Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại chi tiết

Đóng góp bởi:

Trang Huynh

Cập nhật:

07/06/2024

Trong quá trình hội nhập quốc tế, cán cân thương mại là một trong những khái niệm quan trọng, đóng vai trò quyết định trong hoạt động thương mại của một quốc gia. Vậy cán cân thương mại là gì? Và làm thế nào để tính toán cán cân thương mại một cách chi tiết? Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Cán cân thương mại là gì?

Khái niệm cán cân thương mại

Cán cân thương mại (BOT) là một chỉ số so sánh giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể. Đó là thành phần quan trọng của tổng cân đối thanh toán (BOP) của một quốc gia. Hiểu một cách đơn giản hơn, cán cân thương mại phản ánh xem một quốc gia có bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ cho các quốc gia khác (xuất khẩu) hơn là mua (nhập khẩu), hoặc ngược lại.

Khi giá trị xuất khẩu của một quốc gia vượt quá giá trị nhập khẩu được coi là có thặng dư thương mại. Ngược lại, nếu một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu là thâm hụt thương mại. Cán cân thương mại có thể được chia thành cán cân thương mại hàng hóa (sản phẩm vật lý) và cán cân thương mại dịch vụ (dịch vụ phi vật lý như du lịch, ngân hàng, tư vấn).

>>Xem thêmGiá trị thặng dư là gì? Công thức tính giá trị thặng dư chi tiết

Tìm hiểu về cán cân thương mại là gì

Tìm hiểu về cán cân thương mại là gì

Ví dụ về cán cân thương mại

Trung Quốc xuất khẩu những sản phẩm như máy tính, điện thoại di động và quần áo sang Việt Nam, trong khi Việt Nam xuất khẩu ô tô và máy tính bảng sang quốc gia Trung Quốc.

  • Nếu giá trị xuất khẩu của Trung Quốc cao hơn giá trị nhập khẩu từ Việt Nam, tức là Trung Quốc có cán cân thương mại dương và Trung Quốc đang bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn là mua từ Việt Nam.
  • Ngược lại, nếu Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn so với giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc, tức là Việt Nam có cán cân thương mại âm, cho thấy rằng Việt Nam đang mua nhiều hơn là bán cho Trung Quốc.

Cán cân thương mại sẽ cung cấp một cái nhìn đơn giản về mức độ mà mỗi quốc gia tham gia vào giao thương quốc tế và liệu họ đang thể hiện sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường hay không.

>>Xem thêmThặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính thặng dư vốn cổ phần chi tiết

Cán cân thương mại tiếng Anh là gì?

Cán cân thương mại tiếng Anh là Balance of Trade (BOT).

Khái niệm liên quan đến cán cân thương mại

Thâm hụt thương mại (Trade Deficit) là gì?

Thâm hụt thương mại xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn so với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia ấy xuất khẩu. Dẫn đến việc quốc gia đó phải chi ra nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ các quốc gia khác, đồng nghĩa với việc dòng tiền nội địa chảy ra thị trường quốc tế, tạo nên cán cân thương mại âm. Nguyên nhân có thể là do quốc gia không sản xuất đủ hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu bên trong, hoặc do sự giàu có của người tiêu dùng, cho phép họ tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn so với khả năng sản xuất trong nước.

Đôi khi thâm hụt thương mại lại là dấu hiệu của sự giàu có

Đôi khi thâm hụt thương mại lại là dấu hiệu của sự giàu có

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì?

Thặng dư thương mại là tình trạng xảy ra khi một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn so với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nó nhập khẩu từ các quốc gia khác. Kết quả là có một dòng tiền từ thị trường nước ngoài chảy vào nội địa, tạo ra cán cân thương mại dương. Thặng dư thương mại có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm, nhưng cũng có thể gây tăng giá và lãi suất trong nền kinh tế.

>>Xem thêmKhủng hoảng kinh tế là gì? Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

Bản chất của cán cân thương mại

Cán cân thương mại là sự khác biệt giữa giá trị tổng số hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia xuất khẩu và giá trị tổng số hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó nhập khẩu. Cán cân thương mại không phản ánh một cách chính xác về tình hình kinh tế của một quốc gia và thâm hụt thương mại không phải lúc nào cũng phản ánh tiêu cực. Để đánh giá tình hình kinh tế dựa trên cán cân thương mại, cần phải xem xét ngữ cảnh. Một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu sẽ có thâm hụt thương mại và ngược lại, một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn sẽ có thặng dư thương mại.

