Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Hợp đồng kinh tế là gì? Đặc điểm và nội dung trên hợp đồng kinh tế

Đóng góp bởi:

Nguyễn Thế Đông

Cập nhật:

08/12/2023

Hợp đồng kinh tế là một trong những giấy tờ quan trọng đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và các cá nhân trong hoạt động kinh doanh. Cùng Tikop tìm hiểu hợp đồng kinh tế là gì và đặc điểm của hợp đồng kinh tế ngay sau đây nhé!

Hợp đồng kinh tế là gì?

Khái niệm hợp đồng kinh tế

Để hiểu rõ về hợp đồng kinh tế là gì, trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm của hợp đồng. Theo Điều 385 Bộ Luật Dân Sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong khi đó, hiểu đơn giản kinh tế là hoạt động liên quan đến sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ. 

Như vậy, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ. 

Khái niệm hợp đồng kinh tế

Khái niệm hợp đồng kinh tế

Ví dụ hợp đồng kinh tế

Anh A muốn thuê địa điểm của chị B để mở một cửa hàng quần áo. Để đảm bảo quyền lợi và không xảy ra mâu thuẫn cho cả hai bên, anh A và chị B phải thực hiện một hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản cho thuê và hình phạt nếu vi phạm các điều được đề ra trong hợp đồng.

Hợp đồng kinh tế tiếng Anh là gì?

Hợp đồng kinh tế tiếng Anh là Economic Contract

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận và tự nguyện giữa các bên. Tất cả các bên liên quan phải có sự thống nhất về điều khoản và nội dung được đưa ra trong hợp đồng kinh tế. Điều này giúp hợp đồng đảm bảo sự minh bạch và không có sự ràng buộc trong quá trình đàm phán và hợp tác giữa các bên.

Hợp đồng kinh tế bao gồm yếu tố pháp lý. Điều này nghĩa là các bên liên quan phải tuân thủ các quy tắc được đưa ra trong hợp đồng. Nếu vi phạm một hoặc nhiều quy tắc thì bên đó sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Yếu tố này giúp hợp kinh tế trở nên tin cậy và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

Hợp đồng kinh tế là sự tự nguyên giữa các bên

Hợp đồng kinh tế là sự tự nguyên giữa các bên

Chủ thể của hợp đồng kinh tế

Chủ thể của hợp đồng kinh tế là các bên tham gia trực tiếp thỏa thuận, đàm phán và xác lập các điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Các chủ thể của hợp đồng kinh tế thường bao gồm:

  • Cá nhân (thương nhân hoạt động độc lập và có giấy phép kinh doanh)

  • Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước,...thành lập hợp pháp và có giấy phép kinh doanh)

Các loại hợp đồng kinh tế

Dựa vào mục đích, đặc điểm và chủ thể thì mỗi hợp đồng kinh tế đều có những tên gọi riêng. Một số hợp đồng kinh tế phổ biến như sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Hợp đồng gia công hàng hóa

  • Hợp đồng dịch vụ

  • Hợp đồng giao nhận thầu

  • Hợp đồng môi giới

  • Hợp đồng thuê tài sản

  • Hợp đồng xây dựng

  • Hợp đồng vận chuyển

  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ

  • Hợp đồng đại lý;...

Các loại hợp đồng kinh tế

Các loại hợp đồng kinh tế

Nội dung hợp đồng kinh tế bao gồm những gì?

Nội dung chính hợp đồng kinh tế

Nội dung trong hợp đồng kinh tế vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên liên quan khi hợp đồng có hiệu lực. Một hợp đồng kinh tế thường phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên hợp đồng: Thể hiện loại hợp đồng kinh tế mà các bên tham gia. Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng môi giới,...

  • Đối tượng hợp đồng: Có thể là hàng hóa, dịch vụ hoặc vật phẩm,...

  • Số lượng: Được xác định dựa trên đối tượng cụ thể trong hợp đồng. 

  • Chất lượng: Được quy định dựa trên đối tượng cụ thể trong hợp đồng.

