Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Vốn FDI là gì? Đặc điểm, ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến đầu tư

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

18/01/2024

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quan trọng, đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Trong bài viết hôm nay, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu vốn FDI là gì cùng những đặc điểm, ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến đầu tư.

Vốn FDI là gì?

Khái niệm vốn FDI

FDI (Foreign Direct Investment) là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tham gia dưới dạng thành viên hoặc cổ đông. Doanh nghiệp FDI được định nghĩa là doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Vốn FDI đơn giản là số tiền mà các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân từ nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một quốc gia khác thông qua các phương thức như mua cổ phần, thành lập công ty con, liên doanh, hoặc mở chi nhánh. FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia đón nhận.

FDI có thể là nguồn vốn quan trọng cho cả hai quốc gia liên quan

FDI có thể là nguồn vốn quan trọng cho cả hai quốc gia liên quan

Đặc điểm của nguồn vốn FDI

Vốn FDI có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.
  • Thu nhập từ vốn FDI là thu nhập kinh doanh, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư, không phải lợi tức.
  • Các nhà đầu tư nước ngoài cần tuân theo quy định về việc đóng góp vốn trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định, và chịu trách nhiệm về quyền lợi, nghĩa vụ, lợi nhuận và rủi ro.
  • Nhà đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực và hình thức đầu tư, và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.
  • Các quốc gia tiếp nhận FDI cần có hệ thống pháp lý rõ ràng và chính sách thu hút vốn FDI để thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • FDI thường đi kèm với chuyển giao công nghệ hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao năng suất làm việc và đơn giản hóa việc thực hiện các dự án.

>>Xem thêm: Bí quyết đầu tư dài hạn thành công cho các nhà đầu tư mới

Đặc điểm doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là hình thức doanh nghiệp quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế của các quốc gia. Hiện nay, tại Việt Nam có hai dạng doanh nghiệp FDI :

  • Doanh nghiệp có nguồn vốn nước ngoài 100%.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và ngoài nước.

Các doanh nghiệp FDI có thể được thành lập dưới nhiều hình thức, bao gồm công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc công ty TNHH. Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp FDI là hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam và mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.

Doanh nghiệp FDI có những đặc điểm quan trọng như sở hữu và quản lý bởi nhà đầu tư từ nước ngoài, thường là các tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho vốn đầu tư từ quốc gia khác. Doanh nghiệp này sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài để thực hiện các hoạt động kinh doanh và mục tiêu phát triển. Đặc biệt, doanh nghiệp FDI thường tham gia vào hoạt động kinh doanh đa quốc gia, tạo ra liên kết và hợp tác quốc tế. 

Ngoài ra, doanh nghiệp FDI mang theo công nghệ, quy trình sản xuất và kiến thức quản lý tiên tiến từ quốc gia đầu tư vào quốc gia tiếp nhận vốn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm và cải thiện hạ tầng kinh tế xã hội của quốc gia nhận vốn.

>>Xem thêm: Nền kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế - phát triển kinh tế toàn cầu

Doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế - phát triển kinh tế toàn cầu

Ví dụ về vốn FDI ở Việt Nam

Một số ví dụ về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam:

  • Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam: Sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao và cung cấp dịch vụ sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử.
  • Công ty cổ phần hữu hạn Vedan - Vietnam: Sản xuất tinh bột, mì chính, sản phẩm sinh học, xút, axit.
  • Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam/Nhà máy sản xuất, nhuộm sợi và chỉ Han Sung: Sản xuất, nhuộm các loại chỉ, sợi và sản xuất phụ kiện, vật liệu ngành dệt may.
  • Công ty  TNHH Nước giải khát Suntory Pepsi Vietnam: Sản xuất các loại nước giải khát và nuocws tinh khiết.
  • Công ty TNHH Semapo Vina/Dự án nhà máy Semapo Vina: Sản xuất các loại sợi, chỉ.
  • Công ty TNHH dự án Hồ Tràm: Xây dựng và kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, khu khách sạn và vui chơi có thưởng.

