Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Lợi ích kinh tế là gì? Bản chất, vai trò của lợi ích kinh tế

Đóng góp bởi:

Nguyễn Thế Đông

Cập nhật:

18/01/2024

Lợi ích kinh tế là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp luôn muốn tối ưu. Cùng Tikop tìm hiểu lợi ích kinh tế là gì và vai trò của lợi ích kinh tế ngay sau đây nhé!

Lợi ích kinh tế là gì? 

Khái niệm lợi ích kinh tế 

Để hiểu kỹ về lợi ích kinh tế là gì, trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm về lợi ích. Lợi ích là việc thỏa mãn các nhu cầu của con người. Nhu cầu được chia làm hai loại cơ bản: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần.  

Ví dụ: Bạn mong muốn được ăn, được uống, được mặc quần áo đẹp, được sử dụng điện thoại xịn,... Đây được coi là nhu cầu về vật chất. Ngược lại, khi bạn muốn được giải trí, được đi chơi,...đó gọi là nhu cầu về tinh thần. 

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người. 

Khái niệm lợi ích kinh tế

Khái niệm lợi ích kinh tế

Ví dụ về lợi ích kinh tế 

Giả sử một công ty khai thác tài nguyên, khoáng sản thì lợi ích kinh tế chính là những tài nguyên công ty đó thu được. Đó có thể là vàng, than, quặng sắt hay kim vương. Hoặc khi bạn kinh doanh một mặt hàng nào đó, lợi ích kinh tế chính là doanh thu hay chính là tiền. 

Lợi ích kinh tế tiếng Anh là gì? 

Lợi ích kinh tế trong tiếng Anh là Economic Benefits.

Vai trò của lợi ích kinh tế 

Động lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội 

Lợi ích kinh tế tạo động lực cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất. Lấy ví dụ đối với một người lao động, khi họ làm việc chăm chỉ và khiến lợi ích kinh tế hay chính là doanh thu của doanh nghiệp tăng, họ có thể được thưởng doanh số hoặc tăng lương. Điều này tạo động lực cho người tham gia lao động làm việc và chịu khó nâng cao tay nghề hơn. Do vậy, cả người chủ và khách hàng đều được hưởng lợi từ điều này. Và các hoạt động kinh tế - xã hội cũng trở nên sôi nổi và phát triển hơn. 

Thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác

Việc đạt được lợi ích về kinh tế chính là cơ sở để thúc đẩy các lợi ích khác như tinh thần. Ví dụ, nếu bạn muốn đi du lịch thì cần phải nỗ lực làm việc, cải thiện thu nhập để có thể thỏa mãn nhu cầu đi du lịch. Vì vậy, lợi ích kinh tế tăng thì nhu cầu về các lợi ích khác cũng tăng theo.

Lợi ích kinh tế giúp thỏa mãn nhu cầu về tinh thần

Lợi ích kinh tế giúp thỏa mãn nhu cầu về tinh thần

Tạo ra nhiều việc làm

Lợi ích kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Nếu xã hội càng phát triển thì số lượng các doanh nghiệp hoạt động càng lớn. Điều này tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

Nâng cao chất lượng sống 

Lợi ích kinh tế càng lớn đồng nghĩa với thu nhập của người lao động cũng tăng theo. Điều này giúp người dân có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và thỏa mãn các nhu cầu khác bên ngoài nhu cầu về vật chất. 

Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật 

Trong xã hội hiện đại ngày nay, công nghệ đóng vai trò lớn trong việc phát triển của một doanh nghiệp. Nếu muốn tiến xa thì doanh nghiệp buộc phải cải tiến và áp dụng các công nghệ vào quá trình làm việc. Do vậy, lợi ích kinh tế có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng vào phát triển khoa học kỹ thuật. 

Lợi ích kinh tế thúc đẩy công nghệ phát triển

Lợi ích kinh tế thúc đẩy công nghệ phát triển

Các loại lợi ích kinh tế 

Do đặc thù về nền kinh tế và chế độ, nước ta tồn tại nhiều thành phần, quan hệ và tư liệu sản xuất khác nhau. Vì vậy, lợi ích kinh tế cũng được phân loại dựa trên các góc nhìn khác nhau:

  • Dưới góc nhìn tổng quát: lợi ích kinh tế cá nhân, lợi ích kinh tế tập thể và lợi ích kinh tế xã hội.

