Hotline (8h-18h | T2-T6): 1900 88 68 57
Email (8h-21h): hotro@tikop.vn

Tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính tỷ suất lợi nhuận chi tiết

Đóng góp bởi:

Uyên Hoàng

Cập nhật:

20/08/2024

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Hiện nay, việc hiểu và áp dụng tỷ suất lợi nhuận đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư và quản lý tài sản. Vậy tỷ suất lợi nhuận là gì? Cách tính tỷ suất này? Mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tikop!


Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính. Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết về chủ đề này

1.1. Khái niệm về tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận được tính dựa trên tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được với số vốn cố địnhvốn lưu động được sử dụng trong cùng kỳ. Chỉ số này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp hay hiệu quả của một dự án đầu tư.  

Có thể nói, tỷ suất lợi nhuận là một khái niệm quan trọng trong tài chính và được sử dụng rộng rãi để đánh giá hiệu suất tài chính và đầu tư.

Tìm hiểu khái niệm tỷ suất lợi nhuận

Tìm hiểu khái niệm tỷ suất lợi nhuận

 

1.2. Ý nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể hơn, chỉ số này cho doanh nghiệp biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu. 

Trường hợp, tỷ suất lợi nhuận dương tức là doanh nghiệp, dự án có lãi. Giá trị của chỉ số càng lớn thì doanh nghiệp càng thu về nguồn lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu tỷ suất lợi nhuận âm có nghĩa là doanh nghiệp đang thua lỗ. 

Tuy nhiên, giá trị của chỉ số này chưa thể hiện rõ nét tính hiệu quả của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần có cái nhìn tổng quan toàn ngành, từ đó so sánh tỷ suất lợi nhuận trên tổng bình quân ngành để biết được mức độ và năng suất của đơn vị mình.

Tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp

1.3. Vai trò quan trọng của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạch định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu vai trò của chỉ số này:

  • Đánh giá hiệu suất tài chính: Tỷ suất lợi nhuận cho phép doanh nghiệp nhìn nhận được chiến lược định giá, khả năng quản lý chi phí, lợi nhuận và tiềm năng phát triển. 

  • Đánh giá hiệu quả đầu tư: Chỉ số cho phép nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời và rủi ro của một cơ hội đầu tư và so sánh với các cơ hội khác. Đồng thời, nhà đầu tư còn biết được giai đoạn nào kinh doanh có lời, giai đoạn nào thua lỗ.

  • Theo dõi và đánh giá quản lý: Đây chính là công cụ quan trọng để nhà đầu tư đánh giá tình hình doanh nghiệp từ đó đưa ra chiến lược cải thiện sản phẩm, dịch vụ. 

  • Khẳng định vị thế, thu hút đầu tư: Chỉ số này được đánh giá dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra. Do đó, khi công ty càng có nhiều lợi nhuận sẽ chứng tỏ được vị thế vững chắc trong ngành. Nhờ điều này, nhiều nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn và rót vốn vào doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận đánh giá tính hiệu quả trong kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận đánh giá tính hiệu quả trong kinh doanh

 

1.4. Tỷ suất lợi nhuận trong tiếng Anh là gì?

Tỷ suất lợi nhuận trong tiếng Anh được viết là Profit Margin.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp như sau:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giữa lợi nhuận sau thuế và giá trị tài sản ròng đầu tư có thể đo lường hiệu quả của một doanh nghiệp. Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản và nguồn lực đầu tư càng lớn và ngược lại.

  • Tiết kiệm tư bản bất biến: Khi giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, tư bản bất biến càng lớn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ.

  • Tốc độ chu chuyển của tư bản: Khi tốc độ chu chuyển tư bản trong năm tăng thì tỷ suất giá trị thặng dư càng lớn. Điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng.

  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tỷ lệ giữa tài sản cố định và tài sản lưu động. Nếu tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, cấu tạo hữu cơ tư bản cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất 

Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất 

Các loại tỷ suất lợi nhuận phổ biến hiện nay

Mỗi loại tỷ suất lợi nhuận lại dựa vào các chỉ số như doanh thu, tổng vốn, tổng tài sản… Cùng Tikop tìm hiểu rõ hơn về các loại tỷ suất lợi nhuận này.

