Kinh tế vĩ mô là gì?
Định nghĩa kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là ngành kinh tế học nghiên cứu, phân tích các hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc toàn cầu. Kinh tế vĩ mô tập trung vào các biến số: phân phối thu nhập quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiêu dùng và chính sách kinh tế tổng thể của quốc gia,...
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu về các biến động kinh tế, đưa ra các khuyến nghị chính sách để cải thiện hiệu quả và ổn định kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả của các biến động thị trường đối với thu nhập quốc gia (chu kỳ kinh tế). Mục tiêu của kinh tế vĩ mô thường bao gồm đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững trong một quốc gia hoặc khu vực.
Kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế toàn cầu
Kinh tế vĩ mô tiếng Anh là gì?
Kinh tế vĩ mô trong tiếng Anh được gọi là "Macroeconomics", đây là thuật ngữ kinh tế học tác cung cấp cái nhìn rộng hơn về cách các yếu tố tương tác và ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung.
Ví dụ về kinh tế vĩ mô
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về kinh tế vĩ mô để các bạn có thể tham khảo:
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu và đo lường tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, GDP bình quân đầu người năm 2022 của Việt Nam ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tăng 8,02% so với năm trước. Cho thấy Việt Nam đang có sự tăng trưởng tốt về kinh tế.
Kinh tế vĩ mô xem xét tỷ lệ lạm phát, gia tăng tổng mức giá cả trong một quốc gia. Ví dụ, năm 2022, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%, đồng nghĩa với việc mức giá các hàng hóa và dịch vụ tăng 3,21% trong năm 2022.
Ví dụ về kinh tế vĩ mô
Đặc điểm của kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung của mỗi quốc gia. Bao gồm các đặc điểm nổi bật:
Quan điểm tổng thể: Kinh tế vĩ mô tập trung vào sự tương tác và quan hệ giữa các thành phần tổng thể của một nền kinh tế. Thuật ngữ này nghiên cứu tác động của các biến số tổng thể đối với sự phát triển và ổn định kinh tế.
Sự tương quan giữa các biến số: Kinh tế vĩ mô quan tâm đến sự tương quan và sự tác động giữa các biến số kinh tế quan trọng. Ví dụ, tăng trưởng GDP có thể ảnh hưởng đến mức lạm phát và thất nghiệp, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất,...
Tầm ảnh hưởng rộng: Kinh tế vĩ mô quan tâm đến tầm ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế và toàn cầu, đồng thời xem xét sự tương tác và tác động của các quốc gia, khu vực và thị trường tài chính quốc tế lên nhau.
Kinh tế vĩ mô đem đến sự tương quan về các chỉ số kinh tế
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là gì?
Thực tế, mỗi quốc gia đều có mục tiêu, ưu tiên riêng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, dưới đây là mục tiêu chung của kinh tế vĩ mô để các bạn tham khảo:
Mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô là đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định.
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu và đề xuất chính sách để kiểm soát lạm phát và duy trì ổn định giá cả, như thông qua điều chỉnh chính sách tiền tệ và chính sách ngân hàng.
Kinh tế vĩ mô hướng đến việc duy trì cân bằng giữa cung cầu trong nền kinh tế. Điều này đảm bảo rằng sản xuất và tiêu dùng không bị thặng dư hoặc thiếu hụt, và cung cầu được điều chỉnh một cách hợp lý.
Kinh tế vĩ mô đảm bảo sự phát triển bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư.
Kinh tế vĩ mô tạo nên sự cân bằng cung cầu trên thị trường cung cầu
Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu, đánh giá các hoạt động kinh tế của một quốc gia hoặc toàn cầu. Vì thế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Bao gồm:
Thu nhập quốc gia
Thu nhập quốc gia đo lường tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Sản lượng
Sản lượng kinh tế đo lường tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Sản lượng kinh tế thường được đo bằng GDP (Gross Domestic Product) hoặc GNP (Gross National Product).
Tiêu dùng
Tiêu dùng đề cập đến việc mua hàng hóa và dịch vụ bởi các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trong một quốc gia. Mức độ tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng.
Mức độ tiêu dùng ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô
Lạm phát
Lạm phát là sự tăng giá chung và giảm sức mua của tiền tệ trong một quốc gia. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế bằng cách giảm giá trị tiền tệ, tăng giá cả và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số quan trọng để đo lường phần trăm thất nghiệp của thị trường lao động và khả năng của một quốc gia tạo việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể gây ra sự suy thoái kinh tế và tác động tiêu cực đến thu nhập, tiêu dùng.
