Chi phí cận biên là gì?
Khái niệm chi phí cận biên
Chi phí cận biên còn gọi là chi phí đơn vị, là số tiền mà một doanh nghiệp phải chi trả thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. Chi phí cận biên là chỉ số quan trọng trong kế toán quản trị, giúp đo lường sự biến động của tổng chi phí khi sản xuất thêm sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nói một cách đơn giản, chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Đây là sự biến đổi của tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa, chia cho sự thay đổi tương ứng của sản lượng hàng hóa được sản xuất.
Ví dụ về chi phí cận biên
Công ty Y sản xuất 200 sản phẩm với tổng chi phí là 250 triệu. Do nhu cầu thị trường giảm, họ giảm sản lượng xuống còn 150 sản phẩm và tổng chi phí giảm xuống còn 180 triệu.
Chi phí biên:
- Thay đổi về chi phí: 250 triệu - 180 triệu = 70 triệu VNĐ(giảm)
- Thay đổi về số lượng: 200 sản phẩm - 150 sản phẩm = 50 sản phẩm (giảm)
- Chi phí biên = Thay đổi về chi phí / Thay đổi về số lượng = 70 triệu / 50 sản phẩm = 1.400.000 VNĐ/sản phẩm
Chi phí bình quân:
- Tổng chi phí: 180 triệu VNĐ
- Số lượng sản phẩm: 150 sản phẩm
- Chi phí bình quân = Tổng chi phí / Số lượng sản phẩm = 180 triệu / 150 sản phẩm = 1.200.000 VNĐ/sản phẩm
Trong ví dụ này, chi phí biên là 1.400.000 VNĐ/sản phẩm và chi phí bình quân là 1.200.000 VNĐ/sản phẩm. Kết luận, mặc dù chi phí bình quân giảm khi giảm sản lượng, nhưng chi phí biên vẫn tăng, chỉ ra rằng giảm sản lượng không phải lúc nào cũng giảm chi phí biên.
>>Xem thêm: Bẫy "chi phí chìm" là gì ? Làm thế nào để tránh bẫy chi phí chìm?
Chi phí cận biên có thể giúp tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Biểu đồ chi phí cận biên
Đường chi phí biên thường có dạng hình chữ U, với mức sản lượng tối ưu được gọi là q*. Khi sản lượng đầu ra thấp, chi phí biên thường cao do sự dư thừa của các yếu tố sản xuất cố định và lợi thế khi tăng quy mô sản lượng.
Khi sản lượng tăng lên, chi phí biên giảm do doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực dư thừa và công suất cố định. Điều này làm cho chi phí tăng thêm khi sản xuất một đơn vị sản phẩm ít hơn so với trước.
Tuy nhiên, khi sản lượng tiếp tục tăng, lợi thế về chi phí cố định sẽ bị khai thác hết và các chi phí mới như chi phí quản lý, đầu tư thêm vào tài sản cố định sẽ làm cho chi phí biên tăng lên. Điều này làm cho đường chi phí biên tăng trở lại sau một mức độ nhất định của sản lượng.
Biểu đồ thể hiện chi phí cận biên
Trong đó:
- q là sản lượng đầu ra
- q* là mức sản lượng tại đó chi phí biên đạt giá trị tối thiểu
>>Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội có ví dụ chi tiết
Chi phí cận biên tiêng Anh là gì?
Chi phí cận biên trong tiếng Anh là Marginal Cost – MC.
Ý nghĩa của chi phí cận biên
Trong sản xuất
Chi phí cận biên giúp doanh nghiệp xác định mức sản lượng tối ưu để đạt được lợi nhuận cao nhất. Nếu chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên, doanh nghiệp sẽ chịu lỗ khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Ngược lại, nếu chi phí cận biên nhỏ hơn doanh thu cận biên, doanh nghiệp sẽ có lãi khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Trong marketing
Chi phí cận biên giúp doanh nghiệp xác định mức giá tối ưu để tối đa hóa doanh thu. Nếu chi phí cận biên bằng giá bán, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận tối đa.
