Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ cho người lao động chi tiết

Đóng góp bởi:

Phương Uyên

Cập nhật:

10/03/2024

Vì để tăng thu nhập, nhiều người lao động chọn cách làm thêm giờ, tăng ca và pháp luật cũng quy định rõ về cách tính lương làm thêm giờ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ cho người lao động chi tiết, bạn cùng theo dõi nhé!

Lương làm thêm giờ là gì?

Khái niệm lương làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ là số tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi họ làm việc ngoài giờ chuẩn theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Việc tính toán lương làm thêm giờ có thể dựa trên đơn giá tiền lương hoặc giá trị thực tế của công việc đang được thực hiện.

>>> Xem thêm: 12 cách tính tiền lương chính xác, chuẩn nhất cho người lao động

Ví dụ về lương làm thêm giờ

Mức lương làm thêm giờ sẽ phụ thuộc vào thời điểm làm thêm, có thể tăng lên 150%, 200% hoặc 300% so với mức lương bình thường. Nếu việc làm thêm xảy ra vào ban đêm, người lao động cũng sẽ nhận thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá hoặc giá trị công việc làm trong ban ngày.

Quy định về lương làm thêm giờ

Theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Quy định về lương làm thêm giờ theo pháp luật

Quy định về lương làm thêm giờ theo pháp luật

Cách tính lương làm thêm giờ thông thường

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả vào ngày làm việc bình thườn x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x số giờ làm

Trong đó:

Theo điểm a, khoản 1 điều 55 NĐ 145/2020/NĐ-CP quy định: 

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

Theo khoản b khoản 1 điều 55 NĐ 145/2020/NĐ-CP quy định:

Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày

Ví dụ: 

Giả sử mức lương cơ bản của người lao động là 50.000 đồng/giờ và tỷ lệ tăng lương cho giờ làm thêm giờ là 150% (1,5 lần lương cơ bản). Nếu người lao động làm thêm 2 giờ trong một ngày làm việc, ta có thể tính lương làm thêm giờ như sau:

Lương cơ bản: 50.000 đồng/giờ; Tổng số giờ làm thêm giờ: 2 giờ; Tỷ lệ tăng lương: 150% (hoặc 1,5)

Lương làm thêm giờ = 50.000 đồng/giờ x 1,5 x 2 giờ= 150.000 đồng

Vậy tổng lương bao gồm cả lương cơ bản và lương làm thêm giờ sẽ là: Lương cơ bản + Lương làm thêm giờ = 50.000 đồng + 150.000 đồng = 200.000 đồng.

>>> Đọc ngay: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số lương mới nhất

Cách tính lương làm thêm giờ đối với người làm theo thời gian

Cách tính lương làm thêm giờ đối với người làm theo thời gian

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Theo khoản 2 điều 55 NĐ 145/2020/NĐ-CP quy định:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Ví dụ:

Giả sử người lao động làm việc trong ngành sản xuất giày dép và được trả lương theo số lượng đôi giày được sản xuất. Mức lương được quy định là 10.000 đồng cho mỗi đôi giày sản xuất.

Nếu trong một ngày làm việc thông thường, người lao động sản xuất 50 đôi giày trong giờ làm việc chính, và sau đó làm thêm 2 giờ để sản xuất thêm 20 đôi giày với mức 150% tiền lương sản phẩm, ta có thể tính lương làm thêm giờ như sau:

Lương cho giờ làm việc chính: = 10.000 đồng/đôi giày x 50 đôi giày= 500.000 đồng

Lương cho giờ làm thêm giờ: = 10.000 đồng/đôi giày x 150% x 20 đôi giày= 300.000 đồng

Tổng lương bao gồm cả lương làm việc chính và lương làm thêm giờ sẽ là: Lương cho giờ làm việc chính + Lương cho giờ làm thêm giờ= 500.000 đồng + 300.000 đồng= 800.000 đồng.

Cách tính lương đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Cách tính lương đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Cách tính lương làm việc vào ban đêm

  • Đối với NLĐ hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm hưởng theo thời gian

Tiền lương làm việc vào ban đêm hưởng theo thời gian

Ví dụ: 

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường: 50.000 đồng/giờ

Số giờ làm việc vào ban đêm: 8 giờ

Tỷ lệ tăng lương: 30%

Tiền lương làm việc vào ban đêm = 50.000 đồng/giờ x 1,3 x 8 giờ= 520.000 đồng

  • Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như trên

Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như trên

Ví dụ:

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường cho mỗi máy tính: 100.000 đồng

Số lượng máy tính sản xuất trong giờ làm việc chính: 50 máy tính

Số lượng máy tính sản xuất trong giờ làm thêm vào ban đêm: 20 máy tính

Tỷ lệ tăng lương cho giờ làm việc vào ban đêm: 50% (hoặc 1,5)

Tiền lương làm việc vào ban đêm = 100.000 đồng/máy tính x 1,5 x 20 máy tính= 3.000.000 đồng