>>Xem thêm: Lợi nhuận giữ lại là gì? Ý nghĩa, cách tính lợi nhuận giữ lại có ví dụ

Những doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Những doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của đất nước

Các quy định về vốn FDI tại Việt Nam

Quy định về vốn FDI tại Việt Nam có những điểm quan trọng sau:

  • Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài và các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
  • Vốn đầu tư có thể bao gồm tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất và được tính bằng ngoại tệ.
  • Các chủ đầu tư nước ngoài cần đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để có quyền tham gia điều phối và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài quy định rằng phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.
  • Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh được phân chia dựa trên tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

Những quy định này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và quản lý doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

>>Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm, vai trò phổ biến hiện nay

Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư

Ưu điểm của FDI

Vốn FDI mang lại khá nhiều ưu điểm như:

  • Tận dụng nguồn lao động và tài nguyên trong nước để sản xuất, tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn.
  • Tăng quy mô sản xuất, giảm chi phí, tạo giá thành phù hợp và tăng cơ hội tiếp cận hàng hóa cho người dân.
  • Giảm thuế và hàng rào thương mại, tăng nguồn vốn và thu ngân sách.
  • Phân bổ nguồn vốn từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.
  • Học hỏi kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật hiện đại và chuyển giao công nghệ sản xuất.
  • Tạo ra mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các quốc gia.

Nhược điểm của FDI

Bên cạnh đó cũng vốn FDI cũng có những nhược điểm:

  • Mất nguồn vốn do chuyển dòng tiền qua các nước nhận đầu tư.
  • Tăng thất nghiệp ở nước đầu tư do FDI chuyển đến các quốc gia có chi phí lao động thấp.
  • Thay đổi chính sách tại nước nhận đầu tư để thu hút FDI có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước.
  • Phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI có thể làm nước nhận đầu tư mất độc lập.
  • Đánh đổi môi trường tự nhiên để đổi lấy lợi ích kinh tế.

>>Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính và thủ tục mới nhất 2023

Vốn FDI có nhiều tác động đến nền kinh tế

Vốn FDI có nhiều tác động đến nền kinh tế

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI

Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những nhà đầu tư là nhà đầu tư nước ngoài như đã được định nghĩa ở trên, tham gia vào việc thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn cho doanh nghiệp đó.

Không kinh doanh ngành nghề bị cấm

Theo Luật Đầu tư 2020, doanh nghiệp FDI không được kinh doanh trong những ngành nghề bị cấm, bao gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư ngoại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Khi hoàn thành bước này, doanh nghiệp sẽ được coi là một doanh nghiệp FDI và sẽ được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI. Vì vậy, điều kiện quan trọng nhất để trở thành một doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

>>Xem thêm: 7 Mô hình kinh doanh hiệu quả ở nông thôn - Cơ hội thành công cho doanh nghiệp

FDI đóng góp vào sự phát triển công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam

FDI đóng góp vào sự phát triển công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam

Phân loại nguồn vốn đầu tư FDI

Theo hình thức xâm nhập

Theo hình thức xâm nhập, nguồn vốn đầu tư FDI được phân loại như sau:

  • Đầu tư mới (New Investment): Đây là khi một doanh nghiệp đầu tư để xây dựng toàn bộ cơ sở sản xuất hoặc cơ sở quảng bá, hành chính mới để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.
  • Mua lại (Acquisitions): Đây là khi một doanh nghiệp đầu tư hoặc mua lại xưởng sản xuất hoặc đơn vị đang hoạt động kinh doanh.
  • Sáp nhập (Merge): Đây là một hình thức đặc biệt theo hình thức mua lại. Trong đó, hai bên sẽ chung vốn để thành lập nên một công ty mới và lớn mạnh hơn. Thường thì cách thức này do các đơn vị có cùng quy mô hợp tác vì có thể dễ dàng hợp nhất các hoạt động kinh doanh và sản xuất trên cơ sở cân bằng tương đối.