  • Dưới góc nhìn của quá trình sản xuất: lợi ích kinh tế của người sản xuất, người phân phối, người trao đổi, người tiêu dùng.

  • Dưới góc nhìn của thành phần kinh tế: lợi ích kinh tế tương ứng với các thành phần kinh tế đó.

Phân loại lợi ích kinh tế

Phân loại lợi ích kinh tế

Bản chất của lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Dễ hiểu hơn, trong một hoạt động sản xuất sẽ bao gồm nhiều chủ thể khác nhau. Tất cả các chủ thể sẽ liên kết với nhau và cùng hướng tới một lợi ích kinh tế chung. 

Ví dụ: Khi mở một thương hiệu quần áo, người chủ cửa hàng sẽ phải hợp tác với đơn vị may, người cho thuê mặt bằng hay đơn vị Marketing thuê ngoài. Tất cả các chủ thể này sẽ hợp tác và cùng hướng tới một mục đích chung.

Lợi ích kinh tế phản ánh bản chất xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Nghĩa là với mỗi thời kỳ, lợi ích kinh tế sẽ được biểu hiện khác nhau dựa vào cơ cấu và cách hoạt động của thời kỳ đó. 

Ví dụ: Trong thời kỳ bao cấp, lợi ích kinh tế sẽ gắn liền với các tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân có tiếng nói hơn và có thể hưởng thành quả nhiều hơn từ hoạt động kinh doanh của họ. 

Bản chất của lợi ích kinh tế

Bản chất của lợi ích kinh tế

Biểu hiện của lợi ích kinh tế 

Mỗi chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích kinh tế khác nhau. Lấy ví dụ, trong một doanh nghiệp may mặc, lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Trong khi đó, lợi ích kinh tế của người lao động chính là tiền lương hay tiền công.

Lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định. Cụ thể, người chủ doanh nghiệp chính là người sở hữu tư liệu sản xuất như vốn, mặt bằng cửa hàng, nhà kho,...Do vậy, lợi ích của người chủ sẽ khác với lợi ích của người lao động. Có thể thấy rằng, lợi ích kinh tế sẽ phụ thuộc vào vị trí và vai trò của chủ thể kinh tế.

Lợi ích kinh tế phụ thuộc vào vị trí và vai trò của chủ thể kinh tế

Lợi ích kinh tế phụ thuộc vào vị trí và vai trò của chủ thể kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế 

Chính sách kinh tế 

Chính sách kinh tế tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, quy định pháp luật,... Nếu đó là những thay đổi tích cực thì có thể giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phát triển. Ngược lại, các chính sách do chính phủ đề ra cũng có thể gây ảnh tiêu cực đến doanh thu của tổ chức.

Hạ tầng 

Hạ tầng là yếu tố quan trọng trong hệ thống vận hành của các doanh nghiệp. Nó tác động đến quá trình lưu thông và chi phí của doanh nghiệp. Hạ tầng phát triển có thể giúp lợi ích kinh tế của doanh nghiệp cũng như các cá nhân được nâng cao. 

Chất lượng hạ tầng ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

Chất lượng hạ tầng ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

Lực lượng lao động 

Lực lượng lao động với tay nghề cao và năng suất có thể gia tăng lợi ích kinh tế. Do vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng khâu đào tạo và quản lý nhân sự để tối ưu doanh thu của mình. 

Thị trường 

Thị trường ít biến động có thể giúp doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và hạn chế được các rủi ro. 

Nguồn lực tự nhiên 

Nguồn tài nguyên tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác của một số ngành đặc thù như khoáng sản hay đánh bắt cá. Số lượng tài nguyên nhiều hay ít tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất. Việc quản lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên hiệu quả là một trong những cách phát triển bền vững của các doanh nghiệp hiện nay. 

Trữ lượng tài nguyên ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

Trữ lượng tài nguyên ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế

Công nghệ

Việc áp dụng các công nghệ vào quá trình làm việc có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và gia tăng lợi ích kinh tế. Một số yếu tố khoa học kỹ thuật phổ biến trong phát triển kinh tế hiện nay như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot học,... 