Thặng dư thương mại cho thấy rằng các nhà sản xuất của một quốc gia có một thị trường nước ngoài hoạt động tích cực. Sau khi sản xuất đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu trong nước, có đủ nhu cầu từ phía khách hàng ở nước ngoài để giữ cho các nhà sản xuất địa phương bận rộn. Thâm hụt thương mại có nghĩa là tiền tệ chảy ra ngoài để trả tiền cho các hàng xuất khẩu, cho thấy quốc gia có thể quá phụ thuộc vào hàng hóa ngoại nhập. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nó cũng có thể có nghĩa là quốc gia giàu có và có mức độ nhu cầu cao cần được đáp ứng.

>>Xem thêmChính sách tiền tệ là gì? Đặc điểm, vai trò phổ biến hiện nay

Thặng dư thương mại ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ quốc gia trên thị trường quốc tế

Thặng dư thương mại ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ quốc gia trên thị trường quốc tế

Ý nghĩa của cán cân thương mại

  • Thể hiện cung cầu tiền tệ: Cán cân thương mại ảnh hưởng đến dòng tiền ngoại tệ của một quốc gia. Nếu có thặng dư thương mại, tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia, làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ và làm tăng giá trị của đồng nội tệ. Ngược lại, khi có thâm hụt thương mại, tiền ngoại tệ chảy ra khỏi quốc gia, dẫn đến giảm giá trị của đồng nội tệ.
  • Khả năng cạnh tranh: Cán cân thương mại đối với một quốc gia phản ánh khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường quốc tế. Một cán cân thương mại dương thể hiện quốc gia có khả năng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, một cán cân thương mại âm có thể chỉ ra rằng quốc gia đó đang mất cân đối và cần phải cải thiện khả năng cạnh tranh của mình.
  • Thể hiện hoạt động chi tiêu trên cán cân thanh toán: Cán cân thương mại phản ánh hoạt động chi tiêu của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Thặng dư thương mại cho thấy quốc gia đang thu hút một lượng lớn FDI, giúp nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, thâm hụt thương mại cho thấy quốc gia đang nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, phản ánh sự kém cạnh tranh và cần phải tăng cường sản xuất và xuất khẩu để cân bằng cán cân thương mại.
  • Tạo ra thu nhập và việc làm: Cân bằng cán cân thương mại có thể tạo ra thu nhập và việc làm cho người lao động, giúp nâng cao mức sống và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thặng dư thương mại tạo ra việc làm cho người lao động trong các ngành sản xuất và xuất khẩu, cũng như trong các dịch vụ liên quan.
  • Tăng cường quan hệ quốc tế: Việc duy trì cân bằng cán cân thương mại giữa các quốc gia có thể tạo ra một môi trường thương mại ổn định, tăng cường sự hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia. Từ đó có thể thúc đẩy hòa bình và sự phát triển toàn diện trong khu vực và toàn cầu.

>>Xem thêm: Vốn FDI là gì? Đặc điểm, ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến đầu tư

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Lạm phát

Lạm phát ảnh hưởng đến cán cân thương mại vì nó làm tăng giá thành sản xuất và giá các sản phẩm xuất khẩu. Khi giá thành sản xuất tăng, các doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí cao hơn để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Dẫn đến việc tăng giá thành xuất khẩu của các sản phẩm, làm cho chúng trở nên đắt đỏ hơn trên thị trường quốc tế.

Khi giá xuất khẩu tăng, nhu cầu của các sản phẩm xuất khẩu này có thể giảm do người tiêu dùng có thể chuyển sang các sản phẩm giá rẻ hơn từ các quốc gia khác. Từ đó có thể dẫn đến giảm lượng hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu từ quốc gia đó, gây ra thâm hụt trong cán cân thương mại.