Cách tính lương làm việc vào ban đêm

Cách tính lương làm việc vào ban đêm

Cách tính lương làm thêm giờ vào ban đêm

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Lương làm thêm giờ ban đêm

Lương làm thêm giờ ban đêm

Trong đó:

Theo khoản 1 Điều 57 NĐ 145/2020/NĐ-CP quy định:

a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này;

b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

b1) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

b2) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;

b3) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

Ví dụ:

Giả sử người lao động làm việc trong ngành sản xuất và mức lương giờ thực trả cho công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường là 100.000 đồng/giờ. Mức ít nhất 150%. Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có lương: 200000 đồng. Số giờ làm việc vào ban đêm: 3 giờ

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = ([Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150%] + [30% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường] + [20% x 200000]) x Số giờ làm việc vào ban đêm

= ([100,000 đồng/giờ x 150%] + [30% x 100,000 đồng/giờ] + [20% x 200000) x 3 giờ= (150,000 đồng/giờ + 60,000 đồng/giờ + 40,000 đồng ) x 3 giờ = 220,000 đồng/giờ x 3 giờ= 660,000 đồng.

Lương làm thêm giờ vào ban đêm với người làm theo thời gian

Lương làm thêm giờ vào ban đêm với người làm theo thời gian

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Tiền lương người lao động hưởng lương theo sản phẩm làm thêm giờ vào ban đêm

Tiền lương người lao động hưởng lương theo sản phẩm làm thêm giờ vào ban đêm

Trong đó, theo quy định khoản 2 Điều 57 NĐ 145/2020/NĐ-CP, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

b) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;

c) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Giả sử người lao động làm việc trong ngành sản xuất và đơn giá tiền lương sản phẩm vào ngày làm việc bình thường là 200.000 đồng/sản phẩm. Mức ít nhất 200%. Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có lương: 200000 đồng/sản phẩm. Số giờ làm việc vào ban đêm: 3 giờ

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = ([200,000 đồng x 200%] + [30% x 200,000] +  [20% x 300,000 đồng]) x 3 giờ= (400,000 đồng + 60,000 đồng + 60,000 đồng) x 3 giờ = 520,000 đồng x 3 giờ= 1,560,000 đồng.

Cách tính lương đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm vào ban đêm

Cách tính lương đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm vào ban đêm

Những câu hỏi thường gặp

Lương làm thêm giờ tính như thế nào?

Lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Mức lương làm thêm giờ có thể bằng 150%, 200% hoặc 300% so với mức lương bình thường.

Lương làm thêm giờ có phải đóng BHXH?

Lương làm thêm giờ không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Tiền lương làm thêm giờ vào ngày bình thường là bao nhiêu?

Tiền lương làm thêm giờ = đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300%.

Tiền lương làm thêm giờ có phải tính thuế TNCN?

Tiền lương làm thêm giờ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân online chi tiết nhất

Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễ là bao nhiêu?

Tiền lương làm thêm giờ của người lao động vào ngày nghỉ lễít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương) đối với người lao động hưởng lương ngày.

Bài viết trên đã tổng hợp và hướng dẫn bạn cách tính lương làm thêm giờ chi tiết nhất. Cùng đón đọc những bài viết về thu nhập và chi tiêu của Tikop qua những lần sau nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Top 10 phần mềm tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn, uy tín nhất

THUẾ VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI

Top 10 phần mềm tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn, uy tín nhất

Thu nhập cá nhân là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Việc tính toán và quản lý thu nhập cá nhân đòi hỏi sự chính xác và kỹ lưỡng để tránh các rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ các quy định về thuế. Trong bài viết này, Tikop sẽ giới thiệu đến bạn top 10 phần mềm tính thuế thu nhập cá nhân chuẩn, uy tín nhất.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

07/04/2024

Thu nhập khả dụng là gì? Công thức tính thu nhập khả dụng, có ví dụ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Thu nhập khả dụng là gì? Công thức tính thu nhập khả dụng, có ví dụ

Thu nhập khả dụng chắc hẳn là một cụm từ còn khá mới mẻ đối với tất cả chúng ta, cũng chính vì vậy mà ít người hiểu được hết ý nghĩa của cụm từ này. Tuy nhiên, thuật ngữ thu nhập khả dụng lại thường xuyên suốt hiện trong đời sống xã hội. Vậy thu nhập khả dụng là gì? Công thức tính thu nhập khả dụng ra sao? Hãy cùng Tikop tìm hiểu dưới bài viết nhé!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

07/04/2024

Hướng dẫn lập bảng chi tiêu cá nhân bằng excel chi tiết, đơn giản

THU NHẬP VÀ CHI TIÊU

Hướng dẫn lập bảng chi tiêu cá nhân bằng excel chi tiết, đơn giản

Việc thống kê chi tiêu rõ ràng giúp bạn kiểm soát tốt hơn chi tiêu cá nhân hợp lý, trong đó việc lập bảng excel là một cách đơn giản và hiệu quả. Vậy bảng chi tiêu cá nhân là gì và tại sao nên lập bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách lập bảng chi tiêu cá nhân bằng excel chi tiết, đơn giản.

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

10/04/2024