Theo hình thức pháp lý

Theo hình thức pháp lý, nguồn vốn đầu tư FDI có thể được phân loại theo

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên đầu tư kinh doanh, trong đó có quy định rõ ràng về trách nhiệm và tỷ lệ phân chia lợi nhuận của từng bên mà không cần phải thành lập pháp nhân mới. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức do hai hoặc nhiều bên hợp tác ký kết để thành lập doanh nghiệp tại nước sở tại, theo văn bản hợp đồng liên doanh. Trong một số trường hợp đặc biệt, hình thức này còn là Hiệp định ký kết giữa các quốc gia.
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn bởi nhà đầu tư nước ngoài và được thành lập tại quốc gia nhận đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ điều hành quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.
  • BOT (Build - Operate - Transfer): Hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng mà nhà nước nhận đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước. Sau đó, các nhà đầu tư tư nhân sẽ vận hành và khai thác một thời gian, trước khi chuyển giao lại. Bên cạnh BOT, có 2 hình thức khác tương tự là BT, BTO. Tùy vào từng công trình và mục đích của nhà nước sẽ đưa ra loại hình phù hợp.

>>Xem thêm: Hợp đồng kinh tế là gì? Đặc điểm và nội dung trên hợp đồng kinh tế

Theo định hướng của nước nhận đầu tư

Theo định hướng của nước nhận đầu tư, FDI được phân loại như sau:

  • FDI thay thế nhập khẩu: Đây là hình thức doanh nghiệp FDI sản xuất và cung cấp các sản phẩm mà trước đây nước nhận đầu tư phải nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này bao gồm các rào cản thương mại, thị trường hoặc chi phí đầu tư vận tải.
  • FDI tăng cường xuất khẩu: Hình thức FDI này nhằm đến thị trường xuất khẩu rộng lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến loại hình này bao gồm khả năng cung ứng đầu vào như giá mua nguyên vật liệu hoặc giá bán thành phẩm.
  • FDI theo các định hướng của chính phủ: Trong một số trường hợp, chính phủ của một quốc gia có thể thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư nhằm điều chỉnh dòng vốn đầu tư vào nước, nhằm giúp giải quyết các vấn đề như tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.

Vốn FDI góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và công nghiệp của các quốc gia tiếp nhận vốn

Vốn FDI góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và công nghiệp của các quốc gia tiếp nhận vốn

Phân biệt FDI và FPI chi tiết

Dưới đây là bảng phân biệt FDI và FPI chi  tiết để bạn có thể tham khảo:

Đặc điểmFDI (Foreign Direct Investment)FPI (Foreign Portfolio Investment)
Định nghĩaĐầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp nước ngoài với mục tiêu kiểm soát và quản lý.Đầu tư vào tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu mà không cần kiểm soát doanh nghiệp.
Mức độ kiểm soátCó mức độ kiểm soát cao trong doanh nghiệp đầu tư, thậm chí có thể sở hữu toàn bộ.Không kiểm soát quản lý doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận từ các loại tài sản.
Thời hạn đầu tưThường là đầu tư dài hạn với cam kết và liên kết lâu dài. Tính chất dài hạn, thường kéo dài nhiều năm.Có thể thực hiện giao dịch ngắn hạn, linh hoạt và có thể rút vốn nhanh chóng. Tính chất ngắn hạn, thường dưới 1 năm.
Mục tiêu đầu tưMục tiêu chủ yếu là kiểm soát doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, và tham gia quản lý.Mục tiêu chủ yếu là tạo lợi nhuận từ thay đổi giá trị tài sản và chênh lệch lãi suất.
Liên kết nền kinh tếCó thể tạo ra các liên kết sâu rộng với nền kinh tế đón nhận, bao gồm cả nguồn nhân lực và nhà cung cấp địa phương.Liên kết không sâu rộng, thường chỉ liên quan đến thị trường tài chính và giá trị tài sản.
Ảnh hưởng đối với nguồn nhân lựcCó thể tạo ra việc làm trực tiếp, đào tạo lao động, và cung cấp kỹ thuật mới.Ít ảnh hưởng đối với nguồn nhân lực vì không tạo ra việc làm trực tiếp, chỉ tác động thông qua thị trường tài chính.
Quy mô Thường có quy mô lớn, đòi hỏi đầu tư và cam kết lớn.Thường có quy mô nhỏ hơn, có thể thực hiện thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
Tác động kinh tếTạo ra việc làm, chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng.Có tác động ít hơn đến nền kinh tế thực, chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường tài chính.