>>Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm? Nguyên nhân và ảnh hưởng hiện nay

Lạm phát có thể gây ra một loạt các vấn đề kinh tế

Lạm phát có thể gây ra một loạt các vấn đề kinh tế

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Khi giá trị của đồng tiền nội tệ tăng lên, quốc gia có thể nhập khẩu hàng hóa với giá thành rẻ hơn, trong khi hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó trở nên đắt đỏ. Các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, dẫn đến giảm giá trị xuất khẩu ròng.

Chính sách thương mại

Các chính sách của Nhà nước có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Các biện pháp hạn chế hoặc hỗ trợ đối với một mặt hàng có thể tác động đến giá của hàng hoá đó. Ví dụ, việc thực hiện trợ cấp nông nghiệp có thể làm giảm chi phí canh tác, khuyến khích sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu, từ đó cải thiện sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thiết lập mức thuế nhập khẩu quá cao có thể khiến thâm hụt thương mại trầm trọng hơn, có thể làm tạo ra rào cản đối với hoạt động giao thương tự do của các quốc gia.

Cách tính cán cân thương mại

Công thức tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu - Tổng giá trị nhập khẩu

Trong đó:

  • Tổng giá trị xuất khẩu: Tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia xuất khẩu đi trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
  • Tổng giá trị nhập khẩu: tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia nhập khẩu vào trong cùng một khoảng thời gian.

Với mỗi kết quả cán cân thương mại sẽ phản ảnh tình hình kinh tế khác nhau, cụ thể:

  • Cán cân thương mại > 0: Thặng dư thương mại.
  • Cán cân thương mại < 0: Thâm hụt thương mại của quốc gia.
  • Cán cân thương mại = 0: Cân bằng giữa việc xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia.

>>Xem thêm: Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Quan hệ lạm phát, lãi suất

Cán cân thương mại âm có thể chỉ ra rằng quốc gia đó đang mất cân đối

Cán cân thương mại âm có thể chỉ ra rằng quốc gia đó đang mất cân đối

Bài tập cán cân thương mại 

Năm 2024, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu là 200 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu là 220 tỷ USD.
Áp dụng công thức cán cân thương mại:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu - Tổng giá trị nhập khẩu = 200 - 220= - 20 tỷ USD
→  Thâm hụt thương mại, tức là giá trị nhập khẩu vượt qua giá trị xuất khẩu.

Nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại

Thâm hụt cán cân thương mại xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu, một số nguyên nhân như sau:

  • Sở thích và nhu cầu tiêu dùng: Nhu cầu cao đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, như hàng xa xỉ hoặc công nghệ tiên tiến, có thể dẫn đến tăng nhập khẩu và gây thâm hụt thương mại.
  • Đồng nội tệ mạnh: Nếu đồng tiền quốc gia mạnh hơn so với đồng ngoại tệ, hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn, dẫn đến tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu, góp phần gây ra thâm hụt thương mại.
  • Hạn chế về năng lực sản xuất trong nước: Sự thiếu hụt về sản xuất một số hàng hoặc dịch vụ cụ thể có thể buộc quốc gia phải dựa vào nhập khẩu.
  • Phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên: Quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tài nguyên như dầu mỏ hoặc khoáng sản và việc tăng giá của những mặt hàng này trên thị trường toàn cầu có thể gây ra thâm hụt thương mại.
  • Thiếu hụt về công nghệ: Sự thiếu hụt về công nghệ có thể khiến một quốc gia phải nhập khẩu nhiều hơn, tăng thâm hụt thương mại.
  • Hiệp định thương mại và tự do hóa: Mặc dù các hiệp định thương mại có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến tăng nhập khẩu (các ngành công nghiệp trong nước phải đối mặt với việc cạnh tranh mạnh mẽ từ đối tác nước ngoài).
  • Áp lực từ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát cao hơn so với các đối tác thương mại có thể dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
  • Xu hướng tiết kiệm và đầu tư: Mức tiết kiệm cao trong nước có thể dẫn đến tăng đầu tư và phần lớn vốn có thể được sử dụng để nhập khẩu hàng hoặc tài trợ cho các dự án lớn, tăng khả năng gây ra thâm hụt thương mại.