3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS (Return On Sales) là tỷ số giữa lợi nhuận thu được chia cho tổng doanh thu trong kỳ cố định.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu dùng để đo lường khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Ý nghĩa của ROS:

  • Doanh nghiệp biết được với một đồng doanh thu, thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

  • Khi ROS doanh nghiệp thấp hơn ROS toàn ngành thì đơn vị đó cần cân nhắc tăng giảm tỷ suất lợi nhuận bằng việc nâng, hạ giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Lưu ý ROS chỉ được dùng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành tại cùng một mốc thời gian.

ROS giúp đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu

ROS giúp đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu

3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (Return on Equity - ROE) là chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Mặt khác, ROE càng cao kéo theo khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn. 

Dựa vào ROE, doanh nghiệp có thể biết được với một đồng vốn mình bỏ ra thu lại được mấy đồng lợi nhuận.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ROE không phản ánh toàn bộ hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp và cần được kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

ROE cho biết số vốn bỏ ra của doanh nghiệp thu lại bao nhiêu lợi nhuận

ROE cho biết số vốn bỏ ra của doanh nghiệp thu lại bao nhiêu lợi nhuận

3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA) là một chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của một doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản. 

ROA giúp doanh nghiệp đánh giá việc sử dụng tài sản hiệu quả chưa. Tỷ lệ này cho doanh nghiệp thấy tình hình hoạt động của đơn vị tốt như thế nào dựa vào việc so sánh lợi nhuận sau thuế là doanh nghiệp đã tạo ra với số vốn đầu tư ban đầu. ROA càng cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt từ số tài sản đang sở hữu. 

Doanh nghiệp dựa vào ROA đánh giá mức hiệu quả khi sử dụng tài sản

Doanh nghiệp dựa vào ROA đánh giá mức hiệu quả khi sử dụng tài sản

3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là một chỉ số tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí trong cùng kỳ. Chi phí này bao gồm chi phí cố định và chi phí phát sinh.

Chỉ số này cho biết mức độ sinh lời mà doanh nghiệp thu được từ mỗi đơn vị chi phí đã bỏ ra. Khi tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cao, tức là một đồng chi phí bỏ ra đã tạo ra một khoản lợi nhuận cao hơn. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp đang sử dụng chi phí hiệu quả và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của doanh nghiệp

3.5. Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) đo lường mức độ sinh lời của một doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí và lợi nhuận thuế. Chỉ số này cao thường cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt từ hoạt động kinh doanh. Điều này có thể do doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các nguồn lực, quản lý chi phí và tăng cường năng suất lao động.

3.6. Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) cho biết tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp so với doanh thu bán hàng hoặc sản xuất. Lợi nhuận gộp là khoản thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Chỉ số này cho doanh nghiệp thấy mức lợi nhuận này có đáp ứng được mục tiêu, mong muốn của họ hay không. 

Tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính tỷ suất lợi nhuận

Mỗi loại tỷ suất lợi nhuận lại có công thức riêng, mời bạn đọc tham khảo thông tin bên dưới!

4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS cho biết tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu.

Công thức:

ROS = (LNST / Doanh thu) x 100%

Trong đó:

  • LNST: Lợi nhuận sau thuế là số tiền thu được sau khi trừ đi các chi phí và thuế.

  • Doanh thu: Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

Ví dụ: Công ty A có lợi nhuận sau thuế là 100 triệu đồng và doanh thu là 500 triệu đồng trong một năm.

ROS = (100 triệu / 500 triệu) x 100% = 20%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của công ty A là 20%. Công ty A đã tạo ra 20% lợi nhuận so với tổng doanh thu của năm đó.

 Cách tính ROS của doanh nghiệp

Cách tính ROS của doanh nghiệp

 

4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)

ROE là một chỉ số tài chính đo lường hiệu suất của công ty trong việc sinh lợi từ vốn chủ sở hữu. 

Công thức tỷ suất lợi nhuận trên vốn:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100%

Ví dụ: Công ty B có lợi nhuận sau thuế là 200 triệu đồng và vốn chủ sở hữu là 1 tỷ đồng.

ROE = (200 triệu / 1 tỷ) x 100% = 20%

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) của công ty B là 20%, cho thấy công ty tạo ra 20% lợi nhuận trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

Tính toán ROE dựa vào lợi nhuận sau thuế và vốn sở hữu

Tính toán ROE dựa vào lợi nhuận sau thuế và vốn sở hữu

4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 

ROA đo lường hiệu suất của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản sở hữu.

Công thức tính:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%

Ví dụ: Công ty C có lợi nhuận sau thuế là 500 triệu đồng và tổng tài sản là 5 tỷ đồng:

ROA = (500 triệu / 5 tỷ) x 100% = 10%

Như vậy, ROA của công ty C là 10%, cho thấy công ty tạo ra 10% lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản sở hữu.