Đầu tư
Đầu tư là việc sử dụng tiền để mua tài sản hoặc phát triển dự án với hy vọng sinh lợi trong tương lai. Đầu tư có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra việc làm mới, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và cải thiện hạ tầng.
Đầu tư giúp tăng trưởng kinh tế
Tài chính đa quốc gia
Tài chính đa quốc gia liên quan đến hoạt động tài chính và luồng vốn giữa các quốc gia. Các yếu tố bao gồm tiền tệ, quỹ đầu tư nước ngoài, vốn ngoại, nợ công quốc tế và các hoạt động ngân hàng đa quốc gia.
Buôn bán đa quốc gia
Buôn bán đa quốc gia là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động đầu tư giữa các quốc gia. Buôn bán đa quốc gia có thể tạo ra cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và tăng cường tương tác kinh tế giữa các quốc gia.
Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Giống nhau
Cả kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô đều nghiên cứu về hoạt động kinh tế và cách chúng ảnh hưởng đến sự phân bố tài nguyên và quyết định trong nền kinh tế.
Ngoài ra, kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô đều hướng đến việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để tăng cường hiệu suất kinh tế, tạo ra tăng trưởng và cải thiện sự phân bố tài nguyên.
Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Khác nhau
Dưới đây là những sự khác nhau của kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô để bạn có thể tham khảo:
Kinh tế vĩ mô | Kinh tế vi mô | |
Định nghĩa | Nghiên cứu về nền kinh tế tổng thể, bao gồm các cấu trúc, đặc điểm và hành vi của nền kinh tế. | Nghiên cứu về các hành vi của người tiêu dùng, các hộ gia đình có sự tham gia trong nền kinh tế và doanh nghiệp. |
Ứng dụng | Áp dụng cho các vấn đề, môi trường bên ngoài. | Áp dụng cho những hoạt động nội bộ. |
Phạm vi nghiên cứu | Nghiên cứu về sản phẩm, lạm phát, các chu kỳ kinh tế, vai trò trong việc ổn định kinh tế. | Nghiên cứu về các lý luận cơ bản trong kinh tế, thị trường trong các yếu tố sản xuất, cấu trúc thị trường,... |
Phương pháp nghiên cứu | Sử dụng phương pháp về mô hình hóa, phương pháp phân tích cận biên, phương pháp so sánh tĩnh,... | Sử dụng phương pháp so sánh tĩnh, mô hình hóa,... |
Ý nghĩa | Duy trì sự ổn định ở mức giá chung, giải quyết các vấn đề về kinh tế như: lạm phát, thất nghiệp, giảm giá,... | Xác định giá cả của sản phẩm trong nền kinh tế. |
Vai trò của vĩ mô trong hệ thống pháp luật
Chính sách tiền tệ Quốc gia được quy định trong các văn bản pháp luật về tài chính ngân hàng
Chính sách tài khóa được quy định trong các văn bản pháp luật về tài chính
Chính sách lao động tiền lương và chính sách đầu tư được quy định trong các văn bản pháp luật về pháp luật đầu tư, lao động,...
Vai trò của vĩ mô trong hệ thống pháp luật
Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP là thước đo tổng thu nhập và tổng sản lượng của một nền kinh tế. GDP được thống kê, đánh giá thường xuyên nhằm đánh giá mức độ tăng trưởng hiệu quả của kinh tế.
Công thức tính GDP:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ + Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Trong đó:
Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất: Là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó trong một khoảng thời gian.
Thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: Là thuế được thu khi hàng hóa hoặc dịch vụ được nhập khẩu vào quốc gia từ nước ngoài.
Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Là thuế được áp dụng trên giá trị gia tăng của các hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất và phân phối.
Ví dụ: Giả sử một quốc gia có các thành phần GDP như sau:
- Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất (Giá trị sản phẩm): 100.000$
- Thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: 5.000 $
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp: 10.000 $
Áp dụng công thức tính GDP, ta có:
- GDP = 100.000 + 5.000 + 10.000 = 115.000 $
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dùng để phản ánh mức độ của giá tiêu dùng, là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. CPI thường sử dụng để đo lường mức giá và sự thay đổi của lạm phát. Khi đồng tiền mất đi giá trị của nó thì GDP cũng khó đánh giá tác động đến nền kinh tế.