>>Xem thêm: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến thị trường đầu tư

Ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến thị trường kinh tế

  • Tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đồng biến với sự thu hút FDI, thể hiện qua tốc độ tăng thu hút vốn nước ngoài mỗi năm. Điều này không chỉ làm gia tăng quy mô sản xuất mà còn đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế tổng thể.
  • Vốn FDI không chỉ tăng quy mô GDP mà còn chủ động tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là yếu tố quan trọng đẩy mạnh quá trình này, tạo ra giá trị gia tăng và đảo ngược cán cân thương mại.
  • Với việc tạo việc làm cho hơn 7% tổng lực lượng lao động, khu vực FDI không chỉ đóng góp vào mảng kinh tế mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mức lương cao và chương trình đào tạo của họ cũng góp phần quan trọng vào sự cải thiện năng lực lao động.
  • FDI là nguồn cung cấp công nghệ tiên tiến, nhưng vẫn còn thách thức khi chỉ có một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao. Chính sách nâng cao đầu tư vào nghiên cứu và phát triển có thể là chìa khóa để thúc đẩy cải tiến nhanh chóng hơn.
  • FDI đã có những bước tích cực tham gia vào chuyển giao công nghệ xanh và xây dựng nhận thức về nền kinh tế xanh. Mặc dù có dự án bảo vệ môi trường tích cực, nhưng cũng cần chú ý đến những vấn đề ô nhiễm có thể xuất hiện. Quản lý môi trường cần được tăng cường để đảm bảo FDI góp phần tích cực trong bảo vệ môi trường.

Ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến thị trường chứng khoán

  • Doanh nghiệp tăng trưởng: Việc FDI đổ vào Việt Nam hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước tăng trưởng với việc gia tăng nguồn vốn và chuyển giao công nghệ, mở ra cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Thu hút quỹ đầu tư: Sự gia tăng FDI thu hút nhiều quỹ đầu tư quốc tế đổ vào Việt Nam để đầu tư vào các doanh nghiệp địa phương, tăng cường thanh khoản và giá trị thị trường chứng khoán, tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
  • Bổ sung nguồn ngoại tệ: FDI đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp giảm áp lực về chênh lệch tỷ giá, giữ cho tỷ giá ổn định và tránh tình trạng chảy nguồn vốn đầu tư ra khỏi nước.
  • Ngành bất động sản và khu công nghiệp đạt nhiều lợi ích: Ngành BĐS và khu công nghiệp được thúc đẩy bởi các dự án FDI lớn, tăng cường hợp tác với các tập đoàn quốc tế, không chỉ tạo ra cơ hội đầu tư trong ngành mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Nguồn vốn FDI có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia

Nguồn vốn FDI có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia

Thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam hiện nay

Theo thông tin từ Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 đã đạt hơn 13,43 tỷ USD, tương đương 95,7% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 20/6, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần, mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 13,43 tỷ USD.

Cụ thể:

  • Có 1.293 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký hơn 6,49 tỷ USD, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm trước.
  • Có 632 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 29,8% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư tăng thêm gần đạt 2,93 tỷ USD, giảm 57,1%.
  • Trong nửa đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 1.594 giao dịch góp vốn, mua cổ phần, tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,01 tỷ USD, tăng 76,8%.

Như vậy, vốn FDI vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 đã có sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực cấp mới và góp vốn mua cổ phần.

Các chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Đảo bảo về quyền lợi của nhà đầu tư

Những quyền cơ bản và đảm bảo cho nhà đầu tư bao gồm:

  • Đảm bảo không tước đoạt: Quy định ở các điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài và thông qua việc ký kết tham gia vào hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương.
  • Quốc hữu hoá: Luật quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá, và trong trường hợp đặc biệt sẽ được đền bù xứng đáng.
  • Phá huỷ do chiến tranh: Thiệt hại gây ra bởi chiến tranh từ bên ngoài không được đền bù, nhưng từ các vấn đề nội bộ sẽ được đền bù.
  • Tính không chuyển đổi được của tiền tệ: Hướng dẫn cách cân bằng ngoại tệ cần thiết cũng như chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ.
  • Chuyển (gửi) ngoại hối: Nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển các khoản tiền về nước một cách tự do, bao gồm lợi nhuận, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật, và các khoản kiếm được khác.