  • Giá: Số tiền và loại tiền thanh toán được thỏa thuận giữa các bên tham gia.

  • Phương thức thanh toán: Có thể thanh toán tiền mặt, chuyển khoản,...

  • Thời hạn

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên

  • Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Lưu ý: Mỗi loại hợp đồng có thể bao gồm các nội dung khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, điều khoản và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng kinh tế.

Nội dung trong hợp đồng kinh tế

Nội dung trong hợp đồng kinh tế

Điều kiện bắt buộc để hợp đồng kinh tế có hiệu lực

Để hợp đồng kinh tế có hiệu lực, các bên liên quan cần lưu ý một số điều kiện sau: 

  • Các chủ thể trong hợp đồng tế cần có đầy đủ giấy phép hoạt động kinh doanh và giấy tờ pháp lý theo quy định của Pháp luật. 

  • Các chủ thể cần có đủ thẩm quyền và chức vụ đại diện cho các bên tham gia ký kết.

  • Hợp đồng kinh tế dựa trên sự tự nguyện để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.

  • Nội dung trong hợp đồng kinh tế phải đảm bảo đúng quy định Pháp luật và không trái với đạo đức. 

Phương pháp giải quyết trong hợp đồng kinh tế

Tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi trong hợp đồng kinh tế. Một số phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế như sau: 

  • Thương lượng, thỏa thuận lại giữa các bên liên quan

  • Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

  • Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài

Phương pháp giải quyết trong hợp đồng kinh tế

Phương pháp giải quyết trong hợp đồng kinh tế

Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

Hiện nay, mọi người dễ dàng tìm thấy các mẫu hợp đồng kinh tế trên mạng. Tuy nhiên, cần lưu ý mỗi loại hợp đồng có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và thỏa thuận giữa các bên. Tham khảo mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất tại đây

Lưu ý khi ký hết hợp đồng kinh tế

Tuân thủ luật Thương mại và các luật Kinh tế liên quan

Khi tham gia giao kết hợp đồng kinh tế, các bên liên quan cần tuân thủ các luật Thương Mại và một số luật Kinh tế để đảm bảo tính minh bạch trong hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, trong trường hợp điều khoản không nằm trong các điều luật Thương mại và Kinh tế, các bên có thể thỏa thuận dựa trên điều luật của bộ luật Dân sự. 

Cam kết về hình phạt trong hợp đồng

Các bên tham gia cần cam kết và có trách nhiệm với nội dung trong hợp đồng kinh tế. Trường hợp vi phạm và không thực hiện theo hợp đồng, bên còn lại có thể áp dụng mức hình phạt được quy định trong hợp đồng. 

Tham khảo Mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 301, Luật thương mại 2005.

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

Cam kết về hình phạt trong hợp đông kinh tế

Cam kết về hình phạt trong hợp đông kinh tế

Sử dụng chữ ký số trong hợp đồng điện tử

Chữ ký số là hình thức cam kết bắt buộc trong các hợp đồng điện tử ngày nay. Chữ ký số cần đảm bảo đúng người và có thể xác minh. Ngoài ra, chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. Các thông tin của chữ ký số cần đảm bảo an toàn tuyệt đối để không ảnh hưởng đến các bên liên quan. 

Trên đây là thông tin cơ bản về hợp đồng kinh tế là gì và lưu ý khi ký kết hợp đồng kinh tế. Hy vọng bài viết này đã cung cấp giá trị hữu ích cho bạn. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

Để thực sự thành công trong lĩnh vực tài chính cá nhân, bạn phải thành thục ba kỹ năng . Cùng Tikop tìm hiểu 3 kỹ năng này là gì để giúp cải thiện tài chính cá nhân nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

Người Do Thái chỉ chiếm 0.3% dân số thế giới nhưng nắm giữ đến 30% tài sản trên toàn thế giới. Bạn sẽ học được gì ở họ? Hãy chiêm nghiệm 5 bài học đắt giá của họ sau đây cùng Tikop

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024