Công thức tính ROA dựa vào lợi nhuận sau thuế và tài sản

Công thức tính ROA dựa vào lợi nhuận sau thuế và tài sản

4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Chỉ số này đo lường hiệu suất lợi nhuận của một hoạt động kinh doanh so với tổng chi phí đầu tư trong cùng 1 kỳ.  

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (Lợi nhuận / Tổng chi phí) x 100%

Ví dụ: Công ty D sản xuất có lợi nhuận sau thuế là 1 tỷ đồng và tổng chi phí đầu tư vào hoạt động là 10 tỷ đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (1 tỷ / 10 tỷ) x 100% = 10%

Như vậy, tỷ suất này cho thấy công ty đạt được 10% lợi nhuận trên mỗi đồng chi phí đầu tư.

Cách tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Cách tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

4.5. Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ lệ lợi nhuận ròng cho biết tỷ lệ lợi nhuận thu được so với doanh thu thuần sau khi trừ đi các chi phí liên quan. 

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng: Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các chi phí, thuế và các khoản phải trả khác.

  • Doanh thu thuần: Doanh thu thực tế của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty E có mức lợi nhuận ròng là 100 triệu đồng sau khi trừ đi các chi phí liên quan. Thời gian này, công ty đạt doanh thu 500 triệu.

Tỷ suất lợi nhuận ròng = (100 triệu / 500 triệu) x 100 = 20%

Vậy tỷ suất lợi nhuận ròng trong trường hợp này là 20%. 

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng 

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng 

4.6. Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp cho biết tỷ lệ lợi nhuận gộp so với tổng doanh thu.

Công thức tỷ suất lợi nhuận gộp:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.

  • Doanh thu: Tổng số tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Công ty F có doanh thu hàng năm là 1 tỷ đồng và lợi nhuận gộp là 300 triệu đồng sau khi trừ đi các chi phí sản xuất như nguyên liệu, lao động và chi phí sản xuất khác. Áp dụng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (300 triệu / 1 tỷ) x 100 = 30%

Vậy tỷ suất lợi nhuận gộp trong trường hợp này là 30% cho thấy rằng công ty F đạt được lợi nhuận gộp chiếm 30% doanh thu.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp

Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận ROS – ROA – ROE

Cả 3 tỷ suất ROS, ROA, ROE đều dùng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn ROA, ROE dựa vào bảng cân đối kế toán. 

Khi đánh giá ROS, doanh nghiệp thường xem xét và kết hợp với vòng quay tài sản. Vòng quay tài sản cho biết tần suất mà công ty sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Mối quan hệ giữa tỷ suất ROS và vòng quay tài sản thường có xu hướng trái ngược nhau.

Dựa vào công thức:

  • ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

  • Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản

  • ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

  • ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu.

Có thể thấy được khi vòng quay tài sản không đổi, nếu tỷ suất lợi nhuận gộp (ROS) tăng, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cũng tăng tương ứng. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt chi phí trong một kỳ kinh doanh. Và ngược lại, ROS giảm dẫn đến ROA giảm. 

Tìm hiểu tương quan giữa ROS - ROA - ROE

Tìm hiểu tương quan giữa ROS - ROA - ROE

Cách sử dụng chỉ số Tỷ suất lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp biết sử dụng chỉ số tỷ suất lợi nhuận đúng cách sẽ đánh giá được hiệu suất hoạt động của đơn vị trong kỳ kinh doanh. Bạn có thể sử dụng những cách sau để phân tích tỷ suất lợi nhuận:

  • Phân tích ngang: Thực hiện so sánh tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp với trung bình ngành để đánh giá chỉ số này đang ở mức cao hay thấp.

  • Phân tích dọc: Dựa vào tỷ suất lợi nhuận qua các năm để xác định mức độ chênh lệch, biến động của chỉ số.

  • Đối chiếu: Doanh nghiệp phân tích và tính toán các chỉ số ROA, ROE, tỷ suất lợi nhuận gộp để đưa ra đánh giá toàn diện.

Doanh nghiệp cần theo dõi và thường xuyên cập nhật chỉ số tỷ suất lợi nhuận để nắm bắt tình hình hoạt động từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Doanh nghiệp sử dụng tỷ suất lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động

Doanh nghiệp sử dụng tỷ suất lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động

Vì sao tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm?