Trong tài chính
Chi phí cận biên giúp nhà đầu tư xác định mức đầu tư tối ưu để đạt được lợi nhuận mong muốn. Nếu chi phí cận biên lớn hơn lợi nhuận cận biên, nhà đầu tư sẽ chịu lỗ khi đầu tư thêm một đơn vị vốn. Ngược lại, nếu chi phí cận biên nhỏ hơn lợi nhuận cận biên, nhà đầu tư sẽ có lãi khi đầu tư thêm một đơn vị vốn.
Chi phí cận biên là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quyết định sản lượng sản phẩm dựa trên giá bán và chi phí sản xuất
Phân biệt chi phí cận biên và chi phí bình quân
Chi phí cận biên | Chi phí bình quân | |
Khái niệm | Là chi phí tăng thêm của việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng. | Là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm. |
Cách tính | Được tính bằng cách lấy tổng thay đổi trong chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa chia cho sự thay đổi của sản lượng sản xuất. | Được tính bằng tổng chi phí (bao gồm tất cả các chi phí cố định và biến đổi) chia cho số lượng sản phẩm được sản xuất. |
Ý nghĩa | Giúp nhà quản trị dễ dàng so sánh kết quả của quá trình thực hiện theo kế hoạch. | Được sử dụng để đánh giá tác động đến chi phí đơn vị sản phẩm do sự thay đổi của mức sản lượng, giúp đưa ra các quyết định chiến lược về giá cả và sản lượng. |
>>Xem thêm: OPEX (Chi phí hoạt động) là gì? Phân biệt OPEX và CAPEX
Cách tính chi phí cận biên
Công thức tính chi phí cận biên
MC = ∆C / ∆Q
Trong đó:
- MC là ký hiệu của chi phí biên (viết tắt của từ Marginal Cost)
- ΔC (Thay đổi trong chi phí): Sự thay đổi của chi phí được xác định bằng cách lấy chi phí sản xuất theo sản lượng mới trừ đi chi phí sản xuất theo sản lượng ban đầu.
- ∆Q là sự thay đổi trong sản lượng
Bài tập tính chi phí cận biên
Cửa hàng sách XYZ bắt đầu với việc sản xuất 100 quyển sách với tổng chi phí là 10 triệu đồng. Sau đó, cửa hàng quyết định sản xuất thêm 50 quyển sách nữa với tổng chi phí cho 150 quyển sách là 15 triệu VNĐ.
Để tính ∆C, chúng ta sẽ lấy tổng chi phí theo sản lượng mới (15 triệu VNĐ) trừ đi chi phí theo sản lượng ban đầu (10 triệu VNĐ). Kết quả thu được của ví dụ này là ∆C = 5 triệu VNĐ.
Đối với thay đổi trong sản lượng (∆Q), cửa hàng sách XYZ đã sản xuất thêm 50 quyển sách, vì vậy ∆Q = 50.
Áp dụng công thức tính chi phí biên, ta có:
MC= ∆C / ∆Q= 5 triệu/ 50 quyển sách=100.000 VNĐ/ quyển
Do đó, chi phí biên cho mỗi quyển sách sản xuất thêm là 100.000 VNĐ.
>>Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính tỷ suất lợi nhuận chi tiết
Chi phí cận biên tính bằng tỷ lệ thay đổi của chi phí so với thay đổi của sản lượng sản phẩm
Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và chi phí cận biên
Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và chi phí cận biên rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tối ưu hóa sản xuất và lợi nhuận.
Khi chi phí cận biên của sản phẩm sản xuất thêm thấp hơn doanh thu cận biên, doanh nghiệp có cơ hội tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu tình trạng doanh thu biên không đủ để bù đắp chi phí biên, doanh nghiệp sẽ phải xem xét các biện pháp cải thiện quản lý chi phí hoặc doanh thu, thậm chí cân nhắc ngừng sản xuất để tránh lỗ.
Đường chi phí biên thường có xu hướng giảm khi doanh nghiệp được hưởng lợi từ quy mô sản xuất. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp gặp phải các vấn đề về năng suất và quy mô, chi phí biên có thể tăng lên. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng doanh thu không đủ để bù đắp chi phí biên, đặc biệt khi đạt đến mức giá trị tối ưu của sản lượng.