Chính trị 

Việt Nam không phải là quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính trị, tuy nhiên, sự bất ổn của một vài quốc gia trên thế giới có thể tác động đến giá cả một số mặt hàng phải sử dụng tài nguyên từ nước ngoài. Giá cả xăng dầu tăng chính là ví dụ điển hình bị tác động bởi yếu tố chính trị.

Chính sách thương mại quốc tế 

Các chính sách thương mại quốc tế có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sang các thị trường mới và ngược lại. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng lợi ích kinh tế và phát triển hơn trong tương lai.

Chính sách thương mại quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

Chính sách thương mại quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế 

Thúc đẩy đầu tư và kinh doanh 

Theo định nghĩa, lợi ích kinh tế là lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế. Hiểu đơn giản, đó là cách tăng doanh thu khi tham gia vào hoạt động sản xuất đối với chủ doanh nghiệp hoặc tăng thu nhập đối với người lao động,... Vì vậy, để tối ưu lợi ích kinh tế, các doanh nghiệp cần thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư. 

Lấy ví dụ, doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư sang một lĩnh vực mới hoặc tối ưu lại chi phí để tăng lợi ích kinh tế.

Phát triển nguồn nhân lực

Người lao động chính là nguồn lực chính trong hoạt động sản xuất hay quá trình làm việc của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc phát triển tay nghề cũng như văn hóa doanh nghiệp có thể giúp nhân sự cải thiện hiệu suất trong công việc. 

Khuyến khích nghiên cứu và phát triển 

Nghiên cứu và phát triển là công việc quan trọng trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Quá trình này giúp doanh nghiệp tìm ra những thứ không phù hợp và phát hiện ra hướng đi mới cho tổ chức. 

Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Phát triển hạ tầng 

Việc phát triển hạ tầng phụ thuộc một phần vào chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có thể cải thiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của tổ chức. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành mà còn tác động đến tinh thần làm việc của nhân viên. 

Thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế 

Việc chính phủ hợp tác và tham gia vào các tổ chức thương mại trên thế giới giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng sang các thị trường mới. Đây cũng là xu hướng phát triển của các nền kinh tế lớn trên thế giới. 

Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo công nghệ 

Như đã đề cập ở trên, công nghệ tác động lớn đến quá trình và hiệu suất làm việc của cá nhân cũng như tổ chức doanh nghiệp. Bởi vậy, việc áp dụng và phát triển khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp có thể tối ưu được lợi ích kinh tế.

Chú trọng phát triển công nghệ

Chú trọng phát triển công nghệ

Câu hỏi về lợi ích kinh tế 

Quan hệ lợi ích kinh tế là gì? 

Quan hệ lợi ích kinh tế là mối quan hệ giữa những người và tổ chức cùng tham gia vào một hoạt động kinh tế để tạo ra lợi ích kinh tế. 

Lấy ví dụ, doanh nghiệp A và nhân viên của doanh nghiệp đó được coi là quan hệ lợi ích kinh tế. Bởi người lao động làm việc trong môi trường kinh tế của doanh nghiệp A và tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp A. Ngược lại, doanh nghiệp A tạo ra lợi ích kinh tế cho nhân viên hay còn gọi là tiền lương. 

Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp là gì?

Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp hiểu đơn giản là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. 

Trên đây là kiến thức cơ bản về lợi ích kinh tế là gì và bản chất của lợi ích kinh tế. Hy vọng bài viết này có thể mang lại giá trị hữu ích cho bạn. Theo dõi Tikop để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

tikop_user_icon

Phương Uyên

tikop_calander_icon

17/01/2024

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Cách thức xây dựng tài chính cá nhân

Để thực sự thành công trong lĩnh vực tài chính cá nhân, bạn phải thành thục ba kỹ năng . Cùng Tikop tìm hiểu 3 kỹ năng này là gì để giúp cải thiện tài chính cá nhân nhé!

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

24/03/2023

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

tikop_user_icon

Lê Thị Thu

tikop_calander_icon

18/10/2023

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

5 bài học đắt giá về đầu tư của người do Thái

Người Do Thái chỉ chiếm 0.3% dân số thế giới nhưng nắm giữ đến 30% tài sản trên toàn thế giới. Bạn sẽ học được gì ở họ? Hãy chiêm nghiệm 5 bài học đắt giá của họ sau đây cùng Tikop

tikop_user_icon

Tikop

tikop_calander_icon

25/01/2024