Công thức chỉ số giá tiêu dùng:
CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ/ Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở * 100%
Trong đó:
Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ: Là tổng chi phí để mua một giỏ hàng hóa tiêu dùng trong thời kỳ cụ thể mà CPI đang được tính toán.
Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở: Là tổng chi phí để mua cùng một giỏ hàng hóa tiêu dùng trong một kỳ cơ sở, thường được chọn là một năm cụ thể.
Ví dụ: Giả sử một quốc gia tính toán chỉ số giá tiêu dùng cho năm 2022 so với năm 2021, với các thành phần như sau:
- Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ (năm 2022): 12.500 $
- Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở (năm 2021): 10.000 $
Áp dụng công thức tính CPI, ta có: CPIt = (12.500 đô la / 10.000 đô la) * 100% = 125%
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa một đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác. Vì thế, sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp các nhà kinh tế học xác định được sự lên, xuống của đồng tiền. Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi và được các quốc gia quy định, phản ánh đối với nhu cầu trao đổi của hoạt động kinh tế giữa các nước.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô
Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của một hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, đi kèm với đó là sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Trong nền kinh tế, đồng tiền mất giá thì nhu cầu thị trường sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, người ta cần cân đối lại thu nhập với các cung cầu tiêu dùng thực tế.
Cung ứng tiền tệ
Cung ứng tiền tệ là thước đo lượng tiền tồn tại trong một quốc gia hoặc nền kinh tế nhất định. Tốc độ thay đổi của cung ứng tiền tệ tỷ lệ thuận với lạm phát.
Công thức:
M2 = M1 + Chuẩn tệ
Trong đó:
M1 là tổng lượng tiền mặt vào ngân hàng thương mại
M2 bao gồm M1 và các loại tiền gửi có kỳ hạn nhỏ
Ví dụ: Giả sử chúng ta xem xét một quốc gia với các thành phần, giá trị M1 trong quốc gia đó là 10.000 đơn vị tiền tệ, giá trị chuẩn tệ trong quốc gia đó là 5.000 đơn vị tiền tệ.
Áp dụng công thức M2, ta có: M2 = M1 + Chuẩn tệ = 10.000 + 5.000 = 15.000 đơn vị tiền tệ.
Cung ứng tiền tệ
Một số câu hỏi thường gặp
Môi trường vĩ mô là gì?
Môi trường vĩ mô là sự kết hợp của nhiều môi trường khác nhau, trong đó các yếu tố bên ngoài có khả năng tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động phân tích môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động phân tích môi trường
Tại sao phải học kinh tế vĩ mô?
Học kinh tế vĩ cung cấp cho người học những kiến thức và công cụ phân tích cần thiết để hiểu về hoạt động của nền kinh tế tổng thể. Bao gồm các dự đoán tình hình kinh tế tổng thể, đưa ra quyết định chính sách kinh tế, tham gia vào cuộc thảo luận về các vấn đề kinh tế và xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế như đầu tư, kinh doanh,...
Học kinh tế vĩ mô để làm gì?
Học kinh tế vĩ mô giúp bạn hiểu về nền kinh tế, các chỉ số như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, và chính sách kinh tế. Nhờ vào những biến số kinh tế, bạn có thể đánh giá thị trường, đánh giá rủi ro để đầu tư một cách hiệu quả.
Đồng thời, kinh tế vĩ mô mở ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như nghiên cứu kinh tế, dự báo kinh tế, chính sách công, tài chính, ngân hàng, và tư vấn kinh tế. Bạn có thể làm việc trong các tổ chức như các tổ chức tài chính, các cơ quan chính phủ, các công ty nghiên cứu kinh tế, và các tổ chức quốc tế.
Học kinh tế vĩ mô giúp đánh giá kinh tế, thị trường, hạn chế rủi ro
Khi đầu tư có cần hiểu về kinh tế vĩ mô không?
Có. Kinh tế vĩ mô giúp đánh giá tình hình kinh tế tổng thể và định hình chiến lược đầu tư. Nắm vững các yếu tố rủi ro, biến động kinh tế, chính sách kinh tế cũng giúp bạn định hình chiến lược đầu tư, đánh giá rủi ro và định hướng cho quyết định đầu tư thông minh.
Thực tế, kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng. Hy vọng với những chia sẻ về kinh tế vĩ mô là gì ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm trong kinh tế học này nhé. Ngoài ra, đừng quên truy cập Tikop.vn thường xuyên để cập nhật các thông tin mới nhất về tài chính, kinh tế nhé.