình thức vốn
Hình thức vốn có thể là tiền mặt (Việt Nam, ngoại tệ) hoặc tài sản bằng hiện vật. Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm số vốn để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Cụ thể, vốn đầu tư của một dự án có thể bao gồm chi phí cố định, vốn lưu động ban đầu.
Chi phí cố định: Mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện,...
Vốn lưu động ban đầu: bao gồm các chi phi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính.
Tổng vốn đầu tư có thể được tính theo nguồn vốn hoặc hình thức vốn
Công thức tính tổng vốn đầu tư một dự án
Tổng vốn đầu tư một dự án được xác định dựa trên các loại chi phí mà một dự án phải chịu. Mỗi dự án sẽ bao gồm các loại chi phí khác nhau, vì thế chúng ta không có không có một công thức cụ thể nào khi tính tổng vốn đầu tư.
Ví dụ, đối với một dự án đầu tư xây dựng, công thức tính vốn đầu tư được xác định như sau:
V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó:
V: Tổng vốn đầu tư
GXD: Chi phí xây dựng
GTB, TĐC: Chi phí thiết bị
GQLDA: Chi phí quản lý dự án
GTV: Chi phí tư vấn
GK: Chi phí khác
GDP: Chi phí dự phòng
Đặc điểm của vốn đầu tư
Hiện nay, thuật ngữ “vốn đầu tư” được sử dụng phổ biến với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Vốn đầu tư có thể mang một số đặc điểm sau:
Một dự án được thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận. Vốn đầu tư càng lớn đồng nghĩa với cơ hội thu về lợi nhuận càng cao.
Các doanh nghiệp hoặc cá nhân đầu tư cần góp đủ số vốn tối thiểu của vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để có quyền sở hữu một phần hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty mà mình góp vốn đầu tư.
Các quốc gia đang cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI để thúc đẩy nền kinh tế.
Số tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp và nhà đầu tư góp vốn sẽ tỷ lệ thuận với quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư. Ngược lại, rủi ro phải chịu cũng tỷ lệ thuận với số tiền hoặc tài sản mà nhà đầu tư góp vốn.
Lợi tức sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty hoặc dự án mà mình góp vốn. Tuy nhiên, đây chỉ là lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được mà chưa bao gồm lợi ích.
Việc góp vốn hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Do đó, nhà đầu tư sẽ phải tự chịu trách nhiệm với kết quả của hoạt động góp vốn.
Đặc điểm của vốn đầu tư
Ưu và nhược điểm khi góp vốn đầu tư
Ưu điểm
Một số ưu điểm khi góp vốn đầu tư:
Vốn đầu tư có thể giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động kinh doanh. Từ đó, lợi nhuận có thể nhiều hơn tùy thuộc tổng vốn đầu tư của dự án.
Chủ đầu tư có thể lựa chọn góp vào vốn đầu tư một phần của vốn điều lệ hoặc toàn bộ vốn điều lệ. Lưu ý, số tiền mà chủ đầu tư đóng góp chưa bao gồm vốn đầu tư từ việc huy động vốn bên ngoài.
Nhược điểm
Một số nhược điểm khi góp vốn đầu tư:
Mọi hoạt động kinh doanh và đầu tư đều ẩn chứa các rủi ro. Bởi vậy, việc góp vốn đầu tư không đảm bảo khả năng sinh lời trong tương lai.
Quyết định góp vốn đầu tư cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả vi mô và vĩ mô. Việc thiếu kiến thức và đưa ra các quyết định vội vã có thể khiến nhà đầu tư phải đối mặt với nguy cơ “mất trắng”.
Vốn đầu tư càng lớn, cơ hội về lợi nhuận càng cao
Phân biệt vốn đầu tư và vốn điều lệ
Vốn đầu tư và vốn điều lệ là hai khái niệm có thể gây nhầm lẫn với nhiều người. Thực chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vốn điều lệ cũng được coi như là vốn đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp FDI mới thành lập, số vốn góp tối thiểu phải bằng vốn điều lệ gần nhất của doanh nghiệp được ghi trên giấy tờ. Trong trường hợp này, vốn điều lệ của doanh nghiệp cũng được coi là vốn đầu tư.
Trường hợp vốn đầu tư không phải vốn điều lệ khi vốn đầu tư bao gồm cả nguồn góp vốn bởi các nhà đầu tư khác trên thị trường. Thông thường, quá trình này được các chủ đầu tư thực hiện và được gọi là huy động vốn.
