Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Chỉ số CPI là gì? Ảnh hưởng của chỉ số CPI đối với nền kinh tế?

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

19/09/2023

CPI là khái niệm được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện tin tức khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến thu nhập, lạm phát hay sự biến động của thị trường. Tại sao chỉ số CPI lại quan trọng? Cùng tìm hiểu tại bài viết sau.

Chỉ số CPI là gì?

Khái niệm chỉ số CPI

Chỉ số CPI là gì? CPI (viết tắt của Consumer Price Index) hay còn gọi là chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Đây là chỉ số tính theo phần trăm thể hiện sự thay đổi tương đối về giá cả của hàng hóa hay dịch vụ theo thời gian.

Chỉ số CPI rất quan trọng trong kinh tế

Chỉ số CPI rất quan trọng trong kinh tế

CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông, hàng hóa, giải trí và các dịch vụ khác.

Ví dụ chỉ số CPI

Theo tổng cục thống kê, CPI tháng 1 năm 2023 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng 6 mức tăng chỉ còn 2%, sang tháng 8 mức tăng bật lên 2,96% nhưng vẫn thấp hơn các tháng đầu năm do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới. Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguồn tham khảo: Tổng cục thống kê.

Ý nghĩa chỉ số CPI

  • Đánh giá mức độ lạm phát

Chỉ số CPI có vai trò cơ bản và quan trọng nhất chính là thước đo của lạm phát. Cùng một giỏ hàng hóa nhưng mức giá tiêu thụ trung bình tăng mạnh thì chứng tỏ đồng tiền đang mất giá trị, quốc gia đang trong tình trạng lạm phát cao và ngược lại.

Chỉ số CPI là thước đo của lạm phát

Chỉ số CPI là thước đo của lạm phát

  • Đánh giá chính sách tiền tệ và kinh tế

Sự thay đổi chỉ số CPI giúp chính phủ đánh giá được các chính sách tiền tệ hiện thời đang hiệu quả hay không để kịp thời điều chỉnh, phòng tránh xảy ra lạm phát.

  • So sánh giá cả giữa các thời kỳ và các quốc gia khác nhau

So sánh chỉ số CPI qua các thời kỳ có thể đánh giá được tình hình kinh tế tại từng thời điểm, đồng thời so sánh chỉ số CPI giữa các quốc gia có thể so sánh được tình trạng giá cả của giữa các quốc gia với nhau.

  • Theo dõi mức sinh hoạt của người dân

Chỉ số CPI có thể được sử dụng để điều chỉnh mức lương và mức an sinh xã hội bằng việc nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động bỏ ra. 

Chỉ số CPI có thể ảnh hưởng đến mức sinh hoạt của người tiêu dùng

Chỉ số CPI có thể ảnh hưởng đến mức sinh hoạt của người tiêu dùng

Các bước tính chỉ số CPI 

  • Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa

Các nhà nghiên cứu sẽ xác định những mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình sẽ mua để bỏ vào giỏ hàng cố định.

  • Bước 2: Xác định giá cả

Thống kê giá của các mặt hàng, dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định tại mỗi thời điểm tính.

  • Bước 3: Tính toán chi phí để mua giỏ hàng hóa, dịch vụ

Lấy giá cả nhân với số lượng mỗi mặt hàng, dịch vụ rồi cộng kết quả lại.

  • Bước 4: Tính chỉ số CPI:

Công thức tính:

CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở) x 100

Trong đó:

  • CPIt: CPI tại thời điểm t
  • Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t: số tiền để mua giỏ hàng hóa tại thời điểm t
  • Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở: số tiền để mua giỏ hàng hóa tại thời điểm chọn làm thời kỳ gốc

Lưu ý: Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng từ 5 – 7 năm (tùy vào từng nước cụ thể).

  • Bước 5: Tính chỉ số lạm phát

Nếu muốn tính chỉ số lạm phát CPI của một thời kỳ, chúng ta áp dụng công thức:

Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T = 100% x (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) / CPI thời kỳ T-1

Trong đó:

  • Chỉ số lạm phát trong thời kỳ T: chỉ số lạm phát thời kỳ T cần tính
  • CPI thời kỳ T: CPI tại thời kỳ T cần tính
  • CPI thời kỳ T-1: CPI tại thời kỳ liền trước thời kỳ T

Ví dụ: Một giỏ hàng hóa gồm cà rốt và dưa leo. Chọn năm 2018 làm năm cơ sở. Mức giá của giỏ hàng hóa như sau: Cà rốt: 3000 VNĐ/quả. Dưa leo: 2000 VNĐ/quả.

Năm 2023, giá bán giỏ hàng này như sau: Cà rốt: 5000 VNĐ/quả. Dưa leo: 6000 VNĐ/quả.