>>Xem thêm: Gross Margin là gì? Ý nghĩa, cách tính biên lợi nhuận gộp chi tiết
3 sai lầm phổ biến khi phân tích chi phí cận biên
Khó áp dụng ở một số ngành
Trong các ngành như đóng tàu, máy bay, nơi giá trị của sản phẩm dở dang tương ứng với doanh thu lớn, việc áp dụng phân tích chi phí cận biên trở nên khó khăn. Trong trường hợp này, chi phí chung cố định không được tính vào giá trị cuối kỳ của sản phẩm dở dang, có thể dẫn đến tình trạng lỗ hàng năm nhưng lại có thể đạt được lợi nhuận lớn khi sản phẩm hoàn thành. Do đó, phân tích chi phí cận biên trong trường hợp này có thể cho kết quả không chính xác.
Bỏ qua yếu tố thời gian
Trong tính toán chi phí cận biên, yếu tố thời gian thường bị bỏ qua. Ví dụ, 2 công việc có thể có chi phí cận biên giống nhau, nhưng nếu một công việc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành, thì chi phí thực tế của công việc đó sẽ cao hơn. Điều này dẫn đến một đánh giá không chính xác về chi phí cận biên.
Chi phí cận biên bỏ qua thực tế là chi phí cố định cũng có thể kiểm soát được
Một sai lầm phổ biến khác là bỏ qua thực tế là chi phí cố định cũng có thể kiểm soát được. Từ đó dẫn đến việc đánh giá tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí cố định bị giảm bớt, dẫn đến kiểm soát chi phí không hiệu quả.
Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
Cách tối ưu chi phí cận biên hiệu quả
Tối ưu quy trình sản xuất
Tối ưu quy trình sản xuất là cách hiệu quả nhất để cắt giảm chi phí cận biên. Cải thiện hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, lao động và thiết bị sản xuất có thể đạt được bằng cách:
- Sử dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
- Tăng cường tự động hóa trong quy trình sản xuất.
- Giảm thiểu lãng phí trong quy trình sản xuất.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
>>Xem thêm: 8 Cách đầu tư nhỏ hiệu quả thu lợi nhuận gấp 100 lần vốn hiện nay
Tìm kiếm nguồn hàng rẻ hơn
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm phần lớn trong chi phí cận biên. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp có giá thấp hơn có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ vẫn đảm bảo.
Cải thiện năng suất
Tăng cường năng suất lao động có thể giảm chi phí nhân công và do đó giảm chi phí cận biên như sau:
- Cải thiện quy trình làm việc và cung cấp công cụ, thiết bị tốt hơn.
- Đào tạo và phát triển nhân viên.
- Sử dụng công nghệ để tự động hóa các công việc.
Phân tích chi phí cận biên giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất và định giá sản phẩm
Cắt giảm chi phí không cần thiết
Kiểm tra và loại bỏ các khoản chi phí không cần thiết hoặc lãng phí có thể giúp giảm chi phí cận biên, bao gồm loại bỏ các dự án không cần thiết, tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên, cũng như giảm bớt các khoản chi phí quản lý không cần thiết.
Áp dụng công nghề cào doanh nghiệp
Công nghệ hiện đại có thể giúp cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm chi phí cận biên. Công nghệ như hệ thống tự động hóa, quản lý kho hàng và quản lý sản xuất có thể được áp dụng để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí.
>>Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất
Câu hỏi thường gặp
Chí phí cận biên ký hiệu là gì?
Chi phí cận biên ký hiệu là MC - Marginal Cost.
Chi phí cận biên cho biết điều gì?
Chi phí cận biên cho biết mức chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chi phí cận biên được tính như thế nào?
Chi phí cận biên = (Thay đổi tổng chi phí) / (Thay đổi số lượng sản phẩm)
Tóm lại, chi phí cận biên là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình ra quyết định kinh doanh. Bằng cách hiểu và tính toán đúng đắn chi phí này, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và đạt được lợi nhuận cao nhất. Theo dõi danh mục kiến thức tài chính để không bỏ lỡ bất kỳ bài học bổ ích nào nhé!