Phân biệt vốn đầu tư và vốn điều lệ
Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư hiệu quả
Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khi sử dụng vốn đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
Doanh nghiệp cần nắm được được nguồn lực tài chính và tổng vốn đầu tư của dự án. Từ đó, quá trình huy động vốn sẽ dựa trên số tiền còn thiếu phải chi cho dự án. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế các rủi ro trong tương lai.
Doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết về việc sử dụng vốn đầu tư. Cụ thể như việc khoản tiền này sẽ sử dụng cho mục đích gì hay tại sao lại chi số tiền này cho việc này. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn về số tiền mà mình đã góp vốn.
Các dự án cần được đánh giá một cách kỹ càng trước khi chi tiền bởi nguồn lực tài chính không phải vô hạn.
Dự án cần được theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện hay khắc phục các rủi ro có thể xảy đến. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản trị rủi ro một cách cụ thể.
Đội ngũ quản lý là người quyết định chính đến toàn bộ dự án. Do đó, năng lực của quản lý cần được đảm bảo để dự án có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với cá nhân
Các chủ đầu tư cá nhân cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng vốn đầu tư:
Các quyết định đầu tư được đưa ra phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, các chủ đầu tư cá nhân cần trang bị đủ kiến thức để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Với mỗi quyết định kinh doanh cần nghiên cứu và phân tích kỹ thị trường. Nếu cảm thấy không an toàn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Theo dõi dự án thường xuyên để nắm được tình hình. Nếu cảm thấy bất thường, cần điều chỉnh phù hợp để tránh mất tiền không đáng có.
Kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư hiệu quả
Kinh nghiệm tăng vốn đầu tư cá nhân hiệu quả
Một số kinh nghiệm gia tăng vốn đầu tư cho cá nhân:
Đa dạng danh mục giúp nhà đầu có thể hạn chế rủi ro và tối ưu lợi nhuận từ nhiều nguồn khác nhau.
Nhà đầu tư có thể đa dạng nguồn thu nhập bằng các hình thúc đầu tư để gia tăng tài sản cá nhân. Ví dụ như đầu tư chứng khoán hay crypto. Tuy nhiên, các hình thức này cần sự hiểu biết sâu và khả năng phân tích thị trường. Ngoài ra, rủi ro cũng là điều mà những người chơi chứng khoán phải chuẩn bị sẵn tinh thần.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính thông minh giúp kiểm soát tài chính và tránh chi tiêu lãng phí.
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một trong những phương pháp bùng nổ gần đây. Điều này giúp tạo dựng niềm tin và có thể xây dựng mối quan hệ với nhiều khách hàng. Ngoài ra, cá nhân có thể kiếm thêm thu nhập bên ngoài từ việc xây dựng hình ảnh của mình.
Bên cạnh hình thức gửi ngân hàng, gửi tiết kệm tích lũy là một trong những hình thức phổ biến để gia tăng tài sản. Ví dụ như Tikop, các nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của mình để gia tăng vốn đầu tư cho các dự án của mình.
>> Xem thêm Top 11 kênh đầu tư tài chính online phổ biến nhất 2023
Ứng dụng tích lũy linh hoạt
Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư hiệu quả cho doanh nghiệp
Một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Chuẩn bị giấy tờ pháp lý đầy đủ
Xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư
Chứng minh bằng năng lực thực tế
Xây dựng hình ảnh trên các trang mạng xã hội
Đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng
Câu hỏi thường gặp
Tổng vốn đầu tư là gì?
Tổng vốn đầu tư là tất cả tài sản và tiền mặt được pháp luật cho phép để thực hiện dự án. Tổng vốn đầu tư có thể chỉ là của doanh nghiệp hoặc huy động thêm từ bên ngoài.
Kêu gọi vốn đầu tư là gì?
Kêu gọi vốn đầu tư hay còn gọi là huy động vốn là hoạt động gia tăng vốn đầu tư bằng việc cho phép góp vốn từ nhiều nguồn khác nhau.
Giải ngân vốn đầu tư công là gì?
Giải ngân vốn đầu tư công là quá trình nhà nước chi tiền để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế và xã hội như hệ thống giao thông, trường học,...
Giấy rút vốn đầu tư là gì?
Giấy rút vốn đầu tư là chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (gọi chung là chủ đầu tư) lập, gửi đến Kho bạc nhà nước để rút vốn đầu tư (bao gồm cả vốn chương trình Mục tiêu có tính chất đầu tư và vốn đầu tư khác).
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư là gì?
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hay còn gọi là Return on Investment (ROI) là tỷ lệ lợi nhuận thu được dựa trên số tiền hoặc tài sản đã góp vốn.
Trên đây là tổng hợp kiến thức cơ bản về vốn đầu tư là gì và kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư cho cá nhân và doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp giá trị hữu ích cho bạn. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính nhé!