>>Xem thêmNền kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế

Cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế

Phân biệt cán cân thanh toán và cán cân thương mại 

Bảng phân biệt cán cân thanh toán và cán cân thương mại 

Tiêu chíCán cân thương mạiCán cân thanh toán
Định nghĩaĐo lường sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.Ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế quốc tế của cư dân trong 1 quốc gia, bao gồm cả thương mại cũng như vốn tài chính và các chuyển khoản tài chính.
Ý nghĩaNắm bắt được tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của đất nước với các quốc gia khác.Theo dõi dễ dàng các giao dịch kinh tế của quốc gia với các nước khác.
Giao dịchCác giao dịch liên quan đến hàng hóa.Các giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
Chuyển vốnKhông được trong cán cân thương mại.Được trong cán cân thanh toán.
Đánh giá tốt hơnGiúp đưa ra cái nhìn một phần trong nền kinh tế.Đưa ra góc nhìn kinh tế.
Thành phầnThành phần của tài khoản vãng lai thanh toán.Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.

>>Xem thêmCơ chế thị trường là gì? Ưu điểm, nhược điểm, ví dụ chi tiết

Thâm hụt thương mại tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn so với khả năng sản xuất trong nước

Thâm hụt thương mại tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn so với khả năng sản xuất trong nước

Câu hỏi thường gặp

Cán cân thương mại tính như thế nào?

Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu. Chi tiết trình bày ở phần trên.

Cán cân thương mại dương là gì?

Cán cân thương mại dương xảy ra khi giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu), hay còn được gọi là thặng dư thương mại.

Cán cân thương mại âm là gì?

Cán cân thương mại âm xảy ra khi giá trị xuất khẩu thấp hơn giá trị nhập khẩu, hay còn được gọi là thâm hụt thương mại.

Làm thế nào để đạt được thặng dư thương mại?

Một quốc gia có thể đạt được thặng dư thương mại bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp xuất khẩu hoặc khai thác tài nguyên. Đồng thời, có thể di chuyển hướng tới thặng dư thương mại bằng cách áp đặt thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu hoặc giảm giá trị của đồng tiền quốc gia. Tuy nhiên, mỗi hành động này đều có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế thị trường.

Tóm lại, cán cân thương mại là một phần quan trọng trong việc đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm cán cân thương mại là gì và cách tính toán cán cân thương mại một cách chi tiết. Theo dõi ngay chuyên mục kiến thức tài chính để tìm hiểu thêm về các vấn đề kinh tế - tài chính khác cùng Tikop!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Đầu tư tài chính dài hạn là gì? 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng biến động, việc tìm kiếm các kênh đầu tư tài chính dài hạn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Nhưng điều gì là đầu tư tài chính dài hạn và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu đầu tư tài chính dài hạn là gì và điểm qua 7 kênh đầu tư dài hạn phổ biến nhất hiện nay.

tikop_user_icon

Quỳnh Nguyễn Như

tikop_calander_icon

24/08/2024

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Vay thấu chi là gì? Có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không?

Vay thấu chi là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số tiền thực đang có trong tài khoản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vay thấu chi là gì, có nên vay thấu chi ngân hàng hiện nay không. Tikop sẽ cung cấp các thông tin về vay thấu chi ngay trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Trần Mỹ Phương

tikop_calander_icon

21/04/2024

KYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

KYC là gì? Vai trò, quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng

KYC là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành tài chính - ngân hàng và được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp khác. Vậy, KYC là gì? Vai trò và quy trình xác minh KYC trong tài chính ngân hàng như thế nào? Tikop sẽ cung cấp các thông tin về KYC ngay trong bài viết dưới đây.

tikop_user_icon

Trần Mỹ Phương

tikop_calander_icon

10/03/2024

Hạn mức giao dịch là gì? Cách kiểm tra và đổi hạn mức giao dịch

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Hạn mức giao dịch là gì? Cách kiểm tra và đổi hạn mức giao dịch

Trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, khái niệm về hạn mức giao dịch có lẽ đã quá quen thuộc. Đối với những ai mới bắt đầu tiếp cận hoặc đang nắm bắt các dịch vụ ngân hàng điện tử, việc hiểu rõ về hạn mức giao dịch là bước đầu tiên quan trọng. Trong bài viết này, Tikop sẽ cùng bạn tìm hiểu hạn mức giao dịch là gì, cách kiểm tra và đổi hạn mức giao dịch.

tikop_user_icon

Trang Huynh

tikop_calander_icon

24/03/2024