Có nhiều nhân tố đồng thời tác động ngược chiều tới sự biến đổi của tỷ suất lợi nhuận dẫn đến chỉ số này có xu hướng giảm. Hai nhân tố tác động gồm: sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ tư bản và sự chậm lại của chu chuyển tư bản.

Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản tức là có sự phát triển về công nghệ và tiến bộ khoa học. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất và năng suất trong hoạt động kinh doanh. 

Tuy nhiên, khi hiệu suất và năng suất tăng, có thể dẫn tới cạnh tranh và áp lực giảm giá và làm sự giảm tỷ suất lợi nhuận. Tình trạng này xảy ra do sự tăng cường cạnh tranh trên thị trường và khả năng khách hàng tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ có mức giá cạnh tranh hơn.. 

Bên cạnh đó, chu chuyển tư bản đề cập đến việc chuyển đổi và sử dụng tư bản một cách hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Khi chu chuyển tư bản chậm lại, có thể do doanh nghiệp không có vốn để mua máy móc, trang thiết bị, hay đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đến sự suy giảm hiệu suất và năng suất. Từ đó, tỷ suất lợi nhuận cũng giảm đi.

Xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Một số câu hỏi thường gặp

8.1. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì?

Tỷ suất lợi nhuận phản ánh một đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trọng một kỳ kinh doanh.

8.2. Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là tốt?

Để đánh giá tỷ suất lợi nhuận "tốt" hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, mục tiêu tài chính và thời kỳ. Do đó, không có một giá trị cố định cho tỷ suất lợi nhuận được coi là tốt.

8.3. Bài tập tính tỷ suất lợi nhuận

Ví dụ tính tỷ suất lợi nhuận:

Thông tin tài chính về một doanh nghiệp Y như sau:

  • Doanh thu thuần: 500 triệu

  • Lợi nhuận sau thuế: 75 triệu 

  • Tổng tài sản: 400 triệu

  • Vốn chủ sở hữu: 200 triệu

Tính ROA và ROE của doanh nghiệp Y.

1. ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100 = (75 triệu / 400 triệu) x 100

=> ROA = 18.75%

Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp Y là 18.75%.

2. ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100 = (75.000 triệu / 200 triệu) x 100

=> ROE = 37.5%

Vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Y là 37.5%.

Như vậy, Tikop đã giúp bạn lý giải tỷ suất lợi nhuận là gì và cách tính các chỉ số một cách chi tiết. Nếu bạn đọc yêu thích lĩnh vực này và muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về đầu tư tài chính, bạn có thể tham khảo chuyên mục Kiến thức tài chính của Tikop. Tikop mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và hữu ích nhất để giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả.

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

Chỉ từ 50.000 VNĐ
Giao dịch 24/7
An toàn và minh bạch
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

Bài viết có hữu ích không?

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

tikop

Cảm ơn phản hồi của bạn !

tikop
Thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết

NAPAS là loại thẻ ngân hàng phổ biến và được nhiều người sử dụng. Vậy thẻ Napas là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách mở thẻ Napas chi tiết như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau!

tikop_user_icon

Võ Thị Mỹ Duyên

tikop_calander_icon

20/11/2024

1 Rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? 6 điều cần biết về tiền Ấn Độ

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

1 Rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? 6 điều cần biết về tiền Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nước có GDP cao trên thế giới, do đó tiền Ấn Độ cũng được nhiều người quan tâm. Tiền Ấn Độ là tiền gì và bằng bao nhiêu tiền Việt Nam, hãy cùng Tikop tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

tikop_user_icon

Sâm Nguyễn

tikop_calander_icon

18/11/2024

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank) là gì? Có uy tín không?

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Ngân hàng UOB (United Overseas Bank) là gì? Có uy tín không?

Ngân hàng UOB - một cái tên quen thuộc trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Với sự phát triển mạnh cùng mạng lưới rộng khắp, UOB đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại khu vực Châu Á. Vậy, UOB là ngân hàng gì và tại sao lại được nhiều người tin tưởng lựa chọn? Cùng tìm hiểu chi tiết về ngân hàng này trong bài viết của Tikop!

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

16/11/2024

Shinhan Bank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Shinhan Bank

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH

Shinhan Bank là ngân hàng gì? Những điều cần biết về Shinhan Bank

Shinhan Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và mạng lưới rộng khắp tại Việt Nam. Vậy lý do gì khiến Shinhan Bank được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn? Để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng này, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết của Tikop!

tikop_user_icon

Uyên Hoàng

tikop_calander_icon

16/11/2024