Việt Nam không ngừng thu hút nguồn vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư

Việt Nam không ngừng thu hút nguồn vốn FDI với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư

Chính sách ưu đãi đầu tư

Việt Nam đã thiết lập các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích và thu hút vốn FDI, giúp tạo ra môi trường đầu tư tích cực. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Miễn thuế và giảm thuế: Nhà đầu tư được hưởng miễn và giảm thuế với mức ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm, cùng với miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế trong 9 năm tiếp theo, đặc biệt đối với các dự án ở các lĩnh vực đặc thù như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo.
  • Miễn thuế bản quyền: Nhằm khuyến khích chuyển giao công nghệ, chính phủ miễn thuế đối với bản quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

>>Xem thêm: Thuế là gì? Những đặc điểm về thuế mà cá nhân và doanh nghiệp nên biết

Ưu đãi về đất đai

Những ưu đãi về đất đai có thể được coi là một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư, bởi vì chúng giúp tạo niềm tin và ổn định cho nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư, việc sở hữu bất động sản vẫn là một lợi thế lớn. Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được áp dụng thông qua việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, với việc giảm số tiền phải nộp ở các mức khác nhau và miễn giảm thời hạn thuê đất.

Từ đầu tháng 7/2014, các ưu đãi về đất đai được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Để thu hút đầu tư và tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn so với các dự án đầu tư thông thường.

Chính sách ưu đãi đất đai được thực hiện để thu hút đầu tư và tăng cường quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai

Chính sách ưu đãi đất đai được thực hiện để thu hút đầu tư và tăng cường quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai

Xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài

Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch cho đầu tư nước ngoài. Các biện pháp chính bao gồm:

  • Thực hiện chính sách đất đai theo Luật Đất Đai năm 2013 và các nghị định chi tiết, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất có hiệu quả và minh bạch.
  • Ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất trong các khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn.

Các trợ cấp và khuyến khích đặc biệt của Chính phủ

Chính phủ cũng có nhiều chính sách trợ cấp, hỗ trợ về đất đai đối với doanh nghiệp như:

  • Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014;
  • Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% xuống còn 1% và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường sẽ tương ứng với mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương;
  • Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhằm xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất.

Danh sách các doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất ở Việt Nam

Dưới đây là một bảng trình bày về 15 doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất ở Việt Nam, theo tổng vốn đầu tư và thông tin chi tiết về mỗi doanh nghiệp:

STTDoanh nghiệpTổng vốn đầu tư (USD)Quốc giaĐịa điểm

Mục tiêu hoạt động

1Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa7,879,060,000Đài LoanHà TĩnhLuyện kim, sản xuất và kinh doanh cảng, sản xuất và xuất khẩu gang thép, luyện kim, sản xuất và kinh doanh xi măng.
2Công ty TNHH New City Việt Nam4,345,870,000BruneiPhú YênKinh doanh bất động sản, dịch vụ du lịch, resort, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, nhà ở.
3Công ty TNHH dự án Hồ Tràm4,230,000,000CanadaBà Rịa-Vũng TàuXây dựng và kinh doanh khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, khách sạn, khu vui chơi.
4Công ty TNHH tập đoàn Bãi Biển Rồng (KDL sinh thái Bãi biển Rồng)4,150,000,000Hoa KỳQuảng NamXây dựng và kinh doanh khu du lịch sinh thái, giải trí phức hợp, khách sạn, nhà hàng, trò chơi địa bàn.
5Công ty TNHH Winvest Investment (Việt Nam)4,100,000,000Hoa KỳBà Rịa-Vũng TàuXây dựng và kinh doanh khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao, giải trí.
6Công ty TNHH một thành viên đô thị đại học quốc tế Berjaya Vietnam3,500,000,000MalaysiaTP Hồ Chí MinhPhát triển đô thị đại học quốc tế, khu dân cư, khu thương mại, giáo dục-y tế-thương mại.
7Công ty TNHH Guang Lian Việt Nam3,000,000,000Cayman IslandsQuảng NgãiXây dựng nhà máy cán thép, sản xuất 5 triệu tấn/năm.
8Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya2,000,000,000Cayman IslandsĐồng NaiXây dựng và kinh doanh khu trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch.
9Công ty 9*TNHH Dầu khí Vũng Rô1,700,000,000British Virgin IslandsPhú YênSản xuất và vận chuyển dầu khí, chứa dầu khí, sản phẩm dầu khí 4 triệu tấn/năm.
10Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long1,700,000,000SamoaBình DươngKinh doanh bất động sản.
11Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Vietnam1,680,000,000Hoa KỳPhú YênKinh doanh bất động sản, xây dựng trường đại học, du lịch, resort, khách sạn, nhà hàng.
12Công ty TNHH một thành viên Starbay Việt Nam1,648,000,000British Virgin IslandsKiên GiangPhát triển khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, casino.
13Công ty TNHH Tập đoàn Tân Thuận 1,600,000,000MalaysiaTP Hồ Chí MinhKinh doanh bất động sản, xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, dịch vụ.
14Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng1,541,500,000Đài LoanTP Hồ Chí MinhXây dựng và kinh doanh khu đô thị mới, khu dịch vụ, nhà ở.
15Công ty TNHH Amata City Long Thành1,331,190,000Thái LanĐồng NaiPhát triển và kinh doanh khu công nghiệp, khu đô thị mới, dịch vụ logistics.

Các câu hỏi thường gặp về vốn FDI

Vốn ODA và FDI là gì?

ODA là viết tắt của "Official Development Assistance" (Viện trợ phát triển chính thức), đây là nguồn vốn được các quốc gia phát triển cung cấp cho các quốc gia đang phát triển nhằm hỗ trợ họ trong việc phát triển kinh tế và xã hội.

FDI là viết tắt của "Foreign Direct Investment" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài), đây là nguồn vốn được các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân từ các quốc gia khác đầu tư vào một quốc gia khác nhằm mục đích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

FDI và ODA đều là nguồn vốn ngoài lãnh thổ quốc gia

FDI và ODA đều là nguồn vốn ngoài lãnh thổ quốc gia

Có mấy loại hình thức đầu tư nước ngoài FDI?

Các loại hình thức đầu tư nước ngoài FDI được phân loại theo 3 cách thức:

  • Theo cách thức xâm nhập.
  • Theo định hướng của nước nhận đầu tư.
  • Theo hình thức pháp lý.

Các lĩnh vực thu hút vốn FDI vào Việt Nam là gì?

Các lĩnh vực thu hút vốn FDI vào Việt Nam bao gồm:

  • Công nghiệp chế biến và sản xuất
  • Dịch vụ logistics và kho vận
  • Công nghệ thông tin và truyền thông
  • Năng lượng tái tạo và xử lý nước
  • Y tế và dược phẩm
  • Bất động sản và xây dựng
  • Du lịch và dịch vụ liên quan
  • Nông nghiệp và thủy sản
  • ...

Doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu không?

Không. Trong trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1, thương nhân không cần phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu từ Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Vì thế, doanh nghiệp FDI không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

Nhìn chung, vốn FDI không chỉ là nguồn vốn mà còn là một yếu tố quyết định sức mạnh và sự phát triển của nền kinh tế. Quản lý và tận dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả không chỉ giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn giúp tạo ra cơ sở hạ tầng và nguồn lực nhân sự cần thiết cho sự bền vững trong tương lai. Theo dõi ngay chuyên mục kiến thức tài chính của Tikop để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Quy tắc 6 chiếc lọ - Phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 lọ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

18/01/2024

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Phương pháp Kakeibo và cách tiết kiệm hiệu quả của người Nhật Bản

Nước Nhật có nhiều cách tiết kiệm hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới quan tâm tìm hiểu. Trong đó, phải kể đến phương pháp Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm tiền của người Nhật đã mang đến sự giàu có nhanh chóng cho những người áp dụng.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

21/04/2024