Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Thất nghiệp là gì? Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp phổ biến hiện nay

Đóng góp bởi:

Sâm Nguyễn

Cập nhật:

25/07/2024

Nền kinh tế bất ổn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến người đi làm, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Thất nghiệp là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến thất nghiệp, hãy cùng Tikop tham khảo ngay tại bài viết sau.

Thất nghiệp là gì? 

Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tình trạng người đang trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn tìm việc làm nhưng chưa có việc làm. Tình trạng này ảnh hưởng đến tài chính và cả tinh thần của các cá nhân, đồng thời cũng phản ánh những thách thức trong nền kinh tế.

Thất nghiệp tiếng Anh là gì?

Thất nghiệp tiếng Anh là Unemployment.

>> Xem thêm: 12 cách tính tiền lương chính xác, chuẩn nhất cho người lao động

Thất nghiệp gây ảnh hưởng đến tâm lý người lao động

Thất nghiệp gây ảnh hưởng đến tâm lý người lao động

Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong thời gian nhất định. Lực lượng lao động là những người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và sẵn sàng lao động.

Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp:

Tỷ lệ thất nghiệp (%) = (Số người thất nghiệp/Lực lượng lao động) x 100%

Trong đó, lực lượng lao động bằng tổng số người có việc làm và thất nghiệp.  

Ví dụ: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II/2024 ước tính là 52,5 triệu người. Giả sử số người thất nghiệp là 500.000 người. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp sẽ là: (500.000 / 52.500.000) x 100% = 0.95%

Tỷ lệ thất nghiệp không nên ở mức cao

Tỷ lệ thất nghiệp không nên ở mức cao

Phân loại thất nghiệp

Phân loại theo lý do thất nghiệp

Thất nghiệp phân loại theo lý do bao gồm:

  • Lực lượng bị sa thải: Người lao động bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước kỳ hạn. Ví dụ: người lao động bị đuổi việc do gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người lao động bị cho nghỉ việc vì chế độ cắt giảm nhân sự,...
  • Lực lượng tự nghỉ việc: Người lao động tự chấm dứt hợp đồng lao động trước kỳ hạn hoặc không tái ký hợp đồng lao động theo ý chí cá nhân. Ví dụ: Người lao động muốn đổi việc làm, người lao động muốn nghỉ việc để tiếp tục đi học,...
  • Lực lượng lao động mới: Người vừa đủ tuổi lao động hoặc bắt đầu tham gia thị trường lao động sau quá trình học tập rèn luyện. Ví dụ: Người vừa đủ tuổi lao động, người vừa tốt nghiệp đại học chuẩn bị đi làm,...
  • Lực lượng lao động quay lại: Người lao động đã chấm dứt quan hệ lao động trước đây và bắt đầu quay trở lại thị trường. Ví dụ: Phụ nữ sau khi sinh con quay lại làm việc, người lao động sau khoảng thời gian nghỉ ngơi tìm kiếm việc làm mới,...

Phân loại theo tính chất thất nghiệp

Phân loại thất nghiệp theo tính chất:

  • Thất nghiệp tự nguyện: Tình trạng người lao động không có việc làm do ý chí, ý muốn cá nhân. Ví dụ: Người lao động nghỉ việc để đổi công việc mới, người lao động nghỉ việc để gap year,...
  • Thất nghiệp không tự nguyện: Tình trạng người lao động rất có mong muốn có việc làm nhưng không tìm được việc làm. Ví dụ: Người lao động bị buộc thôi việc, người vừa ra trường nhưng sau một thời gian tìm kiếm vẫn chưa có việc làm,...

Có nhiều cách để phân loại thất nghiệp

Có nhiều cách để phân loại thất nghiệp

Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp

Phân loại thất nghiệp theo nguyên nhân bao gồm:

  • Thất nghiệp tạm thời: Tình trạng người lao động không có việc làm trong thời gian ngắn. Ví dụ: Người lao động thay đổi việc làm, người lao động vừa ra trường đang tìm kiếm việc làm,... 
  • Thất nghiệp cơ cấu: Tình trạng thất nghiệp dài hạn do sự thay đổi trong quy trình hoạt động hoặc sự suy giảm về ngành nghề. Ví dụ: Người lao động làm việc trong ngành viết thư thuê, bơm ga dần thất nghiệp vì mọi người không còn nhu cầu nữa.
  • Thất nghiệp thời vụ: Tình trạng người lao động thất nghiệp do làm các ngành nghề có tính chất thời vụ, chỉ lao động một khoảng thời gian nhất định trong năm. Ví dụ: Những người làm nghề bán hoa chưng Tết chỉ bán hàng vào dịp cận Tết, những người chuyên bán đồng phục học sinh sẽ bán chủ yếu vào thời gian nhập học,...
  • Thất nghiệp chu kỳ: Thất nghiệp xảy ra theo chu kỳ kinh tế, thường xuất hiện khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Mức thất nghiệp chu kỳ sẽ cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên. Ví dụ: Người lao động sẽ thất nghiệp nhiều hơn và lâu hơn khi nền kinh tế suy thoái.

Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp:

  • Do yếu kém trong chuyên môn và năng suất lao động thấp: Nếu người lao động không đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn và năng suất trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động có quyền chấm dứt mối quan hệ lao động, từ đó dẫn đến trường hợp người lao động thất nghiệp.
  • Sự phát triển của công nghệ, AI thay thế con người: Với sự phát triển của AI và công nghệ, một số vị trí bị thay thế bởi máy móc dẫn đến người làm việc tại vị trí đó phải thay đổi chuyên môn để tìm việc khác.
  • Do mức lương còn thấp so với năng lực: Nếu người lao động nhận thấy chưa hài lòng với mức lương cũng như quyền lợi ở vị trí công việc hiện tại, họ hoàn toàn có thể nghỉ việc và tìm kiếm một công việc phù hợp hơn.

Cần phát triển kỹ năng không ngừng để đáp ứng yêu cầu công việc

Cần phát triển kỹ năng không ngừng để đáp ứng yêu cầu công việc

Tác động của thất nghiệp

Ảnh hưởng của thất nghiệp đến xã hội

Thất nghiệp tác động đến nhiều mặt của xã hội:

  • Gánh nặng cho ngân sách Nhà nước: Chính phủ phải chi trả các khoản trợ cấp và hỗ trợ cho người thất nghiệp.

  • Lãng phí nguồn lao động: Không sử dụng hết nguồn lực lao động là một sự lãng phí, làm giảm năng suất xã hội.

  • Ảnh hưởng an ninh trật tự xã hội: Người thất nghiệp có thể tham gia vào tệ nạn hoặc kiếm tiền bất hợp pháp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

  • Mất cân bằng dân cư: Người lao động sẽ di chuyển đến các địa phương khác để tìm cơ hội việc làm, dẫn đến mất cân bằng dân cư giữa các khu vực.

Thất nghiệp tác động xấu đến kinh tế và xã hội

Thất nghiệp tác động xấu đến kinh tế và xã hội

Ảnh hưởng của thất nghiệp đến nền kinh tế

Thất nghiệp cho thấy nền kinh tế đang có nhiều bất ổn hay thậm chí là khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế. Lúc này dễ xảy ra hiện tượng lạm phát. Đồng thời, sự không cân đối giữa lượng người lao động thiếu việc làm và nhu cầu nhân sự của các công ty gây lãng phí nguồn lực. Lực lượng lao động không được sử dụng đúng cách cũng dẫn đến hoạt động kinh doanh sản xuất suy giảm về năng suất và hiệu quả.

>> Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm? Nguyên nhân và ảnh hưởng hiện nay

Câu hỏi thường gặp

Tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động.

Thất nghiệp chu kỳ là gì?

Thất nghiệp chu kỳ là loại thất nghiệp phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế.

Thất nghiệp thời vụ là gì?

Thất nghiệp thời vụ là loại thất nghiệp mà người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian trong năm vì tham gia các công việc mang tính thời vụ.

Thất nghiệp tạm thời là gì?

Thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp trong thời gian ngắn, do người lao động muốn thay đổi công việc hoặc mới tham gia thị trường chưa tìm được việc làm.

Thất nghiệp tự nhiên là gì?

Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải trải qua, khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng.

Thất nghiệp không tự nguyện là gì?

Thất nghiệp không tự nguyện là khi người lao động bị buộc chấm dứt mối quan hệ lao động.

Thất nghiệp tự nguyện là gì?

Thất nghiệp tự nguyện là khi người lao động chủ động muốn chấm dứt mối quan hệ lao động vì một lý do nào đó.

Thất nghiệp cơ học là gì?

Thất nghiệp cơ học là tính trạng thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, người lao động mới gia nhập hoặc tái gia nhập thị trường lao động.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về thất nghiệp là gì cũng như nguyên nhân và ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp đến nền kinh tế. Đừng quên theo dõi chuyên mục Tài chính cá nhân tại Tikop để không bỏ lỡ kiến thức về tài chính bổ ích nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

24/08/2024

Làm nghề gì nhiều tiền? TOP ngành nghề có thu nhập cao hiện nay

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Làm nghề gì nhiều tiền? TOP ngành nghề có thu nhập cao hiện nay

Trên con đường sự nghiệp, việc lựa chọn ngành nghề phù hợp không chỉ giúp bạn thăng tiến mà còn ảnh hưởng đến mức thu nhập của bạn. Tikop đưa ra danh sách các ngành nghề có thu nhập cao hiện nay mà bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

09/04/2024

Phụ nữ độc lập tài chính - Bí quyết giúp phụ nữ tự chủ khi còn trẻ

KINH NGHIỆM VÀ CHIA SẺ

Phụ nữ độc lập tài chính - Bí quyết giúp phụ nữ tự chủ khi còn trẻ

Khái niệm phụ nữ độc lập tài chính ngày càng trở nên gần gũi giữa xã hội hiện đại, nơi ngày càng nhiều người phụ nữ đạt được thành công lớn và bình đẳng với nam giới. Cùng Tikop tìm hiểu những cách để có thể độc lập tài chính từ sớm nhé!

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

14/04/2024

Đầu tư tài chính là gì? 8 kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính là gì? 8 kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả

Việc đầu tư tài chính không chỉ là một cách để tích luỹ và tăng gia tài sản cá nhân mà còn là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính và lập kế hoạch tương lai. Tuy nhiên, với nhiều người, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp và an toàn vẫn là một thách thức. Tikop sẽ giúp bạn hiểu rõ về đầu tư tài chính là gì và tìm hiểu 8 kênh đầu tư an toàn, hiệu quả trong bài viết này.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

09/05/2024