Mua 50 củ cà rốt và 30 trái dưa leo thì CPI của giỏ hàng hóa này là: 

CPI = [(50 x 5000 + 30 x 6000) / (50 x 3000 + 30 x 2000)] x 100 = 204

Hạn chế khi tính toán chỉ số CPI

Tính toán chỉ số CPI có một vài hạn chế

Tính toán chỉ số CPI có một vài hạn chế

Có sự chênh lệch so với thực tế

Khi một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trong giỏ hàng hóa cố định có giá tăng nhanh hơn các mặt hàng khác, người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng một mặt hàng khác tương đương nhưng có giá hợp lý hơn. Điều này làm cho chỉ số CPI cao hơn trên thực tế.

Không thống kê đủ các sản phẩm mới

Vì chỉ sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên chỉ số CPI không phản ánh được hết các sản phẩm hàng hóa mới trên thị trường mà người tiêu dùng có thể mua. 

Không đánh giá được chất lượng hàng hóa

Chỉ số CPI cũng không thể hiện được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa. Chất lượng hàng hoá dịch vụ đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng phần nào đã phóng đại mức giá.

Chỉ số CPI không bao gồm đánh giá chất lượng hàng hóa

Chỉ số CPI không bao gồm đánh giá chất lượng hàng hóa

Không đánh giá chính xác mức giá tại các vùng miền

Vì không áp dụng theo nhóm dân cư nên chỉ số CPI không thể phản ánh chi tiết chỉ số giá tiêu dùng của thành thị so với nông thôn vốn dĩ có nhiều sự khác biệt.

Chỉ phản ánh nhu cầu của một nhóm cụ thể

Chỉ số CPI không đưa ra được ước tính chính thức cho một số bộ phận nhỏ trong dân cư mà chỉ phản ánh được một nhóm cụ thể.

Ảnh hưởng của chỉ số CPI đối với nền kinh tế

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng đồng nghĩa giá cả của các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng. Điều này có thể nói lên nhiều biến động của nền kinh tế ví dụ như lạm phát do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ hay bất kỳ mặt hàng nào đó trong giỏ hàng đang gặp phải khủng hoảng về nguồn cung khiến giá cả tăng vọt, ảnh hưởng đến chỉ số CPI chung,... 

Chỉ số CPI có xu hướng tăng ở Việt Nam

Chỉ số CPI có xu hướng tăng ở Việt Nam

Đối với người tiêu dùng, chỉ số CPI ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống, họ có thể chọn tăng giảm nhu cầu và qua đó ảnh hưởng đến nguồn cung, giá cả của hàng hóa sẽ lại tiếp tục bị biến động.

>> Xem thêm: Cung cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của quy luật cung cầu

Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số CPI

Chỉ số CPI tăng được cho rằng sẽ xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng và ngược lại. Khi xảy ra lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm, do đó người tiêu dùng sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua cùng 1 giỏ hàng hóa như trong quá khứ, dẫn đến chỉ số CPI cũng sẽ tăng theo.

Lạm phát ảnh hưởng đến chỉ số CPI và ngược lại

Lạm phát ảnh hưởng đến chỉ số CPI và ngược lại

Chỉ số CPI tại Việt Nam 2023

CPI bình quân quý II/2023 tăng 2,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng, Giáo dục, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Đồ uống và thuốc lá,... đều tăng.

Chỉ có 2 nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là Bưu chính viễn thông và Giao thông. Bên cạnh đó, giá dầu hỏa giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước; giá xăng dầu trong nước giảm 18,27%, giá gas trong nước giảm 9,99% theo giá thế giới là những yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2023.

Nguồn tham khảo: Bộ kế hoạch và đầu tư.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số CPI tăng có ý nghĩa gì?

Chỉ số CPI tăng thể hiện giá cả đang có xu hướng tăng, người tiêu dùng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để sở hữu hàng hóa. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao thể hiện có thể lạm phát đang xảy ra.

Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?

Chỉ số CPI cao hay thấp đều có tác động đến nền kinh tế, vì nó có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Để đánh giá chỉ số CPI cao là tốt hay xấu, cần phải dựa vào các kiến thức tài chính, vào đặc thù của nền kinh tế tại thời điểm đó và mức độ gia tăng qua từng kỳ của chỉ số CPI.

CPI tăng thì lạm phát tăng hay giảm?

Chỉ số CPI tăng thì lạm phát tăng, vì khi đó người tiêu dùng phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua cùng 1 giỏ hàng hóa nhất định, giá trị đồng tiền lúc này sẽ thấp hơn.

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người đã hiểu được chỉ số CPI là gì và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế. Đừng quên theo dõi Tikop để nhận những thông tin tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

BÀI HỌC TÀI CHÍNH

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Phương Uyên

19/09/2023

Lạm phát là gì? Tại sao ta cần quan tâm?

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Lạm phát là gì? Tại sao ta cần quan tâm?

Tikop

28/02/2023

Tài chính là gì? Kiến thức cơ bản về tài chính và những yếu tố liên quan

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Tài chính là gì? Kiến thức cơ bản về tài chính và những yếu tố liên quan

Tikop

03/03/2023

Tự do tài chính là gì? 4 nguyên tắc và 5 bí kíp để sớm đạt được tự do tài chính

TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Tự do tài chính là gì? 4 nguyên tắc và 5 bí kíp để sớm đạt được tự do tài chính

Tikop

12/05/2023