Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Bẫy "chi phí chìm" là gì ? Làm thế nào để tránh bẫy chi phí chìm?

Đóng góp bởi:

Tikop

Cập nhật:

13/04/2023

Thực chất ai cũng có "chi phí chìm" nhưng không phải ai cũng nhận ra khi nào chúng đánh lừa tâm trí, khiến ta đưa ra những quyết định tài chính thiếu sáng suốt.

Thực chất ai cũng có "chi phí chìm" nhưng không phải ai cũng nhận ra khi nào chúng đánh lừa tâm trí, khiến ta đưa ra những quyết định tài chính thiếu sáng suốt.

1.Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm (sunk cost) là thời gian, hoặc tiền bạc bạn đã sử dụng và không thể thu hồi.

Ngụy biện chi phí chìm là trạng thái ta cảm thấy tiếc nuối khi muốn vứt bỏ một thứ mà ta đã dành nhiều thời gian và công sức nhưng không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Khái niệm được hình thành dựa trên tâm lý rằng mọi người có mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ với những thứ họ đã mất/đã đầu tư so với những thứ họ đã/sẽ đạt được.

Để tránh bẫy chi phí chìm, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu một số ví dụ để hình dung "hình dạng" của chiếc bẫy.

2.Ngụy biện chi phí chìm trong đời sống

Ví dụ 1: “Học được 3 năm rồi chẳng lẽ bây giờ lại bỏ?” Vì đã dành một số tiền đáng kể để theo đuổi tấm bằng đại học, sinh viên A quyết định tiếp tục học cho xong, dù đã đi làm và tìm được hướng đi hoàn toàn khác, mà mình quan tâm và có năng lực hơn.

Ví dụ 2: “Mình không muốn chia tay đâu vì tụi mình đã yêu nhau được 3 năm rồi. Bây giờ chia tay uổng lắm.” Đây có thể xem là một trong những lí do phổ biến cho việc mọi người quyết định tiếp tục một mối quan hệ yêu đương nhiều tổn thương, hay một cuộc hôn nhân không có sự giao thoa về giá trị cá nhân.

Ví dụ 3: Một nhà đầu tư từ chối bán lại cổ phiếu ở một mức giá tốt so với giá thị trường hiện tại, vì trước đó đã mua với giá cao hơn.

3.Một số cách để tránh ngụy biện chi phí chìm

Nhìn dài hạn khi phải đưa ra quyết định

Nghĩa là hãy tính toán chi phí cơ hội để đánh giá tiềm năng của các lựa chọn, từ đó dần tạo cảm giác dễ buông bỏ hơn những quyết định đã có vẻ không còn đúng đắn. Nếu bạn chưa biết chi phí cơ hội là gì thì có thể hiểu đây là lợi ích mà bạn bỏ lỡ nếu lựa chọn phương án thay thế khác.

Thư giãn trong suy nghĩ

Ví dụ, bạn có thể tự hỏi mình, "Tôi đang ở trạng thái cảm xúc nào khi quyết định?" hoặc "Tôi làm điều này có phải vì sợ hãi rằng mình sẽ đánh mất thứ mình đang có (dù nó đã quá méo mó)?". Dừng lại ít nhất 5 phút để tâm trí lắng đọng xuống có thể "cứu" ví tiền và cả quãng đời còn lại của bạn.

Quan sát tín hiệu

Chúng ta thường được dạy phải gan dạ và kiên trì, nhưng thực tế chúng có giới hạn. Kiên trì mà không để ý những tín hiệu về việc phải đánh đổi quá lớn phía trước sẽ trở thành bướng bỉnh, mù quáng.

Năm 1996, David Breashears, một nhà làm phim nổi tiếng từng đoạt giải Emmy và đồng thời là một nhà leo núi, đã phải quyết định quay đầu lại khi leo lên đỉnh Everest vì họ nhận ra có một trận bão tuyết đang hình thành.

Khi xuống núi và quay trở lại trại căn cứ, họ đã gặp một số nhà leo núi khác vẫn tiếp tục leo lên. Trận bão tuyết đó cuối cùng đã biến thành thảm họa trên đỉnh Everest, nơi 8 người bị cuốn vào cơn bão và thiệt mạng. Nếu Breashears cũng nhất quyết leo lên, đội của anh cũng có thể đã mất mạng.

Tóm lại, thật không may là con người không thể loại bỏ hoàn toàn sự thôi thúc của ngụy biện chi phí chìm vì sự hoạt động phức tạp của não bộ. Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể theo đuổi và duy trì khoản cách gần với lý tưởng "không đặt nặng cảm xúc về chi phí chìm, và luôn xem xét đến các chi phí biến đổi linh hoạt theo tình trạng ở hiện tại và tương lai khi đưa ra quyết định".

Bài viết tham khảo từ tác giả Bích Hồ

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết

NAPAS là loại thẻ ngân hàng phổ biến và được nhiều người sử dụng. Vậy thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

20/11/2024

1 Rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? 6 điều cần biết về tiền Ấn Độ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

1 Rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? 6 điều cần biết về tiền Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nước có GDP cao trên thế giới, do đó tiền Ấn Độ cũng được nhiều người quan tâm. Tiền Ấn Độ là tiền gì và bằng bao nhiêu tiền Việt Nam, hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

18/11/2024

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank) là gì? Có uy tín không?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank) là gì? Có uy tín không?

Ngân hàng UOB - một cái tên quen thuộc trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Với sự phát triển mạnh cùng mạng lưới rộng khắp, UOB đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại khu vực Châu Á. Vậy, UOB là ngân hàng gì và tại sao lại được nhiều người tin tưởng lựa chọn? Cùng tìm hiểu chi tiết về ngân hàng này trong bài viết của Tikop!

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

16/11/2024

Shinhan Bank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Shinhan Bank

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Shinhan Bank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Shinhan Bank

Shinhan Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam. Vậy lý do gì khiến Shinhan Bank được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn? Để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng này, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Tikop!

